Lập tài khoản chứng khoán online có rủi ro không? Cách học chơi chứng khoán cho người mới

Lập tài khoản chứng khoán online có rủi ro gì không, có được pháp luật công nhận không? Người mới tập chơi chứng khoán cần học kiến thức gì? Mất bao lâu để có thể chơi chứng khoán?

Trong thời đại công nghệ 4.0, lập tài khoản chứng khoán online ngày càng trở nên phổ biến. So với việc phải trực tiếp đến văn phòng giao dịch, cách thức này giúp nhà đầu tư tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển hoặc chờ đợi làm thủ tục. Tuy vậy, không ít nhà đầu tư vẫn lo ngại về rủi ro lộ thông tin cá nhân, thông tin tài khoản khi mở tài khoản trực tuyến.

Lập tài khoản chứng khoán online có rủi ro không?

Thực tế nguy cơ mất an toàn thông tin khi đăng ký tài khoản chứng khoán trực tuyến là có dù tỉ lệ tương đối thấp. Điều này xảy ra khi bạn mở tài khoản ở những trang web/ứng dụng không phải của công ty chứng khoán mà là của một bên thứ ba hoặc mở tài khoản ở những công ty không đảm bảo uy tín. Lúc này, thông tin cá nhân của nhà đầu tư có thể bị đánh cắp, bị sử dụng trái phép khiến bạn cảm thấy phiền toái, thậm chí là bị thiệt hại về tài chính.

Tuy nhiên, những CTCK lớn, lâu đời ngày nay cũng đầu tư nhiều cho công nghệ an ninh mạng, giúp các thông tin cá nhân, thông tin tài khoản của nhà đầu tư hoàn toàn bảo mật. Chưa kể, dù lập tài khoản chứng khoán online hay offline thì theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư cũng cần hoàn tất thủ tục hồ sơ ở dạng bản cứng gửi về văn phòng công ty chứng khoán để có thể kích hoạt tất cả các tính năng của tài khoản.

Do vậy, để hạn chế tối đa rủi ro, an tâm khi giao dịch, điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin về CTCK, bao gồm website/fanpage/ứng dụng, lịch sử hình thành và phát triển, tình hình kinh doanh, đánh giá của nhà đầu tư… để có lựa chọn phù hợp nhất.

Hướng dẫn học chơi chứng khoán cho người mới

Với nhà đầu tư chứng khoán mới, chưa có kiến thức về thị trường, bạn nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu. Kiến thức về chứng khoán thì rất rộng song bạn không nhất thiết phải quá uyên bác, am hiểu tường tận như chuyên gia. Thay vào đó, để tiết kiệm thời gian, nhà đầu tư cần chú trọng vào những mảng nội dung như hiểu được chứng khoán là gì và các sản phẩm trên thị trường chứng khoán, trường phái/phương pháp đầu tư, cách phân tích và chọn lọc cổ phiếu…

Chứng khoán là gì, gồm những sản phẩm nào?

Theo Khoản 1 Điều 4 của Luật Chứng khoán 2019, chứng khoán là tài sản, bao gồm:

  • Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ
  • Chứng quyền, chứng quyền có đảm bảo, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký
  • Chứng khoán phái sinh
  • Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.

Tại thị trường Việt Nam, cổ phiếu là sản phẩm phổ biến nhất và được nhiều nhà đầu tư cá nhân chọn lựa. Bạn cũng có thể mua chứng quyền, chứng quyền có đảm bảo hoặc chứng khoán phái sinh… nhưng lưu ý rằng những loại chứng khoán này đòi hỏi bạn phải thực sự sâu sát với thị trường và đã có kinh nghiệm nhất định. Đừng nên mạo hiểm nếu bạn không muốn nhận ngay trái đắng.

Mua chứng khoán như thế nào?

Để mua chứng khoán, trước tiên bạn cần lập tài khoản chứng khoán online hoặc offline theo đúng quy định. Sau đó là học cách xem bảng giá chứng khoán và tìm hiểu về các quy định khi mua bán trên sàn giao dịch.

Chi tiết cách đọc bảng giá chứng khoán

Với việc xem bảng giá, nhà đầu tư mới cần thế nào là giá mua, giá bán, khối lượng mua, khối lượng bán, giá khớp lệnh trên bảng giá. Cụ thể:

  • Cột mã chứng khoán (CK): Là tập hợp các mã chứng khoán giao dịch được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp (được sắp xếp theo thứ tự từ A – Z).
  • Giá tham chiếu (TC - màu vàng): Là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt), được lấy làm cơ sở để tính toán Giá trần và Giá sàn. Riêng sàn UPCOM, Giá tham chiếu được tính bằng Giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.
  • Cột Trần (giá trần - màu tím) và cột Sàn (giá sàn - màu xanh dương): Là mức giá cao nhất/thấp nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Trên sàn HOSE, giá chứng khoán = Giá tham chiếu ±7%; tại sàn HNX, giá chứng khoán = Giá tham chiếu ±10%; giá chứng khoán sàn UPCOM = Giá tham chiếu  ±15%. Lệnh mua/bán chỉ được khớp khi nhà đầu tư đặt giá mua/bán trong khoảng giá trần và giá sàn.
  • Cột Tổng KL: Cho biết khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một ngày giao dịch hay tính thanh khoản của cổ phiếu.
  • Cột “Bên mua”: Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt mua cao nhất) và khối lượng đặt mua tương ứng.
  • Cột “Bên bán”: Hệ thống hiển thị 03 mức giá chào bán tốt nhất (giá chào bán thấp nhất) và khối lượng chào bán tương ứng.
  • Cột “Khớp lệnh”: Là hệ thống cột bao gồm các cột “Giá”, “KL”, “+/-“. Trong thời gian giao dịch, ý nghĩa của các cột như sau:
    • Cột “Giá”: Mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày
    • Cột “KL” (Khối lượng khớp): Khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp
    • Cột “+/-“ (Tăng/Giảm giá): là mức thay đổi giá sao với Giá tham chiếu
  • Cột “Giá”: Là hệ thống cột bao gồm các cột “Giá cao nhất”, “Giá thấp nhất” (tính từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại) và “Giá TB”.

Các quy định trên sàn chứng khoán

Hiện tại, nhà đầu tư có thể giao dịch ở 3 sàn, bao gồm: Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE), Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và sàn UPCOM. Các sàn mở cửa vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6, trừ ngày lễ, Tết. Thời gian giao dịch trong ngày từ 9:00 sáng đến 2:45 chiều, nghỉ trưa từ 11:30 sáng đến 1:00 chiều.

Thời gian giao dịch đối với chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ ETF và cổ phiếu như sau:

Phiên

Phương thức giao dịch

Giờ giao dịch

Sáng

Khớp lệnh định kỳ

9h00’ – 9h15’

Khớp lệnh liên tục

9h15’ – 11h30’

Nghỉ trưa

 

11h30’ – 13h00’

Chiều

Khớp lệnh định kỳ

13h00’ – 14h30’

Khớp lệnh liên tục

14h30’ – 14h45’

Đối với trái phiếu:

  • 9h-11h30: Giao dịch thỏa thuận
  • 11h30-13h: Nghỉ giữa phiên giao dịch
  • 13h-15h: Giao dịch thỏa thuận

Phiên khớp lệnh định kỳ là phiên xác định mức giá mở cửa và mức giá đóng cửa (mức giá có khối lượng khớp lệnh là lớn nhất) của 1 ngày giao dịch. Trong phiên khớp lệnh định kỳ, các lệnh ATO (At-the-open) và ATC (At-the-close) sẽ được sử dụng. Đây là 2 loại lệnh được ưu tiên khớp trước mọi lệnh, chỉ có khối lượng mà không có mức giá cố định.

Phiên khớp lệnh liên tục là phiên khớp các lệnh mua/bán ngay khi nhập vào hệ thống. Loại lệnh được sử dụng nhiều nhất là lệnh LO (hay, lệnh giới hạn, limited order). Lệnh LO là lệnh yêu cầu mua hoặc bán tại 1 mức giá xác định (mức giá bạn đặt) hoặc tốt hơn.

Tìm kiếm cổ phiếu tiềm năng

Sau khi nắm được cách lập tài khoản chứng khoán online, cách thức giao dịch, nhà đầu tư cần biết đánh giá cổ phiếu tiềm năng để bắt đầu đầu tư. Có 2 trường phái thông dụng là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.

Với phân tích cơ bản, nhà đầu tư cần tìm hiểu về các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, triển vọng ngành và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành, các chỉ số quan trọng như ROA, ROE, P/E, P/B… Đi theo con đường này, bạn có thể tham khảo các phương pháp chọn lọc cổ phiếu như CANSLIM, tiêu chí chọn cổ phiếu theo đầu tư giá trị của Warren Buffett, theo đầu tư tăng trưởng của Philip Fisher…

Nếu lựa chọn phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư cần xem xét mối tương quan giữa giá và khối lượng giao dịch, thể hiện qua các biểu đồ, đồ thị. Một số chỉ báo hữu ích mà bạn có thể tham khảo là đường trung bình động, biểu đồ nến, chỉ số RSI, MACD Histogram… Nâng cao hơn, bạn cũng có thể cài đặt các phần mềm bộ lọc cổ phiếu như Amibroker, MT5, Tradingview.

Thời điểm tốt nhất để mua hoặc bán cổ phiếu?

Điều này sẽ phụ thuộc vào phương pháp đầu tư mà bạn lựa chọn. Thực tế sẽ không có thời điểm nào là tốt nhất mà nhà đầu tư phải xem xét dựa trên mục tiêu đầu tư cũng như tình hình thị trường.

Nhà đầu tư theo phân tích cơ bản nên mua cổ phiếu khi giá thị trường thấp hơn giá sổ sách tối thiểu khoảng 20%. Trong khi đó, các trader cho rằng một trong những thời điểm hoàn hảo để bắt đầu mua cổ phiếu, đó là "cổ phiếu vừa bắt đầu đột phá lên đỉnh giá mới từ nền tảng giá ổn định của nó."

Khi cổ phiếu đã sinh lời như kỳ vọng, nhà đầu tư cần cân nhắc chốt lời trước khi thị trường có diễn biến xấu. Cổ phiếu tăng trưởng 20 - 25% kể từ điểm mua sẽ là một mốc đáng xem xét. Nếu bạn bỏ qua nguyên tắc chốt lời đã đặt ra trước đó và chờ đợi mức tăng trưởng cao hơn, bạn có thể đối mặt với nguy cơ thua lỗ lớn. Đặc biệt, nếu thị trường đi xuống và giá đã giảm 5-7% so với điểm mua, cần nhanh chóng cắt lỗ để bảo vệ thành quả đầu tư.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc lập tài khoản chứng khoán online có rủi ro không và một và hướng dẫn cách chơi chứng khoán cho nhà đầu tư mới. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ cung cấp thêm hành trang để nhà đầu tư tự tin hơn khi bước chân vào thị trường.

Để biết thêm những thông tin chi tiết liên quan đến khóa học đầu tư chứng khoán ngắn hạn của Finashark, nhà đầu tư vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Finashark - Hệ thống phân tích dữ liệu dòng tiền chuyên nghiệp, hiệu quả

Hotline: 0901 345 869

Email: lienhe@finashark.vn

Website: finashark.vn