Hệ thống kiến thức trên thị trường tài chính từ cơ bản đến nâng cao giúp nhà đầu tư tiếp cận các phương pháp đầu tư hiệu quả và áp dụng vào giao dịch thực tế.
Trading blog
Giá trị tài sản của công ty, hiểu thế nào cho đúng?
Nhà đầu tư mua cổ phiếu một công ty, là một hình thức mua một phần tài sản công ty đó đang có, và kỳ vọng công ty có giá trị hơn trong tương lai. Nhưng làm sao để biết giá mua đó là đắt hay rẻ, và liệu còn kỳ vọng tăng hay không?
Nếu như câu trả lời về kỳ vọng, có thể được hiểu bằng chỉ số P/E (xem bài P/E tại đây), thì với nhà đầu tư thực tế hơn, câu trả lời sẽ đến từ công cụ P/B.
Đọc tiếpCổ phiếu đắt hay rẻ? Câu hỏi rất cơ bản được nhà đầu tư quan tâm khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Câu trả lời có vẻ không đơn giản như câu hỏi khi nó đi liền với quyết định đầu tư và ảnh hưởng đến lợi nhuận sau đó.
Điều chúng ta cần để biết một cổ phiếu đắt hay rẻ, là cổ phiếu đó có giá trị đầu tư hay không? Và giá trị đó so sánh như thế nào với các cổ phiếu khác cùng ngành? Và có thể so sánh khác ngành được không? Chỉ số P/E chính là công cụ phân tích quan trọng để trả lời câu hỏi này.
Đọc tiếpTâm lý chung của nhà đầu tư sẽ là: “Cổ phiếu trả cổ tức tiền mặt cũng tốt hơn cổ phiếu không trả cổ tức tiền mặt”. Một cổ phiếu có tỷ lệ chi trả cổ tức cao và đều đặn luôn thu hút được sự quan tâm hơn. Hàng năm, cổ đông sẽ nhận được “tiền tươi thóc thật” từ khoản đầu tư của mình ngoài tiềm năng tăng giá cổ phiếu.
Đọc tiếpEPS hay còn gọi là thu nhập trên mỗi cổ phiếu là phần lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu thường của các cổ đông sau khi trừ đi cổ tức ưu đãi. EPS cũng là 1 trong 7 thành phần trong bộ lọc CANSLIM – quy trình tìm ra cổ phiếu tăng trưởng tốt hơn mức trung bình. Chữ C - đại diện chỉ số EPS, thu nhập trên mỗi cổ phiếu hàng quý, theo CANSLIM, EPS tăng trưởng trên 20% và càng cao càng tốt.
Đọc tiếpVIC vay nợ gấp HPG nhiều lần. Vì sao VIC vẫn được đánh giá là doanh nghiệp tiên phong?
Thực tế, câu chuyện sử dụng đòn bẩy để tăng trưởng doanh nghiệp không mới? Giới doanh nghiệp thường có câu: nhà nghèo vay ít, nhà giàu vay nhiều. Thậm chí, có nhà đầu tư lỗi lạc còn khuyên rằng: Bạn vay ít, bạn sẽ sợ ngân hàng. Nhưng khi bạn vay nhiều, ngân hàng sẽ sợ bạn.
Vậy đòn bẩy tài chính là gì?
Đòn bẩy tài chính hiểu nôm na đơn giản là doanh nghiệp sử dụng nợ vay tài trợ hoạt động kinh doanh. Việc sử dụng đòn bẩy như “con dao 02 lưỡi” đối với doanh nghiệp. Một mặt, đòn bẩy tạo cơ hội cho doanh nghiệp gia tăng tỷ suất lợi nhuận, mặt khác, sử dụng đòn bẩy cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính, đòn bẩy càng cao thể hiện rủi ro tài chính càng lớn. Đứng dưới góc độ đầu tư, không nên rập khuôn cho rằng sử dụng đòn bẩy là cơ hội hoặc rủi ro, nhà đầu tư cần xem xét kĩ càng mặt lợi mặt hại đối với đòn bẩy và hiệu quả sử dụng đòn bẩy của doanh nghiệp.
Đọc tiếpViệc xác định các chỉ số “đo lường sức khỏe” và “sức hấp dẫn” của các doanh nghiệp là rất cần thiết trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Dưới đây là các chỉ số chính giúp nhà đầu tư kiểm tra sức khỏe, tiềm năng tăng trưởng và sức hấp dẫn về định giá của cổ phiếu.
Đọc tiếpThị trường chứng khoán được xem như “phong vũ biểu” của nền kinh tế. Do vậy, phân tích vĩ mô, nền kinh tế là cực kì cần thiết và quan trọng trong đầu tư. Phân tích vĩ mô là xác định cơ hội, triển vọng cũng như thác thức, khó khăn của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Từ đó, xác định sự tác động đến từng nhóm ngành nghề và cổ phiếu. Mục tiêu cuối để trả lời câu hỏi các nhân tố vĩ mô sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự tăng trưởng của cổ phiếu trong tương lai.
Đọc tiếpKhi giao dịch trong thị trường tài chính, nhà đầu tư sẽ bắt gặp nhiều cách thức giao dịch khác nhau. Vì vậy, nhà đầu tư cần quyết định xem rằng phương thức nào phù hợp với mình nhất. Một trong những yếu tố cần xem xét bao gồm: tình cách, nguồn lực. Trong bài này, Finashark sẽ giới thiệu 5 phương thức giao dịch phổ biến nhất.
Đọc tiếpPhân tích cơ bản giúp nhà đầu tư xác định giá trị hợp lý của doanh nghiệp và tìm kiếm các doanh nghiệp đang bị thị trường đánh giá cao hoặc thấp. Cuối cùng đi đến quyết định đầu tư dựa trên nền tảng phân tích và đợi thị trường điều chỉnh về đúng giá trị hợp lý của doanh nghiệp.
Đọc tiếpCác ngân hàng đầu tư tại phố Wall có góc nhìn trái ngược nhau về giá trị của đồng Bitcoin. Đồng tiền ảo ghi nhận tăng tới 300% vào năm ngoái và gần tăng gấp đôi kể từ đầu năm 2021, đưa giá trị của 1 Bitcoin lên tới gần 60,000 USD. Với lượng Bitcoin khoảng 18.7 triệu đơn vị, giá trị vốn hóa của Bitcoin hiện đạt ngấp ngưỡng 1.100 tỷ USD, một con số khổng lồ khiến các ngân hàng đầu tư không thể không chú ý. Tuy nhiên các chuyên viên phân tích tại các ngân hàng này lại đưa ra nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh Bitcoin và vị thế của Bitcoin trong thị trường tài chính quốc tế.
Đọc tiếpMột kế hoạch đầu tư rõ ràng sẽ phải bao gồm những yếu tố này, giúp nhà đầu tư có thể xác định được các loại tài sản cần đầu tư cũng như những chiến lược đầu tư hiệu quả để có thể đạt được kết quả mong muốn. Hơn nữa, nhà đầu tư cần phải xác định thêm những yếu tố cá nhân trong kế hoạch của mình.
Đọc tiếpCác chỉ báo của thị trường tài chính và nền kinh tế thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy nó thường tác động lẫn nhau khi có một số yếu tố thay đổi.
Đọc tiếp