Năm 2020 là một năm khó quên với thị trường chứng khoán Việt Nam khi vừa kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán thì nhà đầu tư đã chịu cú “Knockout” của ngày thị trường với 3 phiên giảm gần 100 điểm. Đó là những báo hiệu đầu tiên cho một năm tràn ngập khó khăn trên thị trường chứng khoán, bởi vì liên tiếp những tháng sau đó thị trường tiếp tục lao dốc. Tính đến 30/3/2020 thì thị trường đã giảm hơn 300 điểm (tương ứng thị trường đã giảm hơn 30%) điều đó có nghĩa là một nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán trung bị sẽ mất 30% tài sản của mình chưa đầy 2 tháng, điều đó thật khủng khiếp!
Trong bối cảnh đó, mặc dù được cho là “ông vua của ngành bán lẻ” nhưng Công ty cổ phần đầu tư Thế giới di động (MWG) cũng chịu không ít những khó khăn. Doanh thu thì MWG nằm chủ yếu 3 mảng là Thế giới di động, Điện Máy Xanh và Bách Hóa Xanh; mặc dù bách hóa xanh cung cấp thực phẩm cần thiết và thiết yếu nên sẽ ít ảnh hưởng bởi mùa dịch nhưng vấn đề ở 2 mảng mang lại phần lớn doanh thu nằm ở Thế giới di động và Điện Máy Xanh do không nằm trong mặc hàng thiết yếu.
Đánh giá về mặt cơ bản doanh nghiệp:
- Về cơ cấu tài sản và khả năng thanh toán thì MWG có một vấn đề cần quan tâm là hệ số nợ phải trả/VCSH năm 2019 khoảng 243.5% con số này nói lên sức mạnh thương hiệu của MWG là quá lớn khi tỷ lệ chiếm dụng vốn của doanh nghiệp cao nhưng song song với đó là rủi ro trong đòn bẩy tài chính rất lớn.
- Về kết quả kinh doanh, quý 4 năm 2019 tăng trưởng LNST 21% so với cùng kỳ năm trước và tổng kết cả năm 33.2% so với năm 2018. Doanh thu và biên lợi nhuận ròng năm 2019 được tăng trưởng cũng như mở rộng ra.
- Về hiệu quả sử dụng vốn thì trong năm 2019 MWG đang xử lí khá tốt vấn đề về giảm lượng hàng tồn kho và cả khoản phải thu từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Về dòng tiền của MWG có 1 vấn đề lớn được quan tâm là dòng tiền đem lại sự tăng trưởng bệnh vững cho doanh nghiệp (dòng tiền từ hoạt động kinh doanh) có giá trị âm. Đây là dấu chấm hỏi rất lớn cho sự tăng trưởng trong giai đoạn tiếp theo của MWG.
Chỉ báo dòng tiền cho thấy tiền vào mạnh ở MWG tuy nhiên đà tăng ở mức yếu và xu hướng mức trung bình. Điều đó nói lên dòng tiền tham gia vào MWG chủ yếu tập trung ở phe bán.
Xác suất đảo chiều ở mức 72% cho thấy khả năng cao sẽ có sự đảo chiều trong ngắn hạn nhưng mức độ đảo chiều 1% thì dù đảo chiều xảy ra cũng chỉ là hồi kỹ thuật. Lực đè nén của bên bán vẫn còn duy trình ở mức trung bình
Giá cổ phiếu MWG đã giảm mạnh với biên độ và độ lệch chuẩn lớn. Với mức chiết khấu lớn thì rủi ro cho nhà giao dịch ngắn hạn theo nhịp hồi kỹ thuật là tương đối thấp.
Dù là Blue chip nhưng MWG động lượng của MWG yếu hơn thị trường. Chỉ báo về sức mạnh xu độ bền của xu hướng giảm ở MWG và Vnindex đều cho thấy khả năng tiếp tục giảm điểm trong giai đoạn tiếp theo.
Qua được pha hồi phục nhưng không duy trì được ở pha tăng trưởng một lần nữa cho thấy sự yếu thế hoàn toàn của bên mua đối với MWG.
Kênh giá tăng của MWG đã không còn giữ được, MWG thủng vùng hỗ trợ manh thứ nhất quanh 72.5 và vẫn còn nhiều dư địa để tiếp tục giảm. Biểu hiện cung cầu cụ thể:
_ Áp lực bán tiếp tục áp đảo, chưa có động thái sự trở lại của bên mua.
_Xu hướng và động lượng: xu hướng giảm chiếm ưu thế hoàn toàn, các vùng hỗ trợ chú ý trong đà giảm tiếp theo quanh 48 và 21.5
Khuyến nghị: đứng ngoài hoặc giao dịch MWG với tư duy cổ phiếu sẽ tiếp tục giảm.
Về cơ bản MWG đang chịu rủi ro đến từ dịch bệnh do doanh thu chủ yếu của MWG đến mặt hàng không mang tính chất thiết yếu là thiết bị di động và điện máy. Ngoài ra, dòng tiền đến từ hoạt động kinh doanh năm 2019 đang ở mức âm nên câu hỏi về lớn sẽ được đặt ra cho sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp.
Về diễn biến cung cầu thì MWG vẫn chịu sự áp đảo bên bán và còn nhiều dư địa để tiếp tục giảm điểm
Khuyến nghị: Đứng ngoài với vua bán lẻ hoặc giao dịch với tư duy sẽ còn tiếp tục giảm điểm.
Analyst: Lê Tấn Phát
Tool: FinaShark
Bạn thích công cụ Xác định dòng tiền của FinaShark? Đăng ký dùng thử miễn phí 7 ngày tại đây: