5 bẫy nhà đầu tư thường gặp phải

Bộ não con người tiến hoàn hằm bảo vệ chúng ta khỏi những nguy hiểm trong cuộc sống như tránh thú dữ, động đất, người lạ có khả năng gây nguy hiểm. Tuy nhiên, giác quan và tâm lý của con người giúp bảo vệ chúng ta trong những khoảnh khắc sinh tử không thật sự hữu dụng trong đầu tư như khi nào nên cắt lỗ hoặ mua cổ phiếu mà mọi người nhắc đến.

Thật tế, những xu hướng này không những không giúp ích mà còn có thể gây nguy hiểm. Nó làm chúng ta đưa ra những quyết định có vẻ như hợp lý nhưng thường đem lại kết quả không tốt. Để có thể phá bỏ vòng xoáy này, việc nhận thức được những điểm yếu của bộ não con người là vô cùng quan trọng nhằm có thể đưa ra quyết định đúng đắn.

Bây khi đầu tư

1. Sợ lỗ: Trốn tránh lỗ bằng mọi giá

Nỗi sợ thua lỗ thường có tác dụng mạnh hơn sự sung sướng khi khoản đầu tư mang lại lợi nhuận. Vì vậy, nhà đầu tư thường có xu hướng hạn chế tối đa việc mất tiền, mặc dù điều này có nghĩa nhà đầu tư không đạt được mục đích của mình. Việc này khiến nhà đầu tư có danh mục đầu tư quá an toàn và thường phản ứng thái quá khi thị trường biến động, dẫn đến việc bán khi giá giảm mạnh.

Vấn đề: Nếu bạn chỉ đầu tư vào tài sản có rủi ro – lợi nhuận thấp, khoản đầu tư của bạn có thể sẽ không tăng trưởng nhanh chóng và có thể đạt được mục đích khi về hưu. Sau khi bán tháo vì sợ khi thị trường giảm điểm khiến bạn thật sự đã bị lỗ, dẫn tới việc bạn phải có mức sinh lời cao hơn nhiều mới có thể hỏa vốn.

Cách khắc phục: Lên kế hoạch rõ rangf giúp bạn tập trung vào kế hoạch dài hạn, không chỉ nỗi sợ trong ngắn hạn. Nếu mục tiêu của bạn kéo dài trong vòng 20 năm, mức lỗ trong vòng 1 tháng hoặc một năm sẽ không thật sự quan trọng. Tập trung vào kế hoạch dài hạn và thời gian đầu tư của mình và liên tục theo dõi khoản đầu tư và đánh giá liệu rằng nó có thể đạt được mục tiêu đề ra hay ko.

2. Thiên kiến xác nhận (confirmation bias)

Chúng ta thường tìm kiếm thông tin xác nhận hoặc hỗ trợ về những gì mà chúng ta giả định trong đầu và chối bỏ những thứ đối lập lại nó. Một ví dụ cụ thể khi nhà đầu tư nghiên cứu về cổ phiếu một công ty và chỉ nhấn vào liên kết có thông tin tích cực về công ty đó.

Vấn đề: Giới hạn bản thân với những thông xác nhận về suy nghĩ của mình khiến nhà đầu tư có thể bỏ lỡ những thông tin quan trọng.

Cách khắc phục: Liên tục tự hỏi bản thân về những rủi ro mà khoản đầu tư có thể gặp phải. Chủ động tìm kiếm những thông tin từ những nguồn uy tín khác nhau.

3. Hiệu ứng neo tâm lý (anchoring bias)

Chúng ta thường cho tỉ trọng cao hơn so với những thông tin mà chúng ta tiếp cận đầu tiên. Thông thường, con người thường hay neo dựa trên một con số. Trong lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư có thể gợi nhớ đến giá một cổ phiếu đã được nhắc tới trước đó, ví dụ như 15.000 đồng, sau khi xem giá trên bảng điện thì cổ phiếu có giá 16.000 đồng nên nhà đầu tư quyết định bỏ qua cổ phiếu này vì cho rằng giá đã tăng cao.

Vấn đề: Việc bộ não chúng ta thường xuyên chọn một mốc neo thường khôn có ý nghĩa khi bạn đưa ra quyết định đầu tư. Trong ví dụ ở trên, việc nhà đầu tư đã từng nghe qua giá một người khác mua với giá thấp hơn giá hiện tại không có nghĩa cổ phiếu đó không còn là một cổ phiếu đầu tư hấp dẫn.

Cách khắc phục: Phớt lờ những mỏ neo và hãy nghiên cứu kỹ trước khi đầu tư.

4. Những thông tin mới nhất (recency bias)

Chúng ta thường có xu hướng đặt tỷ trọng cao hơn cho các thông tin mới.

Vấn đề: Xu hướng này khiến nhà đầu tư có khả năng xuống tiền khi thị trường lên đỉnh với những thông tin tích cực và bán khi thị trường đang tạo đáy.

Cách khắc phục: Không niên liên tục nhìn vào bảng điện. Đa phần những thông tin tiêu cực không ảnh hưởng lớn tới triển vọng dài hạn của thị trường, thay vào đó tập trung vào kế hoạch dài hạn của bản thân và tái cơ cấu danh mục cho phù hợp với bối cảnh của thị trường.

5. Tâm lý bầy đàn

Con người thường có xu hướng sẽ đi theo đám đông, việc này giúp chung ta tiết kiệm thời gian và năng lượng bằng cách chỉ bắt chước việc người khác đang làm.

Vấn đề: Đám đông thường sai, một trong những ví dụ điển hình tỏng đầu tư có thể kể đến những cuộc bong bóng tài sản như cổ phiếu công nghệ năm 2001.

Cách khắc phục: Thay vì đi theo đám đông, nhà đầu tư cần tỉnh táo đánh giá danh mục đầu tư của mình một cách logic và nghiên cứu thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Biết được những điểm yếu tâm lý này có thể khiến nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác hơn. Điều này kết hợp với một kế hoạch đầu tư rõ ràng sẽ giúp nhà đầu tư có thể đạt được mục tiêu của mình.

Nhận tín hiệu giao dịch

Bạn có biết dòng tiền lớn là nguyên nhân khiến giá chứng khoán tăng hoặc giảm?! Hơn 95% nhà đầu tư đang thua lỗ vì không biết bí mật này. 
Finashark xây dựng hệ thống thông minh phát hiện được hành vi dòng tiền lớn. Giúp đưa ra tín hiệu giao dịch chính xác mang lại lợi nhuận vượt trội cho người sử dụng. 

Cập nhật tín hiệu giao dịch Forex, cổ phiếu, thị trường hàng hóa và nhiều hơn nữa tại đây: Tín hiệu giao dịch

Đăng ký nhận tín hiệu giao dịch 7 NGÀY MIỄN PHÍ tại đây.

Mở tài khoản giao dịch tặng gói VIP tại đây.

--------------------------------------------------------------------------------

Phương pháp dòng tiền lớn.

*Bạn có biết dòng tiền lớn là nguyên nhân khiến giá chứng khoán tăng hoặc giảm?! Hơn 95% nhà đầu tư đang thua lỗ vì không biết bí mật này. 
Finashark xây dựng hệ thống thông minh phát hiện được hành vi dòng tiền lớn. Giúp đưa ra tín hiệu giao dịch chính xác mang lại lợi nhuận vượt trội cho người sử dụng. ​

Disclaimer:

*Finashark tiếp cận các nguồn tin chính thống theo chuẩn mực tài chính quốc tế với sự phân tích chuyên sâu từ chuyên viên phân tích cao cấp được xác thực. Theo đó, các khuyến nghị đưa ra đều đạt chuẩn khuyến nghị đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, Finashark không chịu bất kỳ trách nhiệm thuộc bất kỳ loại nào phát sinh từ hay liên quan đến việc sử dụng hay dựa vào thông tin hay ý kiến trình bày trong báo cáo này.