Cập nhật tin tức và phân tích các diễn biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam để tìm ra các cơ hội đầu tư và xác định chiến lược giao dịch hiệu quả trong thời điểm hiện tại.
Cơ hội đầu tư
HPG công bố sản lượng tiêu thụ tháng 3 tích cực, đạt 767.000 tấn sản phẩm thép (tăng 33,4% so với cùng kỳ và 29,8% so với tháng trước). Theo đó, sản lượng tiêu thụ trong Q1/2024 đạt 2,08 triệu tấn, (tăng 29,2% so với cùng kỳ dù giảm 13,2% so với quý trước). Trong tháng 3, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng tăng trưởng mạnh mẽ đạt 381.000 tấn (tăng 35% so với cùng kỳ và 80% so với tháng trước), nhờ nhu cầu trong nước (do yếu tố mùa vụ) và nhu cầu xuất khẩu đều tích cực. Sản lượng tiêu thụ HRC ổn định ở mức 263.000 tấn, không đổi so với tháng trước và tăng 25% so với cùng kỳ.
Đọc tiếpHSC nâng khuyến nghị đối với MSN lên Mua vào (từ Tăng tỷ trọng) và tăng 21% giá mục tiêu theo phương pháp SoTP lên 92.900đ, do điều chỉnh dự báo lợi nhuận và tăng định giá cho mảng hàng tiêu dùng MCH và ngân hàng TCB (MSN sở hữu 21,4% cổ phần). Chúng tôi tăng 7% dự báo lợi nhuận thuần cho năm 2024 và giảm 3% cho năm 2025, tương đương tăng trưởng mạnh lần lượt 399% và 124%. Cho năm 2024, MCH dự kiến sẽ đóng góp 55% vào EBITDA của MSN.
Đọc tiếpVIB đã tổ chức ĐHCĐ vào ngày 2/4/2024. Ngân hàng đặt kế hoạch LNTT năm 2024 đạt 12.045 tỷ đồng (tăng trưởng 13%), thấp hơn 5% so với dự báo của chúng tôi. KQKD sơ bộ Q1/2024 tích cực với tăng trưởng tín dụng đạt 1% (so với tăng trưởng bình quân ngành ở mức 0,5-0,6%) và tỷ lệ nợ xấu là 2,4%, giảm xuống từ mức 2,6% tại thời điểm cuối năm 2023. VIB lên kế hoạch phát hành 431,2 triệu cổ phiếu thưởng (tương đương 17% số lượng cổ phiếu đang lưu hành) và 11,1 triệu cổ phiếu ESOP (tương đương 0,44% số lượng cổ phiếu đang lưu hành). Cổ tức tiền mặt cho năm 2023 là 1.250đ/cp, tương đương lợi suất cổ tức ở mức 5%.
Đọc tiếpNgày 2/4/2024, VHM đã công bố tài liệu ĐHCĐ năm 2024. Công ty đặt KHKD cho năm 2024 với LNST đạt 35 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 4,4%, trên tổng doanh thu 120 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 15,9%. Mục tiêu doanh thu cao nhẹ hơn so với dự báo của HSC còn mục tiêu lợi nhuận lại cao hơn đáng kể. Chúng tôi cho rằng sự khác biệt này có thể đến từ việc ghi nhận các khoản thu nhập bất thường nhờ thoái vốn khỏi các dự án, yếu tố chúng tôi không đưa vào mô hình dự báo. Công ty cũng đề xuất không chi trả cổ tức, đúng với dự báo của HSC. HSC duy trì khuyến nghị Mua vào với giá mục tiêu 54.500đ. Thị giá VHM hiện chiết khấu 52,5% so với ước tính RNAV, lớn hơn chiết khấu bình quân 3 năm qua ở mức 40%.
Đọc tiếpKDH đã công bố tài liệu ĐHCĐ năm 2024 với kế hoạch lợi nhuận thuần đạt 790 tỷ đồng, tăng trưởng 8,3% trên doanh thu 3,9 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 80%. Kế hoạch doanh thu này sát với dự báo của HSC nhưng kế hoạch LNST hơi thấp hơn dự báo. Trong Q4/2024, Công ty dự kiến sẽ bàn giao toàn bộ các căn hộ thuộc dự án cao ốc Privia và bắt đầu mở bán 2 dự án hợp tác với Keppel Land. Đúng như HSC dự đoán, KDH đã đề xuất phương án chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10% và không kèm theo cổ tức bằng tiền mặt.
Đọc tiếpTrong Q1/2024, GDP của Việt Nam tăng trưởng chậm lại ở mức 5,66%, thấp hơn so với dự báo của chúng tôi. Sự chững lại được ghi nhận ở tất cả các khu vực: nông, lâm nghiệp & thuỷ sản (tăng 2,98%), công nghiệp & xây dựng (tăng 6,28%) và dịch vụ (tăng 6,12%). Do tăng trưởng GDP thấp hơn kì vọng, HSC cắt 0,1 điểm phần trăm dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 xuống 6% nhưng vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP cho năm 2025 ở mức 6,7%. Số liệu kinh tế cũng cho thấy bức tranh trái chiều: hoạt động kinh tế trong nước tăng trưởng chậm lại trong khi hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu tăng tốc. NHNN đang giám sát chặt chẽ tỷ giá và đà tăng của chỉ số giá tiêu dùng, hạn chế khả năng tiếp tục cắt giảm lãi suất.
Đọc tiếpTheo KQKD Q4/2023, các DN phát triển BĐS trong danh sách khuyến nghị của HSC (ngoại trừ NLG) đều ghi nhận kết quả thấp hơn dự báo, giảm so với quý trước cũng như so với cùng kỳ. Dựa trên các xu hướng quan sát được trong Q4 và đánh giá lại triển vọng thị trường, HSC giảm lần lượt 21% và 18% tổng dự báo doanh số bán nhà cho năm 2024- 2025. Dự báo mới của chúng tôi cho thấy tổng doanh số bán nhà của các DN phát triển BĐS trong danh sách khuyến nghị sẽ phục hồi nhẹ trong năm 2024 (tăng trưởng 5,1%, nhờ ảnh hưởng tích cực từ PDR, NLG, DXG) nhưng sẽ tăng tốc đáng kể trong năm 2025-2026 (tăng trưởng lần lượt 63,9% và 49,9%).
Đọc tiếpSự chậm lại doanh số bán nhà đã ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần của ngành môi giới BĐS trong năm 2023, nhưng HSC tin rằng giai đoạn khó khăn nhất đã qua. Chúng tôi khẳng định lại quan điểm về sự phục hồi dù khiêm tốn của thị trường BĐS trong năm 2024, và dự báo số lượng giao dịch sẽ tăng tốc từ năm 2025; theo đó, các DN môi giới BĐS sẽ được hưởng lợi. Sau khi xem xét các xu hướng quan sát được dẫn đến KQKD kém tích cực trong năm 2023 và xem xét lại thị trường (mức phục hồi dường như chậm hơn dự kiến), HSC giảm lần lượt 33% và 17% tổng dự báo lợi nhuận cho năm 2024-2025 đối với các DN môi giới BĐS trong danh sách khuyến nghị của chúng tôi. Đáng chú ý, dự báo cho năm 2024 vẫn cho thấy mức phục hồi 225% so với năm 2023.
Đọc tiếpGiá trị phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) tăng 39% trong 2023 (so với giảm 32% trong 2022). Kỳ hạn 10 năm và 15 năm chiếm 83% tổng giá trị phát hành. Một phần nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng, lợi suất trúng thầu trung bình kỳ hạn 5 năm và 10 năm đã giảm đáng kể xuống còn 1,58% và 2,23% trong T12/2023 (so với 4,8% và 4,75% trong T12/2022). Thanh khoản trung bình hàng ngày trên thị trường thứ cấp đã cải thiện đáng kể từ Q2/2023, đạt 8,2 nghìn tỷ đồng trong Q4/2023 (tăng 133,6% so với cùng kỳ và 34,8% so với quý trước).
Đọc tiếpSố lượng việc làm phi nông nghiệp của Mỹ được dự báo tăng 200.000 việc làm trong tháng 3 với tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức 3,9%, trong khi tăng trưởng tiền lương hàng tháng dự kiến tăng nhanh 0,3% so với tháng trước (tăng 4,1% so với cùng kỳ). Tại khu vực Eurozone, lạm phát tổng thể được dự báo sẽ ổn định ở mức 2,6% trong tháng 3 trong khi CPI cơ bản nhiều khả năng sẽ hạ nhiệt xuống 3% từ 3,1% trong tháng 2.
Đọc tiếpTrong tuần trước, các quỹ ETF tiếp tục bị rút ròng tổng cộng khoảng 42,6 triệu USD (khoảng 1.022 tỷ đồng), chủ yếu từ quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF (Fubon ETF), và không có quỹ ETF lớn nào thu hút được vốn. Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh trong tuần trước (khoảng 4.715 tỷ đồng), tăng 48,2% so với tuần trước đó (bán ròng 3.180 tỷ đồng). Việt Nam tiếp tục bị rút ròng mạnh nhất trong tuần trước trong khi các quốc gia khác tại ASEAN thu hút vốn hoặc không thu hút được vốn.
Đọc tiếpGiống như các năm trước, KHKD QNS đề ra tại ĐHCĐ ở mức thấp và theo HSC là không phản ánh thực tế. BLĐ đã tiết lộ kế hoạch tham gia vào lĩnh vực ethanol, với công suất dự kiến là 60 triệu lít/năm và tổng vốn đầu tư từ 1.500 đến 2.000 tỷ đồng. Đối với mảng đường, QNS đặt mục tiêu mở rộng vùng trồng mía lên 40.000ha vào niên vụ 2027/2028 tại tỉnh Gia Lai và nâng công suất nhà máy đường An Khê từ 18.000 lên 25.000 tấn mía/ngày.
Đọc tiếp