Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật - Nên chọn hướng nào?

So sánh phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật là hai phái lớn trong tài chính. Trong khi các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng cách tiếp cận tốt nhất là đi theo xu hướng khi nó hình thành thông qua hành động thị trường. Các nhà phân tích cơ bản lại tin rằng thị trường thường không đánh giá đúng giá trị.

Theo đó, phân tích cơ bản sẽ dành thời gian tìm hiểu các báo cáo tài chính. Trong đó gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính và nhiều yếu tố xoay quanh việc kinh doanh của một công ty. Với mục đích tìm kiếm giá trị nội tại hiện không được phản ánh trong giá.

Rất nhiều ví dụ thị trường đã xảy ra xoay quanh 2 trường phái này. Nhưng về bản chất, cả hai hình thức đều phù hợp. Vấn đề ở chỗ nó phù hợp với đối tượng nào.

phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Tôi đã từng làm trader tại HSC, vị trí giao dịch cho quỹ ngoại. Và đồng thời vai trò hiện tại đang tư vấn cho khối khách hàng cá nhân. Thì tôi nhận ra một điều, chúng ta cần phải xác định nơi chúng ta thuộc về.

Phương pháp phân tích cơ bản tìm cách bóc tách chi tiết từng hạng mục kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó nó vướng phải 2 yếu tố quan trọng: thông tin mật và mức độ chính xác của số liệu. Cả hai yếu tố này gây cản trở cho nhà đầu tư cá nhân. Họ chỉ được tiếp xúc với dữ liệu này thông qua các bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hay bản phân tích từ các công ty chứng khoán. Kể cả những thông tin được đưa ra là hợp lý và đúng chuẩn, thì liệu cơ hội đầu tư có còn ở đó khi nó đến tay bạn?

Thị trường hay có câu nói, ban đầu là nhà đầu tư lướt sóng. Nhưng sau vài tuần trở thành nhà đầu tư chiến lược. Tức là, mua vào và thấy giá giảm. Thay vì cắt lỗ theo kế hoạch ban đầu, thì lại mua thêm vì nghĩa giá đã rẻ hơn. Và cuối cùng thì nắm rất nhiều cổ phiếu nhưng giá thị trường không còn được như xưa, mặc dù giá trị “được cho là” rất hấp dẫn.

Vậy nên, một lần nữa có thể khẳng định, cả hai phương pháp đều hợp lý để ứng dụng trong đầu tư chứng khoán. Nhưng phương pháp nào phù hợp với chúng ta mới là điều quan trọng nhất.

Vì sao một doanh nghiệp tốt chưa chắc là một cổ phiếu tốt?

Cần định nghĩa thế nào là một doanh nghiệp tốt.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đưa ra 10 chỉ số đánh giá năng lực cho các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng. Cụ thể bao gồm:

  1. Hiệu suất sử dụng lao động
  2. Chỉ số thanh toán hiện tại
  3. Chỉ số thanh toán nhanh
  4. Chỉ số khả năng trả lãi vay
  5. Chỉ số nợ
  6. Chỉ số quay vòng vốn
  7. Chỉ số quay vòng vốn tự có
  8. Hiệu suất sinh lợi trên tài sản (ROA)
  9. Hiệu suất sinh lợi trên vốn sở hữu (ROE)
  10. Hiệu suất sinh lợi trên doanh thu (ROS)

Một doanh nghiệp thỏa mãn các tiêu chí trên được xác định là một doanh nghiệp tốt.

Cần định nghĩa thế nào là một cổ phiếu tốt.

Một cổ phiếu tốt là một cổ phiếu mang lại hiệu suất đầu tư cao nhất với mức chịu đựng rủi ro thấp nhất. Điều này thường không đi cùng với việc liệu doanh nghiệp đang đầu tư có tốt trong thời điểm xuống tiền hay không.

Điều này thể hiện rõ nhất qua giai đoạn Covid-19 thời điểm tháng 4.2020.

Qua đó nêu bật lên vì sao một doanh nghiệp tốt chưa chắc là một cổ phiếu tốt: tính phù hợp trong chứng khoán.

Nhận tín hiệu giao dịch

Bạn có biết dòng tiền lớn là nguyên nhân khiến giá chứng khoán tăng hoặc giảm?! Hơn 95% nhà đầu tư đang thua lỗ vì không biết bí mật này. 
Finashark xây dựng hệ thống thông minh phát hiện được hành vi dòng tiền lớn. Giúp đưa ra tín hiệu giao dịch chính xác mang lại lợi nhuận vượt trội cho người sử dụng. 

Cập nhật tín hiệu giao dịch Forex, cổ phiếu, thị trường hàng hóa và nhiều hơn nữa tại đây: Tín hiệu giao dịch

Đăng ký nhận tín hiệu giao dịch 7 NGÀY MIỄN PHÍ tại đây.

Mở tài khoản giao dịch tặng gói VIP tại đây.

 

tư vấn giao dịch Finashark