Cập nhật tin tức và phân tích các diễn biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam để tìm ra các cơ hội đầu tư và xác định chiến lược giao dịch hiệu quả trong thời điểm hiện tại.
Cơ hội đầu tư
DXG đã tổ chức ĐHCĐ vào ngày 19/4/2024. Cổ đông đã thông qua KHKD đề xuất cho năm 2024 với doanh thu và lợi nhuận đạt lần lượt 3.900 tỷ đồng và 226 tỷ đồng, tăng trưởng 4,7% và 31,4%. Trong khi mục tiêu doanh thu khá sát với dự báo, mục tiêu lợi nhuận cao hơn dự báo của chúng tôi 66%. HSC lo ngại về rủi ro pha loãng cổ phiếu với kế hoạch phát hành quyền mua cổ phiếu và chào bán riêng lẻ và rủi ro quản trị công ty khi kế hoạch này chỉ được thông báo sát ngày ĐHCĐ diễn ra. DXG đang giao dịch với mức chiết khấu 46,6% so với ước tính RNAV, thấp hơn bình quân 3 năm ở mức 38,6%. Chúng tôi đang xem xét lại khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo đối với DXG.
Đọc tiếpDXS đã công bố các tài liệu cho ĐHCĐ năm 2024, dự kiến diễn ra ngày 9/5/2024. Công ty đã đề ra KHKD cho năm 2024 với lợi nhuận thuần đạt 168 tỷ đồng – chuyển biến mạnh mẽ từ mức lỗ 168 tỷ đồng – trên doanh thu 2.374 tỷ đồng (tăng trưởng 18,9%). Các mục tiêu về lợi nhuận và doanh thu cao hơn lần lượt 101,9% và 17,6% so với dự báo của chúng tôi. Sau khi giá cổ phiếu giảm 16% trong hai tuần qua trong bối cảnh thị trường điều chỉnh, DXS đang giao dịch với P/B trượt dự phóng 1 năm là 0,6 lần, thấp hơn 0,6 độ lệch chuẩn so với bình quân tính từ ngày 15/7/2021 là 1,2 lần. HSC giữ nguyên khuyến nghị Mua vào đối với DXS với giá mục tiêu là 8.900đ.
Đọc tiếpTrong ngắn hạn, các chỉ số kinh tế của Hoa Kỳ trong tuần đều cho thấy sự sụt giảm so với các kỳ trước, điều này có thể là động lực cho giá Vàng điều chỉnh tăng trong ngắn hạn.
Đọc tiếpSau một năm 2023 trầm lắng, cả Hà Nội và TP.HCM đều đã có sự cải thiện nguồn cung trong 4 tháng đầu năm 2024, chủ yếu đến từ việc mở bán các dự án do các chủ đầu tư nước ngoài triển khai. Các dự án được đón nhận tích cực này đã thúc đẩy niềm tin của thị trường, báo hiệu một bước ngoặt trong nhu cầu BĐS. Trong Q1/2024, số lượng giao dịch của DXS tăng 30% so với cùng kỳ trong khi số lượng giao dịch của CRE tương đương 60% tổng số giao dịch của cả năm 2023. Điều này tái khẳng định quan điểm của HSC về sự phục hồi trong việc mở bán dự án mới và doanh số bán nhà trong năm 2024, hỗ trợ cải thiện lợi nhuận từ năm 2025 trở đi.
Đọc tiếpKDH đã tổ chức ĐHCĐ năm 2024 vào ngày 23/4/2024 với sự tham gia đông đảo của cổ đông và tất cả các tờ trình đều được thông qua. Cổ đông đã thông qua mục tiêu lợi nhuận thuần năm 2024 đạt 790 tỷ đồng, tăng trưởng 8,3%, trên doanh thu 3,9 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 80%, chủ yếu nhờ việc bàn giao dự án căn hộ Priviva. Mục tiêu HĐKD công ty đặt ra sát với dự báo của HSC. Đại hội cũng đã thông qua kế hoạch chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10% và phát hành 10 triệu cổ phiếu ESOP mới.
Đọc tiếpVHM đề ra KHKD năm 2024 với LNST đạt 35 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 4,4% (cao hơn dự báo của HSC 39%) trên doanh thu 120 nghìn tỷ đồng. Chúng tôi cho rằng các khoản mục không thường xuyên (chưa được công bố) có thể lý giải cho việc đặt mục tiêu lợi nhuận cao như trên. Đại hội đã thông qua kế hoạch không chi trả cổ tức bằng tiền mặt.
Đọc tiếpSự chuyển biến tích cực trong các phân ngành Thép và Hàng không dự kiến sẽ thúc đẩy tổng lợi nhuận Q1 của nhóm 16 công ty cốt lõi thuộc ngành công nghiệp trong danh sách khuyến nghị của HSC tăng 128% so với cùng kỳ và tăng 92% so với quý trước. Tất cả các doanh nghiệp HSC khuyến nghị (ngoại trừ BMP/DHC/VEA/VTP) đều có khả năng ghi nhận lợi nhuận cao hơn so với cùng kỳ.
Đọc tiếpTrong tháng 3/2024, mặc dù kim ngạch xuất khẩu (KNXK) và kim ngạch nhập khẩu (KNNK) tăng mạnh lần lượt 36,4% và 32,5% so với mức nền thấp tháng trước (số ngày làm việc trong tháng 2 ít hơn do kỳ nghỉ Tết), mức tăng so với cùng kỳ đã giảm tốc xuống lần lượt 13% và 9% (so với tăng lần lượt 19% và 1,71% trong 2 tháng đầu năm 2024). Do đó, KNXK và KNNK Q1/2024 tăng lần lượt 16,8% và 14% (so với tăng lần lượt 7,9% và 6,7% trong Q4/2023), vượt dự báo của HSC là tăng lần lượt 14,5% và 13,1%.
Đọc tiếpĐHCĐ đã thông qua mục tiêu doanh thu thuần và lợi nhuận thuần năm 2024 đạt lần lượt 3.800 tỷ đồng và 380 tỷ đồng, tăng trưởng 9,8% và 6,7%. Các cổ đông đã thông qua kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2023 với tỷ lệ 35% vốn điều lệ, trong đó tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt là 25% (tương đương 2.500đ/cp) và tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là 10% (phát hành thêm 7,8 triệu cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền: 10:1).
Đọc tiếpTCB đã công bố KQKD Q1/2024 tích cực với LNTT đạt 7.802 tỷ đồng (tăng 38,7% so với cùng kỳ), bằng 27% dự báo cả năm 2024 và cao hơn một chút so với dự báo Q1/2024 của chúng tôi. Tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ trong Q1/2024 (tăng 19,5% so với cùng kỳ và tăng 7,1% so với quý trước) và tỷ lệ NIM tăng nhẹ lên 4,47% (tăng 25 điểm cơ bản so với cùng kỳ) nhờ chi phí huy động giảm mạnh (giảm 164 điểm cơ bản so với cùng kỳ). Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng nhẹ lên 40,5% từ 40% tại thời điểm cuối năm 2023.
Đọc tiếpKQKD Q1/2024 nhìn chung sát với dự báo của HSC. Lợi nhuận thuần đạt 73 tỷ đồng, giảm 68% so với cùng kỳ (do Q1/2023 PHR ghi nhận 200 tỷ đồng từ khoản tiền đền bù đất) trên doanh thu 323 tỷ đồng, không thay đổi so với cùng kỳ. Lợi nhuận HĐKD cốt lõi tăng 7,4% so với cùng kỳ nhờ giá bán cao su cao hơn, sát với dự báo của chúng tôi. HSC duy trì khuyến nghị và dự báo đối với PHR. Cổ phiếu đang giao dịch với mức chiết khấu 15% so với RNAV, thấp hơn bình quân quá khứ ở mức 18%.
Đọc tiếpFPT công bố KQKD Q1/2024 tích cực và sát với dự báo của HSC, với lợi nhuận thuần đạt 1.798 tỷ đồng (tăng 20,4% so với cùng kỳ) trên doanh thu thuần 14.093 tỷ đồng (tăng 20,6% so với cùng kỳ). Những kết quả này đạt 23% dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận thuần cho cả năm 2024 của chúng tôi. Mảng dịch vụ CNTT nước ngoài tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của FPT với doanh thu tăng 29% so với cùng kỳ và LNTT tăng mạnh 26% so với cùng kỳ. Đà tăng trưởng vững chắc, đến từ nhu cầu chi tiêu mạnh mẽ cho CNTT tại Nhật Bản (tăng 34% so với cùng kỳ) và khu vực châu Á-Thái Bình Dương (tăng 33% so với cùng kỳ).
Đọc tiếp