Tâm lý thị trường có thể ảnh hưởng đến các quyết định của nhà giao dịch và dẫn đến thị trường xảy ra biến động. Vậy có những chỉ báo tâm lý thị trường nào mà nhà giao dịch cần biết?

Tâm lý thị trường là gì?

Nói chung, thuật ngữ “tâm lý thị trường” đề cập đến tâm trạng của thị trường trong phiên giao dịch hiện tại. Chúng ta có thể so sánh tâm lý trên thị trường với tâm trạng của các cá nhân. Nó có thể thay đổi nhanh chóng vì những lý do khác nhau, vì nó bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ, cảm xúc và hành động khác nhau.

Tâm lý xác định lượng cung và cầu đối với một loại tiền tệ, cổ phiếu hoặc hàng hóa cụ thể. Nếu thị trường tích cực về triển vọng hiện tại, thì mọi người bắt đầu mua nhiều hơn, cầu được kích thích và do đó, đẩy giá lên các đỉnh mới. Chúng ta có thể gọi đó là một thị trường tăng giá (bullish). Ngoài ra, nếu thị trường bi quan, giá dự kiến sẽ giảm. Trong trường hợp này, thị trường sẽ giảm giá (bearish).

Cách đo chỉ báo tâm lý thị trường

1. Chỉ số VIX

VIX (CBOE - Cboe Volatility Index) là chỉ số đo lường trạng thái biến động chung của thị trường chứng khoán, dùng để đo mức độ biến động dự kiến của 30 ngày tới trên thị trường chứng khoán, bằng việc sử dụng dữ liệu về quyền chọn từ 500 cổ phiếu công ty thuộc chỉ số này. Từ đây, chúng ta có thể tổng hợp lại mối tương quan giữa VIX và thị trường chứng khoán:

  • Nếu chỉ số chứng khoán tăng và VIX cũng tăng thì khả năng sắp tới thị trường sẽ giảm, do giới đầu tư lo ngại và có thể bán ra. 
  • Nếu chỉ số chứng khoán tăng nhưng VIX giảm thì xu hướng tăng của thị trường tiếp tục được hỗ trợ tốt. 
  • Chỉ số chứng khoán đang giảm và VIX tăng nhưng chưa đạt đỉnh thì xu hướng giảm sẽ tiếp tục được duy trì.
  • Khi VIX đạt đỉnh, việc đảo chiều sẽ xảy ra. Nếu chỉ số chứng khoán giảm và VIX cũng giảm thì thị trường có thể bật tăng trở lại.

Mối tương quan này không phải lúc nào cũng đúng tuyệt đối do thị trường có thể bị các yếu tố cơ bản và kỹ thuật khác tác động.

Trong trường hợp VIX trên ngưỡng 40 có nghĩa thị trường đang trong thế lưỡng lự, rụt rè. Khi VIX giảm xuống dưới 20, lúc nhà phía nhà đầu tư đã có tâm thế sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Trong đợt khủng hoảng tài chính năm 2008, VIX đạt mức cao chưa từng có 81.19. Điều đáng nói là chỉ 2 tháng trước đó, chỉ số VIX thậm chí còn chưa đạt ngưỡng 19.

2. Chỉ số vĩ mô, vi mô

a. Chỉ số vĩ mô

Các chỉ báo kinh tế vĩ mô, còn được gọi là công bố dữ liệu cơ bản, là số liệu thống kê hoặc số liệu đọc phản ánh sản lượng hoặc chất lượng của một nền kinh tế, chính phủ hoặc lĩnh vực. Các chỉ số kinh tế vĩ mô có thể gây ra sự biến động gia tăng trên thị trường tài chính. Các chỉ số bao gồm những thứ như: thông báo lãi suất, GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số việc làm, doanh số bán lẻ, chính sách tiền tệ, v.v.

Một số chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng nhất bao gồm:

Bảng lương phi nông nghiệp (NFPs)

Bảng Lương Phi Nông Nghiệp đo lường sự thay đổi trong số lượng người có việc làm trong suốt tháng trước, ngoại trừ ngành nông nghiệp. Tạo công ăn việc làm là một chỉ báo đứng đầu về chi tiêu của người tiêu dùng, chiếm phần lớn trong hoạt động kinh tế.

Số liệu thực tế cao hơn dự báo nên được coi là mang tính tích cực/xu hướng tăng đối với đồng USD, trong khi đó số liệu thực tế thấp hơn dự báo nên được coi là mang tính tiêu cực/xu hướng giảm đối với đồng USD.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) 

PPI là một chỉ số hữu dụng về xu hướng đối với giá cả và phản ánh trước xu hướng chỉ số giá tiêu dùng CPI. Khi giá cả sản xuất tăng thì sau đó một vài tháng chỉ số giá tiêu dùng cũng sẽ tăng, vì các công ty chuyển tiếp chi phí sang người tiêu dùng. - PPI mô tả mức độ thay đổi giá cả trung bình trong rổ hàng hóa cố định được mua bởi nhà sản xuất và đo lường sự lạm phát trong khu vực sản xuất của một quốc gia. - Tóm lại, tỉ lệ phần trăm thay đổi của PPI đo lường chi phí lạm phát và dự đoán sự thay đổi sắp tới của chỉ số giá tiêu dùng CPI.

Số liệu thực tế cao hơn dự báo nên được coi là mang tính tích cực/xu hướng tăng đối với đồng USD, trong khi đó số liệu thực tế thấp hơn dự báo nên được coi là mang tính tiêu cực/xu hướng giảm đối với đồng USD.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình. Bởi vậy, nó được dùng để theo dõi sự thay đỏi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Khi CPI tăng nghĩa là mức giá trung bình tăng và ngược lại.

Quyết định về lãi suất

Trong 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số lạm phát – CPI – tại Mỹ là 9,1% - mức lạm phát cao chưa từng thấy trong 40 năm qua. Mức lạm phát cao kỷ lục đã nhanh chóng phá vỡ những lợi ích mà Hoa Kỳ thu được trong những năm thịnh vượng trước đó, làm xói mòn giá trị của các khoản tiết kiệm tư nhân, ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp, hàng hóa trở nên đắt đỏ. Cục dự trữ liên bang Mỹ - Fed, với vai trò là NHTW của Hoa Kỳ, đã phải thực hiện nhiệm vụ kiểm soát lạm phát ngay lập tức. Nhưng Fed không thể trực tiếp thay đổi giá cả hàng hóa mà phải can thiệp gián tiếp thông qua việc thay đổi cung tiền của nền kinh tế.

Lãi suất được coi là chi phí đi vay. Khi lãi suất tăng, đồng tiền sẽ trở nên khan hiếm trong hệ thống ngân hàng. Để đảm bảo được nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh – chủ yếu là cấp tín dụng, NHTM phải thu hút dòng tiền nhàn rỗi bằng cách tăng lãi suất tiền gửi từ khách hàng. Chủ yếu nguồn tiền của các NHTM đến từ tiền gửi của người dùng. Vì vậy, trong điều kiện nguồn vốn luân chuyển tự do, lãi suất tiền gửi khách hàng sẽ cao hơn mức lãi suất liên ngân hàng mà Fed đặt ra. Đối với các ngân hàng, tiền là sản phẩm chính, mà lãi suất – chi phí vay tiền – sẽ đóng vai trò đầu vào của hoạt động kinh doanh. Do đó, khi hai lãi suất đầu vào tăng (lãi suất liên ngân hàng và lãi suất tiền gửi), lãi suất đầu ra phải tăng tương ứng để đảm bảo được lợi nhuận. Nghĩa là NHTM sẽ tăng lãi suất cho vay.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo sản xuất + Thuế giá trị gia tăng phải nộp + Thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

Chỉ số quan trọng nhất là báo cáo GDP. Về cơ bản, GDP là thước đo rộng nhất của nhà nước cho nền kinh tế. GDP là một giá trị tiền tệ tổng hợp của tất cả các hàng hóa và dịch vụ sản xuất của toàn nền kinh tế trong một quý (không bao gồm các hoạt động quốc tế). Các con số chính để xem xét là tốc độ tăng trưởng GDP.

b. Chỉ Số Vi mô

Phân tích cơ bản (Fundamental analysis) còn được gọi tắt là FA, là một phương pháp đo lường “giá trị nội tại” của cổ phiếu bằng cách phân tích nhiều yếu tố, gồm cả vĩ mô lẫn vi mô. Mục tiêu cuối cùng của phân tích cơ bản là xác định “giá trị nội tại” hay “giá trị thực” của một cổ phiếu, đây cũng được xem như giá trị nội tại của doanh nghiệp. Giá trị nội tại sau đó có thể được so sánh với giá thị trường của cổ phiếu để làm cơ sở giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định.

Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động 

- Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) thể hiện: tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) phản ánh khả năng sinh lời của tài sản, không tính đến nguồn gốc hình thành lên tài sản và thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế (LNST) trên tổng tài sản bình quân để kinh doanh.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thể hiện: mức LNST thu được trên mỗi 1 đồng vốn chủ bỏ ra trong kỳ.

- Thu nhập một cổ phần thường (EPS) thể hiện: 1 cổ phần thường trong năm thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Nhóm chỉ số phân phối lợi nhuận

- Cổ tức một cổ phần (DPS) thể hiện: 1 cổ phần thường nhận được bao nhiêu đồng cổ tức trong năm.

- Hệ số chi trả cổ tức thể hiện: nhà đầu tư bỏ ra 1 đồng đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường, thì có thể thu về bao nhiêu cổ tức.

Nhóm chỉ số giá thị trường

- Hệ số giá trên thu nhập (P/E) thể hiện: nhà đầu tư hay thị trường sẵn sàng trả bao nhiêu để đổi lấy 1 đồng thu nhập hiện tại của doanh nghiệp.

- Hệ số giá trên giá trị sổ sách (P/B) phản ánh: mối quan hệ giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách một cổ phần của doanh nghiệp.

Việc am hiểu các chỉ số tài chính giúp bạn hiểu về doanh nghiệp, sẽ giúp bạn chọn lựa được những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, sức khỏe tài chính tốt.

3. Chỉ báo ATR (Average True Range)

chỉ báo ATR là một chỉ báo biến động giá, có nghĩa là, nó đo lường sự biến động của giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian. Công cụ này không cung cấp chỉ báo về xu hướng giá mà chỉ hiển thị mức độ biến động của giá. ATR cũng tính đến khoảng trống trong chuyển động của giá. Chỉ báo ATR giúp các nhà giao dịch dự đoán giá của tài sản có thể di chuyển bao xa trong tương lai và cũng hữu ích khi quyết định khoảng cách bao xa để đặt cắt lỗ hoặc mục tiêu lợi nhuận.

Thông thường, tính toán ATR dựa trên 14 khoảng thời gian, có thể là trong ngày, hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng. Để đo lường sự biến động gần đây, hãy sử dụng giá trị trung bình ngắn hơn, chẳng hạn như từ 2 đến 10 khoảng thời gian. Đối với sự biến động dài hạn, hãy sử dụng 20 đến 50 kỳ.

Do ATR không đo hướng và chỉ xem xét độ lớn của phạm vi, nên nó có tiện ích hạn chế như một phương tiện để tạo tín hiệu giao dịch. Tuy nhiên, nó là một công cụ hữu ích để cung cấp một ý tưởng về mức độ thị trường có thể di chuyển. Điều này thông báo các quyết định giao dịch quan trọng như kích thước vị trí và dừng lỗ.

4. Chỉ báo dòng tiền MFI (Money Flow Index)

MFI là chỉ báo dòng tiền, được sử dụng trong phương pháp phân tích kỹ thuật, với ý nghĩa phản ánh sức mạnh về dòng tiền của một cổ phiếu xem xét trong một khoảng thời gian (có thể theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng), thông thường là 14 giai đoạn tính toán.

Bên cạnh đó, chỉ số chỉ số MFI chứng khoán cũng chỉ ra hiện tượng phân kỳ của chỉ số và sự biến động giá cổ phiếu. Khi cùng lúc, giá cổ phiếu có xu hướng đi lên cao và chỉ số MFI chuyển động đi xuống thấp (hoặc ngược lại) thì rất có khả năng xu hướng đảo chiều sẽ diễn ra.

5. Chỉ báo xác định xu hướng Moving Average – MA.

Đường MA (hay còn gọi là Moving Average) là đường trung bình động, thể hiện biến động, chỉ báo xu hướng của giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian. MA là một chỉ báo quá quen thuộc đối với giới trader, MA được tính toán rất đơn giản, dễ sử dụng nhưng lại vô cùng hiệu quả trong việc xác định xu hướng.

Đường trung bình trượt MA có tác dụng làm mượt đường giá, giá di chuyển mềm mại hơn, từ đó dễ dàng nhận biết xu hướng hơn.

Có 2 cách để xác định xu hướng thị trường từ chỉ báo MA:

+ Dựa vào vị trí đường MA và đường giá: nếu giá liên tục nằm trên đường MA thị trường đang trong xu hướng tăng, ngược lại, nếu giá liên tục nằm dưới đường MA thì thị trường đang trong xu hướng giảm.

+ Dựa vào vị trí giữa các đường MA: đường MA nhanh nằm trên đường MA chậm thì thị trường đang trong xu hướng tăng và ngược lại.

 >> Xem thêm: Beginner Level - Lesson 4: 5 loại tài sản giao dịch trên thị trường (5 Assets)

Finashark - Hệ thống phân tích dữ liệu dòng tiền chuyên nghiệp, hiệu quả

Hotline: 0901 345 869

Email: lienhe@finashark.vn

Website: finashark.vn

Nhận tín hiệu miễn phí tại: Finashark's Telegram channel