Thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng mạnh vào thứ Hai, với chỉ số Nasdaq 100 tỷ trọng công nghệ tăng 3,1%, gần bằng với mức cao kỷ lục gần đây. Đà tăng được đẩy mạnh bởi Apple (6,4%) và Amazon (4,8%). Tuy nhiên, điểm khá thú vị là trạng thái hưng phấn của thị trường chứng khoán không lan tỏa sang các loại tài sản khác.
Trong thị trường ngoại hối, các nơi trú ẩn an toàn như Yên Nhật USDJPY và franc Thụy Sĩ USDCHF tỏa sáng. Trong khi các đồng tiền nhạy cảm với rủi ro như AUDUSD xuất hiện dấu hiệu lao dốc. Dầu thô cũng giảm đáng kể, điều này liên quan đến việc một số nguồn cung trở lại hoạt động sau sự gián đoạn sản xuất ở Vịnh Mexico, Na Uy và Libya.
Nhìn chung, thị trường tiền tệ không hoàn toàn lạc quan như thị trường chứng khoán về những gì đang chờ đợi phía trước. Một lý do về mức độ hưng phấn của dòng tiền trên thị trường chứng khoán có những chất xúc tác độc đáo đằng sau nó, chẳng hạn như sự ra mắt của iPhone mới. Hoặc có lẽ đây là một làn sóng mua theo đám đông như thời điểm tháng 8.2020.
Khi những người chơi lớn đặt cược rằng một cổ phiếu sẽ tăng giá thông qua các quyền chọn, các đại lý đã bán các quyền chọn mua đó phải phòng ngừa rủi ro của họ để tránh thua lỗ và điều đó được thực hiện bằng cách mua tài sản cơ bản. Điều này có thể tạo ra một vòng phản hồi tích cực, nơi lực mua buộc phải mua nhiều hơn, đặc biệt là ở các tài sản có thanh khoản ít.
Tình hình đã trở lại bình thường vào ngày hôm nay, với các thị trường đang giao dịch đồng pha. Hợp đồng tương lai cho thấy mức mở cửa thấp hơn một chút ở Phố Wall sau khi Johnson & Johnson tạm dừng các thử nghiệm giai đoạn cuối đối với một loại vắc xin. Tâm lý tiêu cực được phản ánh trong cả trái phiếu và ngoại hối, với lợi suất lâu năm của Mỹ giảm trong khi đồng USD trong trạng thái phòng thủ chạm cao hơn.
Trong một diễn biến khác, đồng EURUSD đang có một ngày tồi tệ giữa một cơn bão tin tức đáng lo ngại. Số ca lây nhiễm đã tăng cao trên khắp châu Âu, buộc nhiều quốc gia phải thực hiện giãn cách xã hội mới hoặc ít nhất là các biện pháp phong tỏa chặt chẽ hơn. Sự phục hồi đang diễn ra chậm chạp theo các chỉ số PMI mới nhất và nếu các biện pháp nghiêm ngặt hơn được ban hành, thì dòng tiền đánh cược vào tình huống không có lợi cho tăng trưởng kinh tế trong Q4.
Cuộc khảo sát ZEW của Đức cho tháng 10 gây thất vọng, với chỉ số kỳ vọng giảm mạnh. Trên hết, tỷ lệ lạm phát cơ bản của khu vực đồng EURUSD đạt mức thấp kỷ lục vào tháng 9.2020, ngụ ý rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể buộc phải sớm tăng liều kích thích. Do đó, mọi thứ đang có vẻ tồi tệ đối với Khu vực đồng tiền chung châu Âu và nếu các thị trường cảm thấy rằng nền kinh tế thậm chí có thể thu hẹp lại trong quý IV, thì đồng tiền chung này có thể lao dốc. Như vậy, đồng EURJPY có thể là một đại diện tốt hơn so với EURUSD hay EURGBP. Nguyên nhân vì cả đồng USD và Bảng Anh đều mang rủi ro chính trị.
Điểm nổi bật hôm nay trên lịch kinh tế là dữ liệu CPI của Hoa Kỳ trong tháng 9.2020. Tỷ lệ CPI cơ bản dự kiến sẽ tăng lên, điều này có thể củng cố sự miễn cưỡng của Fed trong việc cam kết với bất kỳ kích thích mới nào vào lúc này.Trong một tin khác, Trung Quốc đã đình chỉ mua than của Australia, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai quốc gia đang dâng cao. Cuối cùng, mùa báo cáo KQKD bắt đầu với JPMorgan Chase, Citigroup và Johnson & Johnson là một trong những cái tên lớn nhất công bố kết quả của họ ngày hôm nay.