Giá tiêu dùng tăng mạnh trong tháng 5, thể hiện nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh cũng như việc thiếu hụt nguồn lao động và nguyên vật liệu.
Lạm phát tăng mạnh nhất trong vòng 13 năm năm trở lại đây
Chỉ số giá tiêu dùng CPI của Mỹ tăng mạnh trong tháng 5, ghi nhận tăng lên hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 13 năm trở lại đây. Con số lạm phát mà Bộ Lao động Mỹ vừa công bố là con số cao nhất kể từ tháng 8 năm 2008. Trong khi đó, chỉ số CPI lõi, vốn loại bỏ sự biến động của lương thực và năng lượng, ghi nhận tăng 3.8% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái, đây là con số tăng mạnh nhất kể từ tháng 6 năm 1992.
Mức tăng lạm phát này cũng một phần đến từ nền giá thấp của năm ngoái, khi nhu cầu bị suy giảm đột ngột khi đại dịch Covid 19 bùng phát và các nước bắt đầu các biện pháp giãn cách xã hội, dẫn đến việc giá cả hàng hóa dịch vụ giảm mạnh. Do vậy, con số CPI này kỳ vọng sẽ tiếp tục ở mức cao trong tháng 6 và dần giảm kể từ mùa thu.
Người tiêu dùng đối mặt với việc giá cả tăng mạnh trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ hồi phục. Giá cho các phương tiện mới tăng mạnh trong bối cảnh nguồn cung chip thế giới thiếu hụt đã ảnh hưởng mạnh đến chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất xe ô tô. Việc này dẫn tới việc giá cả xe đã qua sử dụng tăng mạnh.
Các dịch vụ như giá vé máy bay và phòng khác sạn cũng ghi nhận tăng mạnh khi nhu cầu di chuyển và du lịch có xu hương tăng trở lại.
Trong khi đó, nhiều công ty đã bắt đầu tăng giá hàng hóa trước bối cảnh nguyên liệu đầu vào tăng mạnh. Các công ty sản xuất thực phẩm tuyên bố rằng giá nguyên vật liệu đang tăng mạnh và nhận định rằng lạm phát sẽ tăng thậm chí mạnh hơn dự báo.
Fed sẽ phản ứng như thế nào?
Các nhà lập pháp sẽ theo dõi sát sao vào dữ liệu tháng 5 nhằm tiếp tục đánh giá tình hình hiện tại của nền kinh tế. Liệu rằng mức lạm phát này chỉ xảy ra trong ngắn hạn hay sẽ kéo dài trong dài hạn là một yếu tố quan trọng của nền kinh tế và thị trường tài chính trong bối cảnh chính quyền tổng thống Biden, Quốc hội và Fed đã lên tiếng sẽ tiếp tục ủng hộ các chính sách hỗ trợ thị trường.
Lợi tức trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm vẫn duy trì ở mức rất thấp, ghi nhận tăng nhẹ lên mốc 1.504% trước thông tin về lạm phát.
Trên thực tế, Fed kỳ vọng rằng lãi suất sẽ tăng trong năm nay. Tuy nhiên, việc lạm phát tăng mạnh hơn dự báo và kéo dài có thể sẽ khiến Fed rút bớt các gói chính sách hỗ trợ thì trường sớm hơn dự định nhằm kiềm chế lạm phát. Kathy Bostjancic, nhà kinh tế học tại Oxford Economics, nhận định rằng mục tiêu giữ lạm phát ở mức 2% của Fed nhằm duy trì trạng thái ổn định của nền kinh tế.
Dựa vào la bàn dòng vốn ngày 10/06 có thể thấy, dòng tiền phần nào đã rút khỏi kênh cổ phiếu, thể hiện sự lo ngại về lạm phát của nhà đầu tư.
Bạn có biết dòng tiền lớn là nguyên nhân khiến giá chứng khoán tăng hoặc giảm?! Hơn 95% nhà đầu tư đang thua lỗ vì không biết bí mật này.
Finashark xây dựng hệ thống thông minh phát hiện được hành vi dòng tiền lớn. Giúp đưa ra tín hiệu giao dịch chính xác mang lại lợi nhuận vượt trội cho người sử dụng.
Cập nhật tín hiệu giao dịch Forex, cổ phiếu, thị trường hàng hóa và nhiều hơn nữa tại đây: Tín hiệu giao dịch
Đăng ký nhận tín hiệu giao dịch 7 NGÀY MIỄN PHÍ tại đây.
Mở tài khoản giao dịch tặng gói VIP tại đây.
--------------------------------------------------------------------------------
Phương pháp dòng tiền lớn.
*Bạn có biết dòng tiền lớn là nguyên nhân khiến giá chứng khoán tăng hoặc giảm?! Hơn 95% nhà đầu tư đang thua lỗ vì không biết bí mật này.
Finashark xây dựng hệ thống thông minh phát hiện được hành vi dòng tiền lớn. Giúp đưa ra tín hiệu giao dịch chính xác mang lại lợi nhuận vượt trội cho người sử dụng.
Disclaimer:
*Finashark tiếp cận các nguồn tin chính thống theo chuẩn mực tài chính quốc tế với sự phân tích chuyên sâu từ chuyên viên phân tích cao cấp được xác thực. Theo đó, các khuyến nghị đưa ra đều đạt chuẩn khuyến nghị đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, Finashark không chịu bất kỳ trách nhiệm thuộc bất kỳ loại nào phát sinh từ hay liên quan đến việc sử dụng hay dựa vào thông tin hay ý kiến trình bày trong báo cáo này.