Mở tài khoản chứng khoán phái sinh thế nào? Có nên đầu tư chứng khoán phái sinh không?

Chứng khoán phái sinh được đánh giá là công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả, giúp nhà đầu tư có thể kiếm lời dù thị trường đi lên hay xuống. Vậy mở tài khoản chứng khoán phái sinh thế nào? Có nên đầu tư không?

Dù vẫn còn khá mới mẻ với phần lớn nhà đầu tư nhưng khoán phái sinh đã và đang chứng minh tiềm năng phát triển rất lớn trên thị trường. Ngày càng nhiều người quan tâm tới mở tài khoản chứng khoán phái sinh, mua bán hợp đồng tương lai nhằm kiếm lợi nhuận bất chấp xu hướng tăng/giảm của thị trường.

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách mở tài khoản phái sinh, đồng thời đưa ra sự khác biệt giữa chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở, ưu và nhược điểm của loại chứng khoán này để nhà đầu tư quyết định có nên đầu tư hay không.

Cách mở tài khoản chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh (CKPS) là một công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng xác nhận quyền và nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở (thực phẩm, nông sản, kim loại...) vào thời điểm xác định trong tương lai với mức giá nhất định được thỏa thuận trước.

Để mở tài khoản chứng khoán phái sinh, trước tiên nhà đầu tư cần có tài khoản chứng khoán cơ sở ở một CTCK nào đó. Sau đó, bạn có thể đăng ký mẫu hợp đồng mở tài khoản phái sinh tại quầy giao dịch hoặc trên website/ứng dụng của CTCK theo quy định của từng công ty.

  • Nhà đầu tư cá nhân sẽ cần cung cấp các giấy tờ bao gồm: Chứng minh thư/ CCCD/ Hộ chiếu (đối với cá nhân nước ngoài) còn hiệu lực.
  • Với nhà đầu tư là tổ chức, các giấy tờ cần có bao gồm: Giấy phép kinh doanh/quyết định thành lập; Điều lệ công ty và quyết định về người có thẩm quyền ký kết các Hợp đồng giao dịch chứng khoán phái sinh;                           Giấy giới thiệu của người đại diện tổ chức và giấy tờ tùy thân của người đại diện; Một số giấy tờ khác trong trường hợp tổ chức thuộc diện đầu tư CKPS có điều kiện.

 Lưu ý:

  • Nhà đầu tư chỉ giao dịch CKPS vào ngày làm việc kế tiếp sau khi tài khoản được kích hoạt thành công.
  • Để nộp tiền vào tài khoản phái sinh, nhà đầu tư có thể nộp tiền trực tiếp vào tài khoản phái sinh qua ngân hàng hoặc nộp tiền chuyển tiền từ tài khoản cơ sở sang tài khoản phái sinh.

Có nên đầu tư chứng khoán phái sinh không?

CKPS mang đến cơ hội kiếm tiền cho nhà đầu tư dù thị trường đi lên hay đi xuống khi dự đoán đúng xu hướng thị trường. Tất nhiên việc này cũng không hề đơn giản ngay cả khi bạn là nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm. Để trả lời cho câu hỏi nên đầu tư CKPS hay không, hãy cùng so sánh vài điểm khác biệt đặc trưng giữa thị trường phái sinh và cơ sở, cũng như những ưu và nhược điểm của CKPS.

Khác biệt giữa chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở

So với thị trường CKPS với sản phẩm tiêu biểu là cổ phiếu, thị trường CKPS “non trẻ” có khá nhiều khác biệt.

Đầu tiên phải kể đến khả năng hoán đổi vị thế linh hoạt của nhà đầu tư CKPS. Từ những phân tích thị trường, nhà đầu tư sẽ đưa ra kỳ vọng về sự tăng hay giảm chỉ số để đặt lệnh. Nếu dự đoán thị trường đi lên, bạn sẽ mua hợp đồng tương lai chỉ số (HĐTL) và bán hợp đồng tương lai chỉ số nếu kỳ vọng chỉ số giảm. Điều này dẫn tới một khác biệt nữa chính là khả năng bán khống của CKPS, khi nhà đầu tư có thể không cần nắm giữ tài sản nhưng vẫn có khả năng tham gia vị thế bán.

Khác biệt quan trọng thứ hai là về số tiền hoặc tài sản cần để giao dịch. Ở thị trường cơ sở, nhà đầu tư phải có đủ tiền trước khi giao dịch nhưng ở giao dịch HĐTL thì không. Khi giao dịch HĐTL chỉ số, bạn cần phải ký. Đây là khoản tiền “tiền cọc” đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của cả hai bên khi tham gia hợp đồng. Trung tâm lưu ký là cơ quan xác định tỷ lệ ký quỹ ban đầu cho mỗi loại hợp đồng. Khi không đủ số tiền ký quỹ như yêu cầu, nhà đầu tư có thể bị gọi ký quỹ và NĐT sẽ phải hoàn thành đầy đủ ký quỹ để tiếp tục giữ hợp đồng.

Một khác biệt cơ bản nữa giữa hai thị trường là thời gian và số lượng nắm giữ/sở hữu. Bạn có thể nắm giữ cổ phiếu mà không bị giới hạn về thời gian hay số lượng nhưng nếu mua HĐTL, bạn chỉ được giữ tối đa 5.000 hợp đồng (với cá nhân) cho đến ngày đáo hạn.

Cơ chế thanh toán của CKPS cũng không giống chứng khoán cơ sở khi NĐT giao dịch hợp thực hiện thanh toán toàn bộ lãi, lỗ mỗi ngày

Có nên đầu tư CKPS không?

Từ những khác biệt trên, có thể thấy rằng CKPS có những ưu điểm nổi bật sau đây:

  • Đòn bẩy cao: NĐT chỉ cần ký quỹ một phần giá trị hợp đồng, số lãi nhận được có thể lớn hơn nhiều so với vốn bỏ ra.
  • Có thể mua/bán linh hoạt trong ngày, NĐT có thể liên tục mở và đóng vị thế liên tục trong phiên để tìm kiếm lợi nhuận.
  • Cơ hội tìm kiếm lợi nhuận khi thị trường giảm điểm khi NĐT có thể tham gia vào vị thế bán HĐTL bất kỳ lúc nào (trừ trường hợp không nộp đủ số lượng ký quỹ yêu cầu trước khi tham gia hợp đồng).

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán chuyên nghiệp nói chung và phái sinh nói riêng không phải là “sàn đấu” của nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm. Muốn kiếm tiền từ CKPS, nhà đầu tư phải có khả năng dự đoán xu hướng thị trường, vững tâm lý, vững kiến thức để tránh trading quá nhiều và dẫn tới mất tiền. Đặc biệt, với đặc tính biến động giá nhanh, tỷ lệ đòn bẩy cao, rủi ro khi đầu tư CKPS cũng là không nhỏ.

Vậy có nên mở tài khoản chứng khoán phái sinh và đầu tư hay không?

Đáp án là có nếu bạn tự tin vào kinh nghiệm, năng lực của bản thân và đã có nhiều lần chiến thắng thị trường, làm chủ được tâm lý, kiểm soát được nguồn tiền bao gồm cả vốn tự có và tiền vay margin. Quan trọng hơn là bạn phải có tính kỷ luật, có chiến lược rõ ràng, luôn đặt ra mức lỗ/lãi ngay từ đầu để tránh thua lỗ nhất là khi sử dụng đòn bẩy cao.

Ngược lại, nếu vẫn còn là một “tay mơ”, bạn không nên mạo hiểm với loại chứng khoán này. Bởi dù là công cụ phân tán rủi ro hiệu quả song CKPS cũng mang lại rủi ro cao và có thể “đốt” tài khoản của bạn chỉ trong chớp mắt.

Để biết thêm những thông tin chi tiết liên quan đến khóa học đầu tư chứng khoán ngắn hạn của Finashark, nhà đầu tư vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Finashark - Hệ thống phân tích dữ liệu dòng tiền chuyên nghiệp, hiệu quả

Hotline: 0901 345 869

Email: lienhe@finashark.vn

Website: finashark.vn