Chứng khoán Mỹ có một ngày giao dịch tiêu cực trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng ghi nhận tăng mạnh vào tháng 4. Chỉ số S&P 500, DJI và Nasdag lần lượt ghi nhận giảm 1.2%, 0.9% và 1.9%.
Lạm phát nhảy vọt lên 4.2%
Chỉ số giá CPI nhảy vọt lên 4.2% vào tháng 4, mức tăng mạnh nhất trong vòng 12 tháng kể từ năm 2018 trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà hồi phục, thể hiện nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ vượt hơn hẳn nguồn cung. Chỉ số này đo lường giá cả người tiêu dùng trả cho đồ ăn và dịch vụ.
Giá xe hơi đã qua sử dụng ghi nhận tăng 10% trong tháng 4 so với cùng kỳ tháng trước, mức tăng cao nhất trong lịch sử. Điều này đóng góp 1/3 trong tổng số mức tăng của chỉ số CPI. Các nhà lập pháp cũng theo dõi sát sao chỉ số này nhằm nắm bắt được rằng liệu giá cả có tiếp tục tăng mạnh trong thời gian sắp tới nhằm có những chính sách điều tiết thích hợp đối với nền kinh tế.
Tuy nhiên mức tăng trưởng CPI này đo lường so với cùng kỳ năm ngoái nên có thể không phản ánh hết được bức tranh của lạm phát. Laura Rosner Warburton, nhà kinh tế học tại MacroPolicy Perspectives, nhận định rằng chỉ số này so sánh cùng kỳ năm ngoái khi nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh do dịch bắt đầu bùng phát và các quốc gia bắt đầu đưa ra các biện pháp giãn cách xã hội, vì vậy chỉ số này có thể không quá tệ. Nếu như so với tháng 4 năm ngoái thì giá xăng dầu tăng 50%, tuy nhiên lại giảm 1.4% so với tháng trước. Nếu như bỏ qua năm dịch và so sánh với năm 2019 thì con số CPI chỉ ở mức 2.2%, một con số không quá lớn.
Nhà đầu tư hoảng loạn trước thông tin lạm phát
Tim Duy, nhà kinh tế học tại SGH Macro Advisers, nhận định:”Mức lạm phát cao hơn kỳ vọng đã khiến nhiều nhà đầu tư sợ hãi. Tuy nhiên liệu rằng mức lạm phát này sẽ tiếp tục kéo dài trong tương lai hay chỉ trong thời điểm nhất thời là một dấu hỏi lớn. Cục dự trữ liên bang Fed đã cam kết sẽ giữ nguyên lãi suất trong thời gian dài dù cho lạm phát nhất thời có thể vượt qua 2%. Tuy nhiên nếu lạm phát vẫn tiếp tục tăng mạnh như vậy sẽ gây lên áp lực lớn cho Fed.”
Việc lạm phát tăng mạnh có thể sẽ khiến Fed nhanh chóng thay đổi góc nhìn và triển khai các chính sách mới nhằm kiềm chế lạm phát. Fed có thể sẽ tăng lãi suất ngắn hạn trong tương lai gần, điều này sẽ có tác động tiêu cực tới cổ phiếu và các loại tài sản khác.
Trái phiếu ghi nhận tăng nhẹ trước thông tin về lạm phát. Lợi tức của Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm tăng lên 1.680% từ mốc 1.623%.
Nhìn vào la bàn dòng vốn đầu tư ngày 12/05 có thể thấy, dòng tiền ở kênh tài sản cổ phiếu có dấu hiệu bị rút ròng. Nhà đầu tư lo ngại về lạm phát đã chuyển sang cái loại tài sản khác như vàng và Bitcoin.
Bạn có biết dòng tiền lớn là nguyên nhân khiến giá chứng khoán tăng hoặc giảm?! Hơn 95% nhà đầu tư đang thua lỗ vì không biết bí mật này.
Finashark xây dựng hệ thống thông minh phát hiện được hành vi dòng tiền lớn. Giúp đưa ra tín hiệu giao dịch chính xác mang lại lợi nhuận vượt trội cho người sử dụng.
Cập nhật tín hiệu giao dịch Forex, cổ phiếu, thị trường hàng hóa và nhiều hơn nữa tại đây: Tín hiệu giao dịch
Đăng ký nhận tín hiệu giao dịch 7 NGÀY MIỄN PHÍ tại đây.
Mở tài khoản giao dịch tặng gói VIP tại đây.
--------------------------------------------------------------------------------
Phương pháp dòng tiền lớn.
*Bạn có biết dòng tiền lớn là nguyên nhân khiến giá chứng khoán tăng hoặc giảm?! Hơn 95% nhà đầu tư đang thua lỗ vì không biết bí mật này.
Finashark xây dựng hệ thống thông minh phát hiện được hành vi dòng tiền lớn. Giúp đưa ra tín hiệu giao dịch chính xác mang lại lợi nhuận vượt trội cho người sử dụng.
Disclaimer:
*Finashark tiếp cận các nguồn tin chính thống theo chuẩn mực tài chính quốc tế với sự phân tích chuyên sâu từ chuyên viên phân tích cao cấp được xác thực. Theo đó, các khuyến nghị đưa ra đều đạt chuẩn khuyến nghị đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, Finashark không chịu bất kỳ trách nhiệm thuộc bất kỳ loại nào phát sinh từ hay liên quan đến việc sử dụng hay dựa vào thông tin hay ý kiến trình bày trong báo cáo này.