Cách đầu tư cổ phiếu theo trường phái tăng trưởng: Tiêu chí chọn lựa thế nào?

Có nhiều ý kiến cho rằng đầu tư tăng trưởng là sự kết hợp của trường phái đầu tư giá trị với những nhận định về xu hướng giá cổ phiếu. Điều này liệu có đúng? Cách lựa chọn, đầu tư cổ phiếu theo trường phái tăng trưởng cụ thể ra sao? 

Nhìn chung, cách đầu tư cổ phiếu của những những nhà đầu tư theo trường phái tăng trưởng là tập trung vào các công ty vừa và nhỏ có tốc độ tăng trưởng dự kiến cao trên mức trung bình so với ngành hoặc toàn thị trường. Nếu chọn đúng cổ phiếu, nhà đầu tư có thể thu về lợi nhuận cao khi cổ phiếu tăng giá. Ngược lại, khi công ty hoạt động không hiệu quả, nhà đầu tư cũng có thể gặp rủi ro thua lỗ không nhỏ. 

Dưới đây là cách đầu tư cổ phiếu của hai nhà đầu tư nổi tiếng theo trường phái tăng trưởng mà bạn có thể tham khảo.

Tiêu chí chọn cổ phiếu tăng trưởng của Philip Fisher

Philip Fisher là nhà đầu tư nổi tiếng, tác giả cuốn sách “Cổ phiếu thường, lợi nhuận phi thường” và cũng là “cha đẻ”của thuyết đầu tư tăng trưởng. Ông cũng là người có ảnh hưởng không nhỏ tới nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett. Nhà đầu tư xứ Omaha từng thừa nhận rằng 85% phong cách đầu tư của ông đến từ người thầy Benjamin Graham  và 15% còn lại thì từ Philip Fisher.

Đôi nét về Philip Fisher

Philip Fisher bắt đầu sự nghiệp đầu tư từ năm 1928. Ông nghỉ học tại Stanford Graduate School of Business và chuyển sang làm một phân tích viên chứng khoán Anglo – London Bank tại San Francisco. 2 năm sau, ông thành lập công ty chuyên quản lý tài sản có tên Fisher & Co (năm 1931).

Trong suốt gần 7 thập kỷ điều hành (từ 1931 – 1999) với chiến lược đầu tư nhất quán, ông đã mang về lợi nhuận khổng lồ cho nhiều khách hàng. Phong cách đầu tư của Fisher có thể được gói gọn trong một câu đơn giản: “Mua và nắm giữ dài hạn những cổ phiếu chất lượng. Quan trọng hơn cả là cổ phiếu đó phải có động lực tăng trưởng trong dài hạn.” Và một trong những cổ phiếu mà Fisher nắm giữ lâu nhất là Motorola, được ông mua vào năm 1955 và nắm giữ cho đến khi qua đời năm 2004.

15 tiêu chí chọn cổ phiếu của Philip Fisher

Về cách đầu tư cổ phiếu, Philip Fisher đã chia sẻ khá rõ ràng trong cuốn sách của mình và được thể hiện qua 15 tiêu chí sau.

1. Sản phẩm/dịch vụ của công ty phải thuộc nhóm ngành tiềm năng. 

2. Ban lãnh đạo phải luôn có kế hoạch để duy trì vị thế của công ty, ví dụ như nghiên cứu sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường.

3. Công ty phải quan tâm tới hoạt động Nghiên cứu & phát triển (R&D).

4. Công ty có doanh số vượt trội hơn so với các đối thủ cùng ngành, nghĩa là có lợi thế về quy mô và lợi thế cạnh tranh lớn hơn.

5. Công ty có biên lợi nhuận ròng cao hơn so với các đối thủ cùng ngành. Điều này chứng tỏ công ty đó đang hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời lợi nhuận ròng cao sẽ giúp doanh nghiệp có thể trụ lại trong thời kỳ khó khăn.

6. Công ty có khả năng duy trì biên lợi nhuận ròng trong dài hạn, nhất là khả năng cắt giảm chi phí hoạt động không cần thiết.

7. Cách đối xử với người lao động của công ty như thế nào? (Nhà đầu tư nên trực tiếp hỏi nhân viên để hiểu rõ hơn)

8. Nên tránh công ty có cơ cấu cổ đông quá cô đặc vì tiềm ẩn rủi ro quản trị (tính minh bạch).

10. Công ty có cơ cấu chi phí hợp lý, không quá cao khi so sánh những công ty trong cùng ngành.

11. Công ty có lợi thế gì vượt trội hơn đối thủ cùng ngành.

12. Ưu tiên công ty có triển vọng tăng trưởng. tầm nhìn, kế hoạch trong dài hạn.

13. Tránh đầu tư vào những công ty phát hành cổ phiếu quá nhiều. Công ty phải cân bằng lợi ích giữa công ty và cổ đông hiện hữu, nguồn vốn mới nên có cả vốn vay ngân hàng.

14. Người điều hành là vị thuyền trưởng đích thực, bình tĩnh trước mọi sóng gió và chèo lái con thuyền đi đúng hướng. 

15. Công ty có một bộ máy minh bạch. 

Cách đầu tư cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM

Bên cạnh Philip Fisher, trường phái đầu tư tăng trưởng còn có nhiều tên tuổi khác và William O'neil - nhà đầu tư, tác giả nổi tiếng cũng là một trong số đó. Ông là người đã sáng tạo ra cách đầu tư cổ phiếu CANSLIM trong quá trình khi nghiên cứu những cổ phiếu có lợi nhuận cao nhất từ năm 1953 – 1985. 

Đôi nét về William O'neil

O'Neil bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một nhà môi giới chứng khoán tại Hayden, Stone & Co. vào năm 1958. Song song với việc môi giới, O'Neil còn theo học tại Harvard (1960). Đây cũng là khoảng thời gian ông tìm ra CANSLIM và chính CANSLIM đã giúp ông bước lên đỉnh cao trở thành nhân viên môi giới xuất sắc nhất của công ty trong giai đoạn này.

Sau những thành công từ nghề môi giới và đầu tư tài chính, O’Neil quyết  định thành lập một công ty môi giới, William O’Neil & Co., Inc - vào năm 1963. Đây cũng là công ty đầu tiên vi tính hóa cơ sở dữ liệu chứng khoán hàng ngày và bán nghiên cứu của mình cho các nhà đầu tư tổ chức, theo dõi hơn 70.000 công ty trên toàn thế giới. Ở độ tuổi 30, O’Neil trở thành người trẻ nhất từng mua một chỗ trong sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE). Từ năm 1962 đến 1964 với phương pháp chọn cổ phiếu đơn giản kết hợp phân tích biểu đồ đã giúp tài khoản chứng khoán của ông tăng lên tới trên 20 lần.

Năm 1984, ông đã lập ra thêm một tờ nhật báo tài chính quốc gia với tên gọi là Investor’s Daily William O’Neil, và đổi tên thành Investor’s Business Daily vào năm 1991. Hiện tại, dù tờ Investor’s Business Daily đã được bán cho News Corp (năm 2021) nhưng O’Neil vẫn thường xuyên viết và giảng bài về các chủ đề liên quan đến đầu tư trên khắp nước Mỹ. Bên cạnh đó, ông còn xuất bản hai cuốn sách được đánh giá cao là Cách kiếm tiền từ chứng khoán24 bài học cần thiết để đầu tư thành công .

CANSLIM là gì?

Cụ thể, O'neil cho rằng những cổ phiếu tăng trưởng tốt, đáng đầu tư đều có chung các đặc tính cơ bản sau:

C - Current quarterly earnings per share: Lợi tức trên cổ phần quý hiện tại EPS, quý trước đó cần đạt tối thiểu 20% – 25% so với cùng kỳ và thu nhập phải đến từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp.

A - Annual earnings growth: Tăng trưởng lợi nhuận hàng năm trong 3 năm liên tục, LNST 4 quý gần nhất hoặc năm gần nhất phải cao nhất trong 3 năm. ROE 4 quý hoặc năm gần nhất thấp nhất phải đạt 17%, biên LNTT đạt tối thiểu 17% nhưng cần xét đến đặc thù ngành.

N - New products, New Management, New Highs: Thời điểm mua cổ phiếu hợp lý là khi doanh nghiệp sắp mắt sản phẩm mới, có bộ máy quản lý mới hay có những chính sách/quy định thúc đẩy hoạt động ngành được áp dụng hoặc giá cổ phiếu sắp đạt đỉnh.

S - Supply and Demand: Cổ phiếu được săn đón trên thị trường, có khối lượng giao dịch lớn (nhu cầu lớn) sẽ là lựa chọn an toàn.

L - Leading industry: Nên mua cổ phiếu bluechips, cổ phiếu của doanh nghiệp đầu ngành hay đứng đầu trong một lĩnh vực nào đó. Tuyệt đối tránh cổ phiếu “đội sổ”. 

I – Institutional Sponsorship: Cổ phiếu tiềm năng và đáng để đầu tư thường sẽ được “bảo trợ” bởi các tổ chức uy tín như  quỹ đầu tư, ngân hàng, quỹ hưu trí…  bởi những tổ chức này thường có đội ngũ chuyên gia phân tích chuyên nghiệp nên rất khắt khe trong việc lựa chọn cổ phiếu.

M – Market direction: Cần theo dõi xu hướng thị trường để lựa chọn danh mục và điều chỉnh tỷ lệ vốn phù hợp. 

Chọn cổ phiếu theo mẫu hình VCP

VCP - Volatility Contraction Pattern là mẫu hình thu hẹp biên độ biến động giá do  “phù thủy trader” Mark Minervini tìm ra. Chính xác thì VCP thường được sử dụng để tìm kiếm thời điểm mua tốt nhất khi cổ phiếu đang trong trend tăng dài hạn. 

Mark Minervini là ai?

Mark Minervini là một nhà phân tích kỹ thuật, tác giả nổi tiếng của những cuốn sách best-seller như “Trade Like a Stock Market Wizard” (Giao dịch như một phù thuỷ chứng khoán) và “Think and Trade Like a Champion” (Cách tư duy và giao dịch như một nhà vô địch). Ông có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, và từng được giới thiệu trong Chuyên gia hướng dẫn thị trường chứng khoán của Jack Schwager; Trò chuyện với các nhà giao dịch chứng khoán hàng đầu của Mỹ.

Năm 1983, Minervini khởi nghiệp chỉ với vài nghìn USD khi đầu tư vào cổ phiếu của Allis Chalmer. Song bằng trí tuệ vượt trội,  Mark Minervini đã gia tăng tài khoản của mình thành hàng triệu USD, kiếm về lợi nhuận trung bình 220% mỗi năm trong hơn 5 năm liên tiếp chỉ với một quý thua lỗ; tổng lợi nhuận lên tới 33.500%.

Cách đầu tư cổ phiếu theo mẫu hình VCP

Để nhận diện mô hình VCP, nhà đầu tư nên chú ý vào các đặc điểm sau đây:

-   Độ biến động giá thu hẹp dần với số lần thu hẹp từ 2-6 lần, độ biến động đầu tiên điều chỉnh ở mức 10 - 35%, kéo dài trong 3-5 tuần. Biên độ của mỗi lần điều chỉnh thu hẹp giảm dần.

-   Khối lượng giao dịch giảm dần.

-   Trong một chu kỳ của cổ phiếu (gồm 4 giai đoạn là tích lũy, tăng giá, phân phối, giảm giá), mô hình VCP sẽ nằm trong giai đoạn tăng giá. So với vùng tích lũy ban đầu, giá đã tăng khoảng 30-40%.

Nếu tìm cổ phiếu theo VCP, bạn nên kiên nhẫn chờ đợi mẫu hình hoàn tất thì mới thực hiện mua vào để tránh trường hợp chôn vốn hoặc không đạt lợi nhuận tối ưu khi mua vào/bán ra quá sớm.

Trên đây là những cách đầu tư cổ phiếu theo trường phái tăng trưởng đã được nhiều nhà đầu tư sử dụng và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, bạn không nên tuyệt đối hóa một phương pháp nào vì mỗi phương pháp khi ứng dụng vào thực tiễn sẽ có những ưu, nhược điểm và phù hợp trong những bối cảnh nhất định. Do vậy, cần linh hoạt kết hợp thêm với các phương pháp chọn lọc cổ phiếu khác tùy theo mục tiêu đầu tư cũng như năng lực phân tích của từng cá nhân nhà đầu tư.

Học chứng khoán trọn gói cùng Finashark

Bám sát nhu cầu và thị hiếu của lớp nhà đầu tư mới năng động, Finashark - hệ thống tín hiệu giao dịch chuyên nghiệp đã thiết kế khóa học chứng khoán trực tuyến trọn gói từ A - Z, phù hợp với những ai đang tìm hiểu về đầu tư và cả những broker tập sự. Với chủ đề rõ ràng, cụ thể, khóa học chứng khoán ngắn hạn tại Finashark sẽ cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản từ việc quản lý tài chính cá nhân, phân bổ tài sản vào các kênh đầu đến cách thức giao dịch như một nhà đầu tư chuyên nghiệp. 

Học chứng khoán trực tuyến

Học chứng khoán trực tuyến

Khóa học chỉ kéo dài trong 20 buổi (khoảng 30 giờ) theo hình thức online qua các video hoặc qua zoom, lớp đào tạo chứng khoán Finashark sẽ giúp học viên rút ngắn thời gian tìm hiểu về thị trường, được tiếp cận với phương pháp đầu tư được xác thực. Trong quá trình học, bạn còn được ứng dụng Hệ thống phân tích dòng tiền độc quyền do Finashark triển khai, được tư vấn, hỗ trợ 24/7, đảm bảo quá trình học tập không bị gián đoạn.

Để biết thêm chi tiết dịch vụ đào tạo chứng khoán Finashark, khách hàng vui lòng liên hệ:

Finashark - Hệ thống phân tích dữ liệu dòng tiền chuyên nghiệp, hiệu quả

Hotline: 0901 345 869

Email: lienhe@finashark.vn

Website: finashark.vn

https://finashark.com/dao-tao.html