Có nên mở tài khoản chứng khoán ở công ty có mức phí thấp không? Cách mở tài khoản nhanh

Khi mở tài khoản chứng khoán, chi phí là yếu tố được nhà đầu tư quan tâm hàng đầu, ảnh hưởng tới quyết định chọn công ty chứng khoán. Có ý kiến cho rằng chi phí thấp thường đi kèm với chất lượng kém song điều này không hoàn toàn đúng. Vậy nên hay không mở tài khoản ở công ty có phí giao dịch thấp?

Mở tài khoản chứng khoán là bước đầu tiên trong quá trình đầu tư thực chiến. Thông thường, các công ty lớn sẽ có mức phí cao hơn trong khi các công ty tầm trung hoặc nhỏ thường thu hút người dùng bằng chi phí giao dịch hay lãi suất vay margin ở mức thấp. Dù không thể khẳng định chi phí ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ tư vấn song ít nhiều khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư cũng có sự phân hoá.

So sánh phí tại các công ty chứng khoán

Nhà đầu tư tham gia thị trường cần phải trả nhiều loại phí như: phí giao dịch (phí phải trả khi mua bán cổ phiếu qua công ty chứng khoán),  phí vay ký quỹ (lãi suất margin), phí lưu ký chứng khoán, thuế thu nhập cá nhân… Tuy nhiên quan trọng nhất là phí giao dịch và lãi suất vay margin. Nhìn chung, phí giao dịch các công ty chứng khoán hiện nay dao động khoảng 0% - 0,4% giá trị mỗi lần giao dịch, còn lãi suất cho vay margin trong khoảng 8-14,4% mỗi năm.

Dưới đây là bảng so sánh phí giao dịch và phí vay ký quỹ tại một số CTCK uy tín nhất:

CTCK

Phí giao dịch

Lãi suất margin

VPS

Giao dịch trực tuyến 0,2%

Giao dịch qua các kênh khác:

- Dưới 100 triệu đồng: 0,3%

- Từ 100 đến dưới 300 triệu đồng: 0,27%

- Từ 300 đến dưới 500 triệu đồng: 0,25%

- Từ 500 đến dưới 1 tỷ đồng: 0,22%

- Từ 1 tỷ đến dưới 2 tỷ đồng: 0,2%

- Từ 2 tỷ đồng trở lên: 0,15%

Dao động từ 0,018889%/ngày - 0,038889%/ngày, tương đương 6,8% - 14%/năm

SSI

Giao dịch trực tuyến: 0,25%

Giao dịch qua các kênh khác:

- Dưới 50 triệu đồng: 0,4%

- Từ 50 triệu đến dưới 100 triệu đồng: 0,35%

- Từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng: 0,3%

- Từ 500 triệu đồng trở lên: 0,25%

12%/năm, 0,033%/ngày

HSC

Giao dịch trực tuyến: 0,2%

Riêng giao dịch từ 1 tỷ đồng trở lên là 0,15%

Giao dịch qua các kênh khác:

- Dưới 100 triệu đồng: 0,35%

- Từ 100 đến dưới 300 triệu đồng: 0,3%

- Từ 300 đến dưới 500 triệu đồng: 0,25%

- Từ 500 đến dưới 1 tỷ đồng: 0,2%

- Từ 1 tỷ đồng trở lên: 0,15%

0,04%/ngày, 14,4%/năm

VNDS

Giao dịch trực tuyến: 0,15%

Giao dịch qua các kênh khác:

- Giao dịch độc lập: 0,2%

- Giao dịch có hỗ trợ: 0,3%

- Giao dịch qua môi giới: 0,35%

0.034%/ngày, 12,41%/năm

MBS

Giao dịch trực tuyến: 0,12%

Giao dịch qua các kênh khác:

- Dưới 100 triệu đồng: 0,3% - 0,35%

- Từ 100 đến dưới 300 triệu đồng: 0,3% - 0,325%

- Từ 300 đến dưới 500 triệu đồng: 0,25% - 0,3%

- Từ 500 đến dưới 700 triệu đồng: 0,2% - 0,25%

- Từ 700 triệu đến dưới 1 tỷ đồng: 0,15% - 0,2%

- Từ 1 tỷ đồng trở lên: 0,15%

 

0,0375%/ngày, 13,7%/năm

TBCS

0,1% trên tất cả các kênh giao dịch

Với khách hàng đăng ký sử dụng Gói ưu đãi iWealth Pro hoặc Trial: 0,075%

Khoảng 0,0315%, 11,5%/năm

 

Có nên mở tài khoản chứng khoán ở công ty có phí thấp không?

Với những với những nhà đầu tư ưa mạo hiểm, thích "lướt sóng", đánh T+, phí giao dịch và lãi suất margin sẽ có nhiều ý nghĩa. Ví dụ với một tài khoản 500 triệu nhưng sử dụng cả đòn bẩy, quay vòng liên tục, mua bán cổ phiếu T+, tổng giá trị giao dịch mỗi tháng có thể lên nhiều tỷ đồng. Phí giao dịch căn cứ theo tổng giá trị giao dịch, vì thế không phải con số nhỏ.

Vì vậy, nếu bạn đã có kiến thức nhất định về thị trường, tần suất giao dịch cao, phí giao dịch thấp có thể là một ưu tiên. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đầu tư lâu dài hay chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn cần cân nhắc tới các yếu tố khác khi lựa chọn nơi mở tài khoản, chẳng hạn chất lượng tư vấn, trải nghiệm thực tế trên app… Bạn có thể mở cùng lúc tài khoản tại một vài công ty để tự đánh giá nơi nào phù hợp nhất bản thân, về mục đích, chiến lược đầu tư. Dù lựa chọn như thế nào, hãy nhớ đích đến cuối cùng khi đầu tư chính là đạt lợi nhuận.

Cách mở tài khoản nhanh, đơn giản

Để mở tài khoản chứng khoán nhanh và đơn giản nhất thì bạn nên lựa chọn hình thức mở tài khoản online. Hiện nay, phần lớn các công ty chứng khoán đều cho phép nhà đầu tư mở tài khoản trực tuyến trên website hoặc ứng dụng của họ. Có 2 thứ bạn cần chuẩn bị, một là CMND (CCCD) và hai là điện thoại di động để nhận mật khẩu OTP. Một số công ty chứng khoán có thể yêu cầu định danh khách hàng bằng cách nhận diện khuôn mặt bằng camera máy tính hoặc điện thoại.

Tại website, hoặc ứng dụng của công ty chứng khoán, bạn chọn mở tài khoản sau đó nhập các thông tin cơ bản như: họ tên, số điện thoại, email, địa chỉ... theo yêu cầu. Sau đó, bạn cần cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng để nhận chuyển tiền từ tài khoản chứng khoán khi muốn rút tiền. Hoàn thành bước này, nhà đầu tư đã thành công mở tài khoản chứng khoán.

Tuy nhiên, các công ty chứng khoán sẽ gửi email yêu cầu nhà đầu tư hoàn tất thêm hồ sơ để cập nhật đầy đủ tính năng cho tài khoản. Hồ sơ gồm có: hai bản cứng đăng ký mở tài khoản và sử dụng dịch vụ giao dịch chứng khoán đã ký tên đầy đủ cùng với một bản photo CMND (CCCD) rồi gửi đến phòng giao dịch của công ty chứng khoán bằng cách đến trực tiếp chi nhánh, gửi cho nhân viên môi giới hoặc qua đường bưu điện.

Để biết thêm những thông tin chi tiết liên quan đến khóa học đầu tư chứng khoán ngắn hạn của Finashark, nhà đầu tư vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Finashark - Hệ thống phân tích dữ liệu dòng tiền chuyên nghiệp, hiệu quả

Hotline: 0901 345 869

Email: lienhe@finashark.vn

Website: finashark.vn