MSN: Có nên mua vào khi toàn dân tích trữ lương thực?

I. Tích trữ lương thực, hay tích trữ MSN

Diễn biến thị trường và dịch bệnh đã chuyển đổi cấu trúc tài sản trước đây và chuyển về pha thấp hơn trong tháp Maslow: lương thực trở thành nguồn tài nguyên thiết yếu.

Nhìn vào các dòng cổ phiếu, giai đoạn thị trường khó khăn, thì nhóm phòng thủ với các mặt hàng thiết yếu và ổn định là cơ sở để tập trung đầu tư lúc này. Nổi cộm trong nhóm vốn hóa lớn và đóng vai trò chủ lực với lương thực tích trữ là MSN.

Có thể thấy, MSN là một cổ phiếu rất đáng để quan tâm ngay lúc này. Tuy nhiên, thị trường biến động mạnh, đưa ra quyết định mua hay bán MSN là điều không dễ dàng. Cùng FinaShark nhận định MSN theo các góc nhìn khác nhau.

mua sắm, tích trữ hàng tiêu dùng

II. Phân tích MSN

1. Yếu tố cơ bản

Dịch bệnh Covid 19 do virus SarS-CoV-2 gây ra vẫn chưa được khống chế và đang tiếp tục tác động mạnh đến nền kinh tế của các nước. Tính đến ngày 29/3 số ca nhiễm trên toàn thế giới là hơn 665 nghìn người, có hơn 30 nghìn ca đã tử vong, các nước có ca nhiễm nhiều nhất là Mỹ, Ý, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Đức,…Trong nước đã có 179 ca nhiễm chủ yếu tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh, người lao động thì giảm thu nhập, mất việc làm,...nhưng tất cả vì mục tiêu chung là cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh.

Công ty cổ phần tập đoàn Masan (MSN) là công ty có doanh thu chính đến từ mảng thực phẩm, tiêu dùng và nông nghiệp. Dù đây là những mặt hàng thiết yếu nên ít tác động đến doanh số bán ra (thậm chí tăng do tâm lý tích trữ dự phòng của người dân) tuy nhiên việc hạn chế đi lại, hạn chế tiếp xúc và xu hướng tiết kiệm chung thì MSN cũng có những ảnh hưởng nhất định.

Đánh giá về mặt cơ bản doanh nghiệp:

- Cơ cấu tài sản chưa cho thấy sự cân đối khi nợ phải trả/VCSH ở mức 87.5% (khi thị trường vào giai đoạn khó khăn thì doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao cần hạn chế đầu tư), đồng thời dòng tiền phát sinh thì hoạt động kinh doanh chỉ chiếm 22.1% trên nợ NH bình quân do đó nếu có biến cố xảy ra thì khả năng thanh toán của MSN trong ngắn hạn không được đảm bảo hay nói cách khác doanh nghiệp đang trong trạng thái thiếu tiền thường xuyên.

- Tình hình kết quả kinh doanh quý 4/2019 tăng trưởng 36% so với cùng kỳ, cả năm 2019 tăng trưởng 13.2%. Mặc dù doanh thu năm 2019 giảm 2.2% nhưng do kiểm soát tốt chi phí nên biên lợi nhuận ròng của MSN năm 2019 đạt mức 17% và đang mở rộng dần.

- Xét đến hiệu quả trong sử dụng vốn thì chỉ số về lượng hàng tồn kho tăng, thời gian hàng hóa lưu lại kho lâu hơn và thời gian thu tiền khách hàng tăng lên. Có thể thấy công ty đang thay đổi chính sách hàng tồn kho và chính sách tín dụng đối với khách hàng để gia tăng lợi nhuận.

- Về tình hình lưu chuyển tiền tệ có điểm lưu ý ở dòng tiền từ hoạt động đầu tư vào chuỗi hệ thống bán lẻ Vinmart, Vinmart+ với giá trị khoảng 5.400 tỷ đồng. Tuy nhiên thương vụ này có thể sẽ làm giảm lợi nhuận của MSN trong những năm tới do chuỗi hệ thống bán lẻ này của Vingroup vẫn đang lỗ hàng năm. Nhưng trái lại thương vụ này có thể giúp MSN chiếm lĩnh thị trường bán lẻ trong dài hạn

2. Diễn biến cung cầu của MSN theo tool Xác định dòng tiền

Chỉ báo dòng tiền

chỉ báo dòng tiền MSN

Chỉ báo dòng tiền, đà tăng và xu hướng của MSN đang ở mức dưới trung bình, điều đó nói lên rằng xu hướng hướng giảm đã bắt đầu yếu lại và bắt đầu hình thành tín hiệu đáy trong ngắn hạn

Chỉ báo đảo chiều

Xác suất đảo chiều 55% tuy nhiên lực đè giá xuống vẫn còn nên nếu có nhiều hồi phục thì mức độ tăng giá sẽ thấp.

Chỉ báo rủi ro

chỉ báo rủi ro MSN

MSN đã qua giai đoạn bán bất chấp của thị trường và bắt đầu kiểm soát biên độ biến động và độ lệch chuẩn lại. Do đó rủi ro của người mua khi tham gia lúc này ở mức thấp.

So sánh với Vnindex

so sánh MSN với vnindex

So sánh với thị trường thì động lượng ở MSN mạnh hơn, tức dòng tiền tham gia vào MSN mạnh hơn mặt bằng chung của thị trường. Sức mạnh, độ bền xu hướng giảm và lực bạn của MSN cũng đang tích cực hơn so với thị trường.

Chu kỳ

chu kỳ MSN

Chu kỳ biến động của MSN bước vào pha suy yếu phản ánh xu hướng giai đoạn tiếp theo MSN còn có thể tiếp tục điều chỉnh.

3. Phân tích kỹ thuật (đồ thị tuần)

phân tích kỹ thuật MSN

Dù ngưng đà giảm nhưng chưa có động lực tăng giá trong ngắn hạn nên khả năng MSN sẽ biến động trong biên độ từ 40 điểm đến 60 điểm trong thời gian tới. Biểu hiện cung cầu cụ thể:

_ Áp lực bán đã qua giai đoạn áp đảo, hồi phục và thoát khỏi vùng quá bán cho thấy bên mua đã dần lấy lại vị thế của mình.

_Xu hướng và động lượng: xu hướng giảm ngắn hạn có sự ngưng đà giảm tuy nhiên dư địa để có nhịp test cung về vùng hỗ trợ mạnh quanh 40 là hoàn toàn có khả năng. Do đó kiên nhẫn chờ đợi về vùng giá hấp dẫn hơn để tham gia.

Các yếu tố phân tích kỹ thuật này thể hiện MSN có lực cầu vào trong ngắn hạn nhưng chờ đợi nhịp giảm test cung để tham gia giá hấp dẫn quanh 40.

III. Kết luận

Về cơ bản MSN vẫn cho thấy sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của mình tuy nhiên cần lưu ý đến vấn đề về khả năng thanh khoản khi biến cố bất ngờ và hiệu quả sử dụng vốn (cụ thể vấn đề tồn kho và chính sách tín dụng đối với khác hàng của công ty)

Về kỹ thuật đã có lực cầu tham gia với MSN nhưng cần chờ về vùng giá hấp dẫn để tham gia với vị thế tốt hơn.

Khuyến nghị: Canh mua khi có mức chiết khấu về quanh 40.

 

Bạn thích bài viết này? Đăng ký tại đây để được sử dụng tool Xác định dòng tiền.

 

 

Analyst: Lê Tấn Phát

Tool: FinaShark