Cập nhật tin tức và phân tích các diễn biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam để tìm ra các cơ hội đầu tư và xác định chiến lược giao dịch hiệu quả trong thời điểm hiện tại.
Cơ hội đầu tư
Chỉ số VN30 không có thay đổi về danh mục trong kỳ này. Trong các ETF trên thị trường, hiện có 4 ETF đang sử dụng chỉ số VN30 làm tham chiếu bao gồm VFM VN30, SSIAM VN30, Mirae Asset VN30, và KIM VN30 với tổng tài sản ước tính là 8.952 tỷ đồng tại ngày 15/1/2024. Riêng quỹ VFM VN30 hiện có tổng giá trị tài sản khoảng 7.854 tỷ đồng. Cụ thể, tổng giá trị tài sản quỹ đã tăng 4,3% so với đầu năm 2024, NAV tăng 2,6% so với đầu năm, giá trị vốn vào ròng 105 tỷ đồng từ đầu năm.
Đọc tiếpTuần trước, kênh nghiệp vụ thị trường mở không thực hiện giao dịch mới. Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm không có nhiều biến động, duy trì ở vùng 0,15% (không thay đổi so với tuần trước đó). Khối lượng giao dịch trên thị trường 2 giảm nhiệt, với mức trung bình xuống còn 231 nghìn tỷ đồng/ngày (giảm 13% so với tuần trước) và cho thấy áp lực thanh khoản hệ thống phần nào hạ nhiệt. Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của TCTD từ NHNN, lãi suất huy động - cho vay dự báo tiếp tục giảm nhẹ, bình quân kỳ vọng giảm 30-40 điểm cơ bản trong Quý 1/2024 và giảm 20 điểm cơ bản trong cả năm 2024
Đọc tiếpVào ngày 15/1/2024, HSX công bố kết quả review bán niên chỉ số VN30 nửa đầu năm 2024, thay đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 5/2/2024. Không có cổ phiếu nào bị loại ra hoặc thêm vào trong đợt review này. Kết quả này sát với dự báo của HSC. Trong ngày tái cơ cấu danh mục ngày 2/2/2024, các quỹ DCVFVN30 ETF, SSIAM VN30 ETF, MAFM VN30 ETF và KIM Growth VN30 ETF sẽ mua bán những cổ phiếu hiện tại trong giỏ chỉ số để tái cơ cấu danh mục.
Đọc tiếpFPT công bố KQKD sơ bộ năm 2023 với doanh thu thuần tăng trưởng 19,5% và lợi nhuận thuần tăng trưởng 22,2%, sát với dự báo của chúng tôi. Mảng CNTT toàn cầu dẫn đầu tăng trưởng lợi nhuận với doanh thu và LNTT tăng trưởng lần lượt 28,3% và 26,6% nhờ nhu cầu chi tiêu CNTT lớn ở thị trường Nhật Bản và châu Á Thái Bình Dương. Lợi nhuận mảng CNTT trong nước và mảng viễn thông tăng trưởng khiêm tốn trong khi KQKD mảng giáo dục vẫn khả quan. HSC duy trì khuyến nghị Mua vào với giá mục tiêu theo phương pháp DCF là 124.800đ.
Đọc tiếpNhững bình luận của Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) Christopher Waller đã giảm đặt cược cho việc cắt giảm lãi suất mạnh mẽ cũng làm tăng thêm nỗi đau của các nhà đầu tư, khi thị trường đánh giá lại những kỳ vọng về việc xoay trục chính sách của Fed trong năm nay.
Đọc tiếpCTR công bố KQKD sơ bộ năm 2023 với LNTT đạt 645 tỷ đồng (tăng trưởng 13%) và doanh thu thuần đạt 11,4 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 20%). LNTT năm 2023 thấp hơn 2% so với dự báo của chúng tôi nhưng chủ yếu do Công ty chuyển sang áp dụng cách hạch toán kế toán mới. Tại thời điểm cuối năm 2023, CTR sở hữu 6.436 trạm BTS (tăng 2.150 trạm so với cùng kỳ và nhiều hơn so với dự báo của chúng tôi là 2.000 trạm) nhờ một lượng lớn trạm mới được xây dựng trong tháng 12/2023. CTR lên kế hoạch xây dựng thêm 4.000-5.000 trạm trong năm nay từ đó giúp đẩy mạnh tăng trưởng mảng cho thuê hạ tầng viễn thông.
Đọc tiếpHSC duy trì khuyến nghị Mua vào đối với CTG và nâng 17,2% giá mục tiêu lên 38.300đ (tiềm năng tăng giá 22%) sau khi tăng nhẹ dự báo lợi nhuận cho năm 2024-2025 & chuyển thời điểm định giá sang cuối năm 2024. KQKD sơ bộ năm 2023 tích cực với lợi nhuận tăng 20% (vượt 5% dự báo) nhờ tín dụng tăng trưởng mạnh 15,6%; tỷ lệ NIM ổn định và chất lượng tài sản được duy trì ở mức tốt (tỷ lệ nợ xấu 1,12% và hệ số LLR 160%).
Đọc tiếpMức tiêu thụ nước sạch tại Việt Nam dự báo tăng trưởng với tốc độ CAGR 8,7% trong giai đoạn 2022-2030 với mức tiêu thụ bình quân đầu người dự báo tăng gấp đôi. Ngoài ra, giá nước sạch tại Việt Nam đang thấp hơn khoảng 40% so với các quốc gia chính trong khu vực và có nhiều dư địa tăng. Trong báo cáo này, HSC đưa ra khuyến nghị lần đầu đối với TDM và BWE, 2 doanh nghiệp cấp nước độc quyền tại Bình Dương và hiện đang mở rộng sang các tỉnh thành khác thông qua hoạt động M&A. Lợi nhuận 3 năm (2022-2025) của 2 doanh nghiệp dự báo tăng trưởng với tốc độ CAGR 22,6%.
Đọc tiếpTrong nửa đầu năm 2023, cổ phiếu ngành Xi măng diễn biến khá tích cực khi tăng mạnh 50% so với đầu năm (trong khi VNIndex tăng 11%), do giá than giảm so với cùng kỳ và nhà đầu tư kỳ vọng Chính phủ sẽ đẩy mạnh giải ngân cho các dự án cơ sở hạ tầng công. Tuy nhiên, trong nửa cuối năm 2023, giá cổ phiếu xi măng giảm mạnh. Theo đó, tính chung cả năm 2023, ngành Xi măng chỉ tăng 14,4%, cao hơn 2,3% so với chỉ số VNIndex. Điều này có thể là do do lợi nhuận năm 2023 của các cổ phiếu trong ngành ghi nhận lỗ hoặc gần như hòa vốn do sản lượng tiêu thụ xi măng thấp hơn dự kiến.
Đọc tiếpCác cổ phiếu ngành CNTT và viễn thông tăng 41% trong năm 2023 vượt trội hơn so với chỉ số VNIndex, do mức định giá P/E tăng lên, hưởng lợi từ việc P/E của các công ty công nghệ trên thế giới cao hơn và diễn biến trái chiều của lãi suất Việt Nam so với xu hướng lãi suất thế giới. Chúng tôi cho rằng P/E của ngành công nghệ nước ngoài cao hơn (+28%) chủ yếu là do chi tiêu cho trí tuệ nhân tạo (AI) trên toàn thế giới (theo công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ Gartner của Mỹ) và kỳ vọng về vai trò của lĩnh vực này (đặc biệt là generative AI) đối với việc thay đổi hành vi của con người trong tương lai và điều này hỗ trợ cho giá cổ phiếu công nghệ.
Đọc tiếpCác cổ phiếu KCN tăng 24% trong năm 2023 cao hơn so với mức tăng 12,1% của chỉ số VN Index - phù hợp với nhận định trong báo cáo trước đây của chúng tôi (link). Với sự đóng góp chủ yếu từ các cổ phiếu SZC (+104%), IDC (+80%), VGC (+70%), KBC (+31%), LHG (+52%). Kết quả khả quan của ngành có thể nhờ hoạt động kinh doanh cốt lõi của các cổ phiếu đều tăng trưởng trong năm 2023 khi các công ty ký biên bản ghi nhớ (MOU) hoặc hợp đồng cho thuê đất với nhiều nhà đầu tư, trong đó có một số khách thuê lớn.
Đọc tiếpGiá cổ phiếu thép tăng trung bình 58% trong năm 2023, cao hơn 46% so với chỉ số VN Index. Mặc dù kết quả kinh doanh theo năm của các công ty thép trong năm 2023 chưa hồi phục mạnh, thậm chí còn giảm sâu hơn so với kết quả kinh doanh năm 2022, nhưng giá cổ phiếu vẫn diễn biến tích cực do: (i) lợi nhuận theo quý của hầu hết các công ty thép đã chạm đáy trong nửa cuối năm 2022, sớm hơn so với phần lớn các ngành nghề khác; (ii) cổ phiếu thép thường có hệ số beta cao và diễn biến tích cực hơn khi thị trường chung tăng lên; và (iii) mức nền thấp hơn so với năm trước khi ngành thép giảm 51% so với mức giảm 33% của VN Index.
Đọc tiếp