Cập nhật tin tức và phân tích các diễn biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam để tìm ra các cơ hội đầu tư và xác định chiến lược giao dịch hiệu quả trong thời điểm hiện tại.
Cơ hội đầu tư
Mặc dù nguồn cung TPCP giảm 24,4% so với tháng trước (MoM) trong tháng 2, lượng phát hành trái TPCP đã tăng 44,4% MoM lên 28,2 nghìn tỷ đồng do nhu cầu cao hơn. Theo đó, tỷ lệ trúng thầu/gọi thầu đã tăng từ 50,0% trong tháng 1 lên 95,5%. Vào cuối tháng 2, lợi suất TPCP kỳ hạn 5 năm, 10 năm và 15 năm trên thị trường sơ cấp đều tăng nhẹ 3,0 điểm cơ bản MoM lên 1,42%, 2,31% và 2,51%.
Đọc tiếpPOW công bố sản lượng thương phẩm và doanh thu trong 2 tháng đầu năm 2024 (2T 2024) đạt 2,1 tỷ kWh (-17% YoY) và 3,5 nghìn tỷ đồng (-27% YoY), hoàn thành lần lượt 13% và 11% dự báo cả năm của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng mức giảm YoY này chủ yếu là do sản lượng điện thương phẩm từ nhà máy NT2 và Nhơn Trạch 1 giảm lần lượt 96%/99% YoY. Ngoài ra, sản lượng điện thương phẩm từ hai nhà máy thủy điện cũng giảm YoY. Những yếu tố trên lấn át mức tăng 84% YoY trong sản lượng thương phẩm từ nhà máy Vũng Áng 1 và mức tăng YoY trong sản lượng từ nhà máy Cà Mau 1&2.
Đọc tiếpDư địa phát triển của thị trường BH phi nhân thọ (dành cho cả nhóm sản phẩm cá nhân và doanh nghiệp) tại Việt Nam còn lớn. Tuy nhiên, triển vọng lợi nhuận thuần ngắn hạn của các doanh nghiệp BH phi nhân thọ chịu nhiều áp lực vì mặt bằng lãi suất giảm tác động tiêu cực đến lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính – nguồn lợi nhuận chính của các doanh nghiệp BH.
Đọc tiếpGiá Bitcoin liên tục vượt đỉnh trong chuỗi ngày gần đây, đà tăng này là nhờ vào sự thành công của các quỹ Bitcoin ETF giao ngay, nơi nhận được luồng tiền lớn kỷ lục do nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư truyền thống.Bitcoin sẽ trải qua sự thay đổi lớn vào tháng Tư: sự kiện halving.
Đọc tiếpChúng tôi điều chỉnh khuyến nghị cho CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) từ MUA xuống KHẢ QUAN mặc dù chúng tôi gần như giữ nguyên giá mục tiêu do giá cổ phiếu SCS đã tăng 9% trong 8 tháng qua. Chúng tôi tăng lần lượt 10% và 2% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2024 và 2025 do (1) SCS bắt đầu hợp tác với Qatar Airways từ tháng 2/2024, sớm hơn chúng tôi dự kiến và (2) chi phí vận chuyển đường biển cao hơn do Khủng hoảng Biển Đỏ giúp hàng hóa hàng không tăng khả năng cạnh tranh.
Đọc tiếpChúng tôi giữ nguyên giá mục tiêu cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) ở mức 38.100 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị MUA. Chúng tôi không thay đổi giá mục tiêu do (1) tác động tích cực từ mức tăng 1,7% trong dự báo LNST giai đoạn 2024-2028 của chúng tôi (- 9,8%/+13,6%/+5,1%/-1,1%/-0,6% trong năm 2024/25/26/27/28) đối với mô hình định giá thu nhập thặng dư được bù đắp bằng (2) tác động tiêu cực từ định giá P/B mục tiêu do dự báo lợi nhuận năm 2024 thấp hơn của chúng tôi. Chúng tôi duy trì P/B mục tiêu cho STB ở mức 1,1 lần.
Đọc tiếpKế hoạch lợi nhuận năm 2024/2025: GVR đặt kế hoạch LNTT năm 2024 và 2025 lần lượt đạt 4,1 nghìn tỷ đồng (đi ngang YoY) và 5,1 nghìn tỷ đồng (+23% YoY), cả 2 đều hoàn thành 86% dự báo cả năm tương ứng của chúng tôi . GVR cũng đặt mục tiêu mức tiêu thụ cao su hàng năm đạt 500.000 tấn và mức tiêu thụ gỗ/sản phẩm gỗ hàng năm đạt 1,5 triệu mét khối trong năm 2025.
Đọc tiếpKế hoạch năm 2024 phù hợp với dự báo của chúng tôi. Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) đặt mục tiêu doanh thu và LNST năm 2024 lần lượt đạt 12,8 nghìn tỷ đồng (-6% YoY) và 542 tỷ đồng (+1,8% YoY). Kế hoạch doanh thu và LNST này lần lượt hoàn thành 92,2% và 81,8% dự báo cả năm của chúng tôi. Chúng tôi lưu ý rằng DPM thường đặt kế hoạch năm thận trọng và trung bình vượt 2 lần dự báo của chúng tôi trong 10 năm qua. Đặc biệt, DPM dự kiến sản lượng bán urê và NPK lần lượt đạt 870.000 tấn/năm (+1,2% YoY) và 143.100 tấn/năm (-5% YoY). Kế hoạch sản lượng bán urê và NPK này lần lượt tương đương với 100% và 88% dự báo của chúng tôi.
Đọc tiếpSản xuất chững lại do Tết; chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tăng trong tháng thứ hai liên tiếp. Trong tháng 2, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) giảm 18,0% so với tháng trước (MoM) và 6,8% so với cùng kỳ (YoY) do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tương tự, IIP ngành sản xuất giảm 18,6% MoM và 6,5% YoY. Tuy nhiên, trong 2 tháng đầu năm 2024 (2T 2024), IIP và IIP ngành sản xuất vẫn duy trì ở mức ổn định, lần lượt tăng 5,7% YoY và 5,9% YoY (2T 2023 giảm lần lượt 6,3% YoY & 6,9% YoY). Trong khi đó, kết quả PMI tích cực, bao gồm số lượng đơn hàng mới tăng, số lượng việc làm tăng, bên cạnh niềm tin kinh doanh ở mức cao nhất trong 1 năm qua, có thể tiếp tục hỗ trợ sản xuất trong những tháng tới.
Đọc tiếpLNTT năm 2024: 28,8 nghìn tỷ đồng (+10% YoY). Ngoài ra, MBB còn đưa ra mục tiêu nội bộ khoảng 30 nghìn tỷ đồng (+14% YoY). Tăng trưởng tín dụng: mục tiêu nội bộ đạt trên 20% (hạn mức tín dụng hiện tại là 16%). Tín dụng toàn hệ thống giảm khoảng 1% trong 2 tháng đầu năm 2024 nhưng dư nợ tín dụng của MBB tương đối đi ngang. Tăng trưởng tiền gửi: 12%.
Đọc tiếpSau một vài lần trì hoãn, cuộc đấu giá băng tần 5G tổ chức ngày 8/3/2024 đã thành công với Viettel là doanh nghiệp trúng đấu giá khối băng tần B1 (2,5-2,6 GHz). Các cuộc đấu giá tiếp theo cho 2 khối băng tần khác – khối C2 (3,7-3,8 GHz) vào ngày 19/3 và khối C3 (3,8- 3,9 GHz) vào ngày 14/3 – dự kiến sẽ có thêm hai nhà mạng khác trúng đấu giá. Các nhà mạng trúng đấu giá sẽ được cấp giấy phép triển khai thương mại mạng 5G, thúc đẩy nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng mới để hỗ trợ triển khai thương mại hóa.
Đọc tiếpKế hoạch kinh doanh năm 2024: VTP đặt kế hoạch doanh thu năm 2024 là 13 nghìn tỷ đồng, bao gồm 7 nghìn tỷ đồng doanh thu từ mảng dịch vụ chuyển phát và 6 nghìn tỷ đồng từ mảng dịch vụ hoàn tất đơn hàng (fulfillment) và các dịch vụ khác. Kế hoạch doanh thu năm 2024 thấp hơn 34% so với doanh thu năm 2023 mặc dù VTP đặt kế hoạch doanh thu từ các mảng kinh doanh cốt lõi tăng 2 nghìn tỷ đồng vào năm 2024 so với năm 2023. Điều này là do VTP có kế hoạch loại bỏ HĐKD bán thẻ cào điện thoại di động vào năm 2024 (doanh thu khoảng 7-8 nghìn tỷ vào năm 2023) để phản ánh rõ ràng lợi nhuận của các mảng kinh doanh cốt lõi của công ty.
Đọc tiếp