Với số đông nhà đầu tư ở Việt Nam, phân tích kỹ thuật (Technical analysis) là một phương pháp cực kỳ phổ biến. Tuy nhiên, với số lượng lên tới cả trăm chỉ báo, để ứng dụng PTKT vào thực tiễn đầu tư là không đơn giản. Nếu bạn đang loay hoay khi lựa chọn công cụ PTKT, những hướng dẫn chơi cổ phiếu chứng khoán dưới đây có thể hữu ích.
Phân tích cổ phiếu, chứng khoán là công việc mà mọi nhà đầu tư cần phải thực hiện để tìm kiếm cơ hội tiềm năng. Nếu như trước đây, phân tích cơ bản (PTCB) từng thống trị thị trường chứng khoán thì giờ đây, PTKT cũng ngày càng được sử dụng rộng rãi.
Để hiểu và vận dụng đúng phương pháp này, trước khi xen hướng dẫn chơi cổ phiếu chứng khoán theo PTKT, nhà đầu tư cần biết chính xác PTKT là gì, gồm những công cụ chỉ báo cơ bản nào và sử dụng ra sao.
PTKT đã xuất hiện tại châu Âu từ rất sớm, vào khoảng thế kỷ 17. Joseph de la Vega được cho là đã áp dụng các kỹ thuật PTKT ban đầu để dự đoán thị trường Hà Lan. Tuy vậy, Charles Dow - một nhà phân tích thị trường người Mỹ mới là người đặt nền móng kiến thức cho PTKT hiện đại. Tới năm 1948, khi Phân tích kỹ thuật về xu hướng chứng khoán (tác giả Robert D. Edwards và John Magee) - cuốn sách được coi như “giáo trình” hướng dẫn chơi cổ phiếu chứng khoán theo PTKT đầu tiên ra đời, PTKT đã được biết đến nhiều hơn.
Dù vậy, so với PTCB - phương pháp giúp định giá doanh nghiệp dựa trên các yếu tố cơ bản (doanh thu, tăng trưởng, nợ, khả năng của ban lãnh đạo…) đang rất thịnh hành ở thời điểm đó, PTKT dường như chưa có “đất” để phát huy hết giá trị.
Tuy nhiên, khi công nghệ tài chính xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến, PTKT chính thức bước vào thời kỳ đỉnh cao. Ưu điểm vượt trội của PTKT so với PTCB là tiết kiệm thời gian phân tích. Bằng cách kiểm tra sự vận động của giá thông qua các biểu đồ, đồ thị diễn biến giá và khối lượng giao dịch, nhà đầu tư có thể phân tích các biến động cung - cầu đối với cổ phiếu và từ đó ra quyết định mua bán.
Khi tìm hiểu các hướng dẫn chơi cổ phiếu chứng khoán theo PTKT, nhà đầu tư sẽ bắt gặp rất nhiều loại chỉ báo. Song thông dụng hơn cả là các chỉ báo/nhóm chỉ báo như mô hình nến Nhật, đường trung bình động và các chỉ báo động lượng.
So với các dạng biểu đồ khác, nến Nhật cung cấp nhiều thông tin về diễn biến giá. Mỗi cây nến Nhật cơ bản sẽ có 2 phần là thân nến và bóng nến. Cụ thể:
Để đánh giá hướng đi và diễn biến của thị trường, nhà đầu tư có thể dựa vào một số mẫu hình nến đảo chiều. Trong đó:
Các mô hình nến đảo chiều tăng giá thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm nên có thể dự báo xu hướng giảm giá sắp kết thúc và giá sẽ tăng trở lại, bao gồm các mẫu tiêu biểu như: Dragonfly Doji, nến Bullish Engulfing, nến Hammer (nến búa), nến Morning Star (sao mai), nến búa ngược Inverted Hammer.
Mô hình nến đảo chiều giảm giá thường được bắt gặp ở cuối xu hướng tăng để báo hiệu thị trường sắp đảo chiều theo hướng đi xuống, bao gồm: Nến Shooting star (sao rơi), Gravestone Doji (bia mộ), Nến đôi Tweezer Top, nến đôi Bearish Engulfing, nến Evening Star (sao hôm).
Đường trung bình động MA - Moving Average là trung bình cộng của chuỗi giá trong một khoảng thời gian. Có 3 đường MA, bao gồm: đường SMA (hay Simple Moving Average); đường EMA (hay Exponential Moving Average) và đường WMA (hay Weighted Moving Average).
Tín hiệu từ SMA thường đi sau thị trường và vì thế, nó có thể cho thấy xu hướng trung bình giá trong dài hạn. Trong ngắn hạn, đường EMA sẽ phản ứng với những biến động nhanh hơn nhưng có thể đưa ra các tín hiệu kém chính xác. Đường WMA có tác dụng hiển thị sự biến động giá rõ nét hơn đường SMA và EMA. Nếu chênh lệch giá giữa các phiên là lớn thì dùng WMA hiệu quả hơn đường SMA.
Không chỉ dự báo xu hướng, nhà đầu tư cũng có thể dựa vào đường MA để tìm tín hiệu mua/bán. Bạn có thể cân nhắc mua khi thị trường trong xu hướng tăng dài hạn. Lúc này, đường ngắn hạn vượt lên đường dài hạn. Ngược lại, nên cân nhắc bán nếu thị trường trong xu hướng giảm, khi mà đường ngắn hạn đi xuống dưới đường dài hạn.
Để theo dõi sự chuyển động giá tăng/giảm theo thời gian và lực của chuyển động, nhà đầu tư có thể sử dụng RSI và MACD Histogram - 2 chỉ báo thuộc nhóm chỉ báo động lượng (momentum). Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng chúng để phát hiện các điểm mà thị trường có thể sẽ đảo chiều.
RSI (Relative Strength Index) do J. Welles Wilder Jr. phát hiện ra. Dựa vào mức độ thay đổi giá được đo lường, nhà đầu tư có thể đánh giá các điều kiện quá mua (Overbought) hoặc quá bán (Oversold).
MACD Histogram là một dạng biểu đồ đo lường khoảng cách giữa đường MACD (Moving Average Convergence Divergence - Đường Phân kỳ Hội tụ trung bình động) và đường tín hiệu của nó. MACD Histogram gồm 3 thành phần chính: đường MACD, đường Signal (tín hiệu) và phần Histogram.
MACD Histogram là một chỉ báo trễ có tác dụng kép, nhà đầu tư có thể sử dụng nó để nhận dạng xu hướng cũng như xác định lực của xu hướng.
Thị trường sẽ trong xu hướng tăng nếu:
Thị trường sẽ trong xu hướng giảm nếu:
Ngày nay, với sự phát triển của AI, của trí tuệ nhân tạo, nhà đầu tư không cần thủ công theo dõi các chỉ báo mà có thể sử dụng hệ thống chỉ báo được khuyến nghị tự động. Cụ thể, máy học sẽ chủ động phân tích diễn biến thị trường và cung cấp các tín hiệu giao dịch một cách nhanh chóng, đảm bảo độ chính xác cao, giúp nhà đầu tư có hành động kịp thời.
Hiện tại, bạn có thể tham khảo hệ thống phân tích dòng tiền thông minh (dòng tiền lớn) độc quyền từ Finashark. Bằng cách phát hiện dòng tiền lớn tham gia thị trường, sau đó là phân tích chi tiết hành vi của dòng tiền dựa trên 3 khía cạnh: Chỉ báo dòng tiền - Chỉ báo đảo chiều - Chỉ báo rủi ro, hệ thống của Finashark sẽ đưa ra chiến lược giao dịch phù hợp để nhà đầu tư tham khảo.
Để xem chi tiết hướng dẫn chơi cổ phiếu chứng khoán bằng hệ thống phân tích dòng tiền Finashark, nhà đầu tư có thể truy cập tại link:
Finashark - Hệ thống phân tích dữ liệu dòng tiền chuyên nghiệp, hiệu quả
Hotline: 0901 345 869
Email: lienhe@finashark.vn
Website: finashark.vn