*Bài viết này chúng tôi hướng dẫn cắt lỗ cho cổ phiếu nhưng có thể áp dụng tương tự với các loại tài sản khác như Forex, thị trường hàng hóa…
Một trong những câu nói lâu đời nhất ở Phố Wall là "Cắt lỗ nhanh và để lãi chạy" (Cut your losses short and let your winners run). Một lời khuyên thông thái! nhưng nhiều người dường như làm ngược lại, bán cổ phiếu sau một khoản lời nhỏ để rồi nó tăng giá cao hơn, hoặc nắm giữ một cổ phiếu với một khoản lỗ nhỏ, để rồi bị thua lỗ nhiều hơn nữa.
Không ai muốn mua một cổ phiếu mà họ tin rằng nó sẽ giảm giá và giá trị sẽ thấp hơn những gì họ đã trả cho nó. Tuy nhiên, việc giá cổ phiếu giảm là điều rất phổ biến trong đầu tư. Do đó, mục tiêu không phải là để tránh thua lỗ mà là giảm thiểu nó. Kiểm soát tốt khoản lỗ sẽ phân biệt nhà đầu tư thành công với những người còn lại. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn nổi bật giữa đám đông và chỉ bạn cách xác định khi nào bạn nên thực hiện.
Ý tưởng quan trọng
Mặc dù logic là cắt lỗ nhanh, nhiều khi bạn vẫn cố gắng gồng lỗ. Bạn chắc chắn đóng một số vị thế với khoản lỗ lớn chưa thực hiện. Trường hợp tốt nhất, đó là tiền "không hoạt động", có nghĩa là tiền không sinh lời; trường hợp tệ nhất, nó sẽ giảm giá trị hơn nữa và không bao giờ phục hồi. Thông thường, bạn tin rằng lý do bạn có rất nhiều khoản lỗ lớn, chưa thực hiện là do bạn mua cổ phiếu không đúng lúc. Bạn có thể tin rằng đó là điều xui xẻo, nhưng hiếm khi tin rằng đó là do những lỗi của chính bản thân mình.
Nhìn lướt qua biểu đồ dài hạn của bất kỳ chỉ số chứng khoán chính nào cũng sẽ thấy một đường di chuyển từ góc dưới bên trái sang phía trên bên phải. Trong bất kỳ giai đoạn dài hạn nào, thị trường chứng khoán sẽ luôn tạo ra những đỉnh cao mới. Biết rằng thị trường chứng khoán sẽ tăng cao hơn, bạn đã lầm tưởng rằng cuối cùng cổ phiếu của bạn sẽ phục hồi trở lại. Tuy nhiên, chỉ số chứng khoán được tạo thành từ các công ty tốt. Nó là chỉ số của những công ty chiến thắng.
Những cổ phiếu ít thành công có thể đã từng là một phần của một chỉ số, nhưng nếu chúng giảm đáng kể về giá trị, cuối cùng chúng sẽ được thay thế bởi các công ty tốt hơn. Các chỉ số luôn được bổ sung bằng cách loại bỏ những công ty thua lỗ và thay thế chúng bằng những công ty tốt. Do đó, nhìn vào các chỉ số chính có xu hướng phóng đại khả năng phục hồi của cổ phiếu trung bình, nó chưa chắc phục hồi trở lại. Trên thực tế, nhiều công ty không bao giờ lấy lại được mức cao trong quá khứ và một số thậm chí phá sản.
Bằng cách tránh bán một cổ phiếu thua lỗ, nhiều bạn không phải thừa nhận rằng bạn đã quyết định sai. Theo ảo tưởng sai lầm rằng đó không phải là một khoản lỗ cho đến khi bán cổ phiếu, bạn chọn tiếp tục giữ một vị thế thua lỗ. Làm như vậy, bạn tránh được sự hối hận khi có một lựa chọn sai lầm. Sau khi một cổ phiếu bị thua lỗ, nhiều người có kế hoạch giữ nó cho đến khi nó hồi phục về giá mua. Họ dự định bán cổ phiếu một khi họ thu lại được mớ giấy mất giá trị này. Điều này có nghĩa là họ sẽ hòa vốn và "xóa" sai lầm của mình. Thật không may, nhiều cổ phiếu tương tự sẽ tiếp tục trượt giá.
Khi danh mục đầu tư đang hoạt động tốt, bạn thường có xu hướng trông nom chúng như những khu vườn được chăm sóc tốt. Bạn thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong việc quản lý các khoản đầu tư và gặt hái thành quả lao động của mình. Tuy nhiên, khi cổ phiếu của bạn đang đi ngang hoặc giảm giá, đặc biệt là trong thời gian dài, bạn bị mất tập trung. Do đó, danh mục bị bỏ bê. Thay vì loại bỏ những công ty thua lỗ, bạn không làm gì cả. Theo quán tính và thay vì cắt giảm những thua lỗ, bạn thường để chúng vượt khỏi tầm kiểm soát.
Hy vọng là niềm tin vào khả năng của một kết quả tích cực, mặc dù có một số bằng chứng ngược lại. Hy vọng cũng là một trong những đức tính thần học chính yếu trong các truyền thống tôn giáo khác nhau. Mặc dù hy vọng có chỗ đứng trong thần học, nhưng nó không thuộc về thế giới lạnh lùng và khắc nghiệt của thị trường chứng khoán. Mặc dù tiếp tục có tin xấu, bạn sẽ kiên định giữ cổ phiếu thua lỗ, chỉ dựa trên hy vọng mờ nhạt rằng ít nhất nó sẽ quay trở lại giá mua. Quyết định nắm giữ không dựa trên phân tích hợp lý hoặc chiến lược đầu tư được cân nhắc kỹ lưỡng, và thật không may, mong muốn và hy vọng một cổ phiếu sẽ tăng giá không trở thành hiện thực.
Thường thì bạn bán cổ phiếu khi thua lỗ trước khi những thua lỗ nhiều hơn. “Hy vọng” không phải là một chiến lược, và một bạn phải có lý do hợp lý để giữ vị thế thua lỗ. Những gì bạn đã trả cho một cổ phiếu không phù hợp với xu hướng trong tương lai của nó. Cổ phiếu sẽ tăng hoặc giảm dựa trên các tác động trên thị trường chứng khoán.
Chúng ta hãy xem xét một số cách để đảm bảo một khoản lỗ nhỏ không làm tiền “chết” hoặc biến thành một khoản lỗ lớn hơn:
Ghi ra giấy các chiến lược với một bộ quy tắc mua và bán cổ phiếu với quy định bán cổ phiếu trước khi thua lỗ. Chiến lược có thể dựa trên các yếu tố cơ bản, kỹ thuật hoặc định lượng.
Một bạn thường có khá nhiều lý do để mua một cổ phiếu, nhưng thường không có ranh giới đặt ra khi nào hoặc tại sao nên bán nó. Đừng để điều này xảy ra với bạn. Đặt lý do để bán cổ phiếu và bán chúng khi những lý do này xảy ra. Lý do có thể đơn giản như: "Bán nếu có tin xấu về sự phát triển của công ty hoặc nếu phân tích thấy giá thấp hơn giá mục tiêu".
Có một lệnh dừng lỗ đối với các cổ phiếu mà bạn sở hữu, đặc biệt là các cổ phiếu biến động nhiều, là lời khuyên chính cho chủ đề này. Lệnh dừng lỗ sẽ ngăn cảm xúc và sẽ hạn chế tổn thất của bạn. Điều quan trọng, một khi mức dừng lỗ được đặt ra, đừng điều chỉnh nó khi giá cổ phiếu giảm xuống.
Một cách đều đặn, hãy xem xét cổ phiếu bạn nắm giữ và tự hỏi mình câu hỏi đơn giản này: "Nếu tôi không sở hữu cổ phiếu này, tôi có mua nó ngay hôm nay không?" Nếu câu trả lời là "Không", thì nên bán nó.
Hãy xử lý trước khi tổn thất của bạn trở nên lớn hơn luôn là một chiến lược tốt. Trong đầu tư, không phải lúc nào cũng có thể tránh được thua lỗ, nhưng người thành công chấp nhận điều này và cố gắng giảm thiểu thua lỗ thay vì né tránh thua lỗ.
P/s: Finashark phát triển các Indicator giúp bạn quản trị rủi ro tốt hơn, đầu tư hiệu quả hơn. Xem tại đây.