Mở tài khoản chứng khoán trực tuyến có an toàn không? Quản trị rủi ro khi đầu tư là gì?

Mở tài khoản chứng khoán trực tuyến có an toàn không, có nên mở tài khoản online không là câu hỏi mà không ít người đặt ra khi chọn cách thức này thay vì trực tiếp làm thủ tục tại quầy. Nếu bạn cũng có chung thắc mắc, bài viết dưới đây sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích.

Rò rỉ thông tin khi mở tài khoản chứng khoán, bị lừa đảo khi mở tài khoản, thua lỗ khi đầu tư chứng khoán online… xuất hiện nhiều trên cả báo chí và mạng xã hội và khiến không ít người hoang mang. Vậy mở tài khoản chứng khoán trực tuyến có an toàn không? Rủi ro nào nhà đầu tư phải đối mặt khi mở tài khoản và làm thế nào để phòng ngừa?

Mở tài khoản chứng khoán trực tuyến có an toàn không?

Có tài khoản tại công ty chứng khoán (CTCK) là điều kiện bắt buộc để gia nhập thị trường. Ngoài cách mở tài khoản trực tiếp tại quầy, nhà đầu tư có thể mở tài khoản online bằng cách truy cập vào website/ứng dụng của CTCK để đăng ký thông tin mở tài khoản (họ tên, số điện thoại, email…) và định danh khách hàng (tải ảnh chụp CCCD/CMND, định danh điện tử). Tùy theo quy định của từng công ty (những công ty có hợp đồng điện tử) mà nhà đầu tư có thể phải gửi kèm thêm một bộ hồ sơ cứng bao gồm 1 bản sao CCCD và 2 bản đăng ký mở tài khoản và sử dụng dịch vụ giao dịch chứng khoán về văn phòng giao dịch gần nhất của công ty. Hoàn tất hồ sơ này, tài khoản của bạn sẽ được kích hoạt đầy đủ tính năng, tiện ích.

Hiện nay, phần lớn các CTCK dù lớn hay nhỏ đều cho phép nhà đầu tư mở tài khoản online vì sự tiện lợi, chủ động. Với công nghệ hiện đại, độ bảo mật cao, nhà đầu tư có thể yên tâm khi mở tài khoản và giao dịch.

Nhưng tại sao vẫn có người mở tài khoản online và bị lừa đảo, lộ thông tin? Đó có thể là do bạn truy cập vào website/ứng dụng không phải của CTCK. Trong bối cảnh an ninh mạng đang là vấn đề nhức nhối thì cũng không loại trừ khả năng các CTCK bị các đối tượng giả mạo thông tin website/ứng dụng.

Ngoài ra, nhà đầu tư còn có thể bị lừa tham gia vào các sàn giao dịch mang danh quốc tế nhưng thực chất là lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Các sàn này không được pháp luật Việt Nam công nhận nên rủi ro của nhà đầu tư cũng sẽ không được pháp luật bảo vệ.

Quản trị rủi ro khi đầu tư chứng khoán

Rủi ro khi đầu tư chứng khoán chỉ việc nhà đầu tư bị thua lỗ, “rơi” tiền trên thị trường. Theo kết quả một khảo sát, chỉ có khoảng 10% nhà đầu tư kiếm được tiền. Vậy nên rủi ro, thua lỗ trong đầu tư là khó tránh khỏi. Điều quan trọng là nhà đầu tư cần nhận diện được rủi ro và biết cách quản trị rủi ro, tức là biết cách phân tích, đo lường, đánh giá rủi ro để tìm biện pháp kiểm soát, giảm mức độ rủi ro xuống thấp nhất.

Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán

Chứng khoán là một thị trường đặc biệt mà ngay từ khi quyết định bước chân vào, bạn đã phải đối mặt với nhiều loại rủi ro. Cụ thể thì các rủi ro trong đầu tư chứng khoán được chia thành 2 loại, bao gồm:

- Rủi ro hệ thống: hay còn gọi là rủi ro thị trường. Đây là rủi ro đến từ lạm phát, lãi suất, tiền tệ, thanh khoản, hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp, các sự kiện chính trị, phá sản… có thể ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường.

- Rủi ro cụ thể hay còn gọi là rủi ro phi hệ thống, xảy ra ở từng trường hợp đầu tư riêng lẻ, thường do các vấn đề như pháp lý, truyền thông, xếp hạng doanh nghiệp, giá cả hàng hóa/dịch vụ… gây ra. Rủi ro phi hệ thống chỉ ảnh hưởng cá biệt tới khoản đầu tư, không có tính chất bao trùm cả thị trường.

Phòng ngừa rủi ro trong đầu tư thế nào?

Như đã nói, nhà đầu tư không thể tránh được rủi ro nhưng có thể quản trị, phòng ngừa rủi ro để giảm mức độ thiệt hại. Để làm được điều này, bạn cần chú ý những điều sau đây.

Xác định kỳ vọng lợi nhuận và khẩu vị rủi ro

Mỗi nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường đều kỳ vọng lợi nhuận song tùy mục tiêu mà tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của mỗi người sẽ không giống nhau, từ đó mà chiến lược đầu tư cũng sẽ khác. Lợi nhuận kỳ vọng càng cao thì khả năng chấp nhận rủi ro phải càng lớn. Nếu muốn an toàn, lợi nhuận chậm mà chắc, bạn nên đầu tư dài hạn vào các cổ phiếu midcap, bluechip. Còn nếu muốn “đánh nhanh thắng nhanh”, nhà đầu tư có thể cân nhắc các cổ phiếu vốn hóa thấp nhưng tốc độ tăng trưởng nhanh.

Nghiên cứu kỹ cổ phiếu trước khi đầu tư

Ngay cả khi có khả năng chịu rủi ro lớn, nhà đầu tư cũng nên thận trọng khi chọn cổ phiếu. Chỉ nên mua khi bạn thực sự hiểu về nó chứ không phải vì tâm lý FOMO hay được ai đó “phím hàng”. Để tìm được cổ phiếu tiềm năng, nhà đầu tư có thể nghiên cứu xu hướng nền kinh tế thế giới và Việt Nam, tìm kiếm ngành nghề/doanh nghiệp được hưởng lợi từ các chính sách, đánh giá triển vọng của ngành…

Đa dạng hóa danh mục

Dù không loại bỏ hoàn toàn rủi ro nhưng đa dạng hóa danh mục là một trong những cách giúp phân tán rủi ro hiệu quả. Bạn có thể đa dạng danh mục bằng cách đa dạng loại chứng khoán, ngành nghề đầu tư và phân bổ vốn hợp lý.

Khi danh mục đã hoàn chỉnh, nhà đầu tư cũng nên thường xuyên theo dõi các biến động từ thị trường, từ tình hình kinh tế vĩ mô… bởi chúng có thể ảnh hưởng đến thanh khoản, biến động giá chứng  khoán. Việc theo dõi tin tức sẽ giúp nhà đầu tư điều chỉnh danh mục kịp thời, nhất là giai đoạn thị trường đi xuống.

Đầu tư có kỷ luật

Nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường, nhất là nhà đầu tư không chuyên, ít nhiều bị chi phối bởi yếu tố cảm xúc và tâm lý. Vì vậy, đặt ra kỷ luật, nguyên tắc trước mỗi giao dịch sẽ giúp bạn không chỉ có định hướng rõ ràng mà còn hạn chế được các khoản thua lỗ lớn. Khi nào nên mua, nên bán, khi nào chốt lời, cắt lỗ… tất cả đều phải được lên kế hoạch từ trước khi đặt lệnh. Thị trường luôn có cơ hội, miễn là bạn còn tiền.

Mở tài khoản chỉ là bước đầu để tham gia vào thị trường chứng khoán. Nếu quyết đi đi theo con đường này, ngoài trăn trở việc mở tài khoản chứng khoán trực tuyến có an toàn không, nhà đầu tư nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu về thị trường, các kiến thức đầu tư… để có thể kiếm được tiền, đạt tỷ suất lợi nhuận tốt nhất.

Để biết thêm những thông tin chi tiết liên quan đến khóa học đầu tư chứng khoán ngắn hạn của Finashark, nhà đầu tư vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Finashark - Hệ thống phân tích dữ liệu dòng tiền chuyên nghiệp, hiệu quả

Hotline: 0901 345 869

Email: lienhe@finashark.vn

Website: finashark.vn