Hiện tượng “Thiên Nga đen” rất ít khi xảy ra, nhưng khi nó xảy ra không chỉ làm ảnh hưởng đến nền kinh tế mà cả thị trường chứng khoán cũng bị ảnh hưởng. Vậy hiện tượng “Thiên Nga đen” là gì? Đặc điểm của nó ra sao? Trong lịch sử đã từng có những sự kiện “Thiên Nga đen” vào diễn ra? Cách các nhà đầu tư cần làm khi gặp hiện tượng này là gì? Toàn bộ thắc mắc này của bạn sẽ được Finashark giải đáp trong bài viết dưới đây.
Hiện tượng “Thiên Nga đen” hay Black Swan là một sự kiện khó lường, nó không hề được dự báo trước nên hậu quả gây ra vô cùng nghiêm trọng với cả nền kinh tế, thị trường tài chính và thị trường chứng khoán. Thuật ngữ “Thiên Nga đen” lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn sách The Black Swan của Nassim Taleb vào năm 2007.
Hiện tượng “Thiên Nga đen” là gì?
Đặc điểm của hiện tượng “Thiên Nga đen” như sau:
Hiện tượng “Thiên Nga đen” hiếm gặp nhưng trong lịch sử cũng đã diễn ra một vài lần khiến cả nền kinh tế và thị trường chứng khoán chao đảo. Chẳng hạn như:
Bong bóng dot-com (bong bóng Y2K) chính là một sự kiện thuộc hiện tượng “Thiên Nga đen” xảy ra vào năm 2001. Với sự kiện này, nền kinh tế Mỹ và toàn thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thời điểm đầu thế kỉ 21 cũng là lúc hệ thống internet bắt đầu phát triển, cổ phiếu thuộc các công ty hoạt động về công nghệ được đầu cơ mạnh mẽ.
Một loại các công ty trong lĩnh vực công nghệ đã IPO và có cổ phiếu tăng chóng mặt. Các quỹ đầu tư mạo hiểm rót vốn vào các công ty công nghệ với mức định giá cao. Điều đó khiến giá cổ phiếu tăng mạnh và chỉ số thị trường chứng khoán đã lên cao trong khoảng thời gian khá ngắn. Việc tăng quá mức và bong bóng diễn ra khiến thị trường chứng khoán lao dốc không phanh, kéo theo sự suy thoái kinh tế.
Hiện tượng “Thiên Nga đen” đã từng xảy ra trong thị trường chứng khoán
Vào năm 2008, thị trường bất động sản tại Mỹ sụp đổ khiến tài chính toàn cầu bị khủng hoảng. Vỡ bong bóng nhà khiến các khoản vay cho việc mua nhà với các tổ chức tài chính không có khả năng chi trả. Điều đó khiến cho một loạt các tổ chức tài chính lớn gặp khó khăn, các tổ chức tài chính vừa và nhỏ rơi vào tình trạng phá sản.
Thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ, hệ lũy là nhiều thị trường khác trên thế giới cũng sụp theo. Thị trường chứng khoán châu Âu cùng vì thế mà sụp đổ, còn tại Châu Á, tiêu biểu như thị trường chứng khoán Nhật bản cũng ghi nhận chỉ số Nikkei xuống mức thấp nhất lịch sử vào tháng 10/2008. Thời điểm đó tại Việt Nam, chỉ số VN-Index đã giảm tới 70% riêng quý 1/2008.
Xem thêm: Cách đọc đồ thị phân tích kỹ thuật chuẩn cùng Finashark
Cũng trong năm 2008, cùng với sự kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu, hiện tượng “Thiên Nga đen” cũng xảy ra tại Zimbabwe. Thời điểm đó, lạm phát tại Zimbabwe đạt mức cao kỷ lục từ trước tới nay với 79.6 tỷ %, nó đã gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến nền kinh tế quốc gia này. Để khắc phục hậu quả, chính phủ Zimbabwe đã phải đổi sang sử dụng đồng Dollar thay cho đồng tiền truyền thống của quốc gia.
Hiện tượng “Thiên Nga đen” khiến thị trường chứng khoán tụt dốc không phanh
Năm 2016 Brexit (Anh rời EU), mới đây nhất chính là sự kiện dịch bệnh nCOV (Corona) xuất phát từ Trung Quốc vào năm 2020 khiến thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo, thị trường chứng khoán Việt Nam tụt dốc không phanh.
Các chuyên gia của Finashark khuyên nhà đầu tư khi đối mặt với hiện tượng “Thiên Nga đen” cần hết sức bình tĩnh, phân tích sâu về thị trường để tránh hiện tượng bán tháo gây ra hệ lụy sụp thị trường chứng khoán. Tốt nhất, các nhà đầu tư nên sử dụng công cụ chứng khoán phái sinh, công cụ phân tích kỹ thuật để có thể kiếm lợi nhuận ngay khi thị trường giảm.
Finashark - Hệ thống phân tích dữ liệu dòng tiền chuyên nghiệp, hiệu quả
Hotline: 0901 345 869
Email: lienhe@finashark.vn
Website: finashark.vn