Nhóm cổ phiếu dòng Vin bao gồm: VIC, VHM, VRE là một trong nhóm cổ phiếu trụ có sức ảnh hưởng lớn nhất thị trường ở thời điểm hiện tại. Cụ thể, tỷ trọng 3 mã này đã chiếm hơn 15% tỷ trọng trong VN30 nên nhất cử nhất động của 3 mã này đều được nhà đầu tư quan tâm theo dõi kỹ.
Dịch cúm Covid-19, SarS-CoV-2, xuất hiện và đánh một đòn đau vào nền kinh tế. Ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các mảng ngành do tỷ phú Phạm Nhật Vượng theo đuổi. Đặc biệt là Bất động sản khi nguồn doanh thu bất chợt khó khăn mà tổng nợ/tổng tài sản đạt 0.7. Tức là 70% vốn đầu tư đến từ đòn bẩy tài chính. Do vậy, thời điểm này mang tính quyết định với Họ nhà Vin với một câu hỏi: liệu có vượt qua được giai đoạn thử thách này?
Cuối năm 2019, Tập đoàn Vingroup tuyên bố rút khỏi tất cả các hoạt động bán lẻ trực tiếp để tối ưu hóa nguồn lực cho hoạt động kinh doanh cốt lõi là Công nghiệp và Công nghệ (VinFast, VinSmart và VinTech). Cụ thể, chuỗi siêu thị điện máy VinPro sẽ đóng cửa và trang thương mại điện tử Adayroi sẽ hợp nhất vào VinID. Bước đi này giúp cho Vingroup đạt chuyên môn hóa cao về hai mảng mũi nhọn và được kỳ vọng là xu hướng trong thập kỷ tới.
- Chỉ báo dòng tiền với VIC ngày 15.03.2020
Dễ dàng nhận thấy được dòng tiền của cả 3 mã dòng Vin đều đang ở mức cao, tuy nhiên đà tăng và xu hướng đang ở mức yếu và trung bình.
Điều này nói lên rằng dòng tiền tham gia vao họ nhà Vin với xu hướng bán đang chiếm ưu thế hơn. Đây cũng phản ánh bởi mức giao dịch bi quan và hoảng loạn từ thị trường chung.
Tuy nhiên khả năng của sự phục hồi cao nhất đang ở VIC khi mà chỉ báo xu hướng dần vượt qua vị thế trung bình cho thấy người mua bắt đầu có những tín hiệu tham gia bắt đáy với mã này. Qua đó cũng cho thấy sức khỏe từ VIC cũng tốt hơn so với VHM hay VRE. Cũng dễ hiểu khi VIC là công ty nguồn và có tính chi phối lớn. Khi trong cơn hoảng loạn, nguồn lực sẽ được kỳ vọng tập trung vào giải cứu giá trị cốt lõi.
Điểm chung của 3 mã nhà Vin là động lượng ở mức thấp cho thấy dòng tiền tham gia giao dịch ở 3 mã này là dòng tiền đầu cơ. Lực bán Yếu tại VIC so với các mã cổ phiếu còn lại. Đây là dấu hiệu đáng kể trong giai đoạn này khi hầu hết các mã bị bán ròng. Nhưng Lực Mua so về mặt tương đối cũng thể hiện mức yếu từ VIC. Thêm vào đó, độ bền xu hướng của VIC được củng cố rất mạnh đến 69%. Như vậy, có thể nói trong chu kỳ tăng trưởng, VIC đang gần pha xác lập đáy nhất trong 3 công ty trên khi đã bị bán về hết mức.
Chu kỳ VIC ngày 15.03.2020
Chu kỳ VRE ngày 13.03.2020.
Chu kỳ biến động của cả 3 mã này tương đối cùng pha với nhau nhưng sự hồi phục của VRE và VHM chưa có thấy sự bền vững của mình và đang có dấu hiệu bắt đầu suy yếu trở lại. Riêng với VIC dẫn dắt sự kéo theo 2 mã còn lại và có sự ổn định hơn trong xu hướng.
Nâng cao hiệu quả đầu tư - Đăng ký Sử dụng tool của FinaShark miễn phí 7 ngày tại đây.
Áp lực chung của thị trường trước diễn biến phức tạp của Covid-19 ở Việt Nam tuần qua đã khiến thị trường chung đã giảm điểm mạnh và dòng Vin cũng không ngoại lệ, cũng có những phiên giảm mạnh nhưng mức độ thì có sự chênh lệch nhau, cụ thể:
_ Áp lực cung mạnh và nhanh trong ngắn hạn khiến các mã bắt đầu vào vùng quá bán nghĩa là áp lực giảm giá vẫn đang chiếm ưu thế hơn.
_Xu hướng và động lượng: VHM và VRE đã thủng vùng đáy gần nhất, việc thủng đáy này dự báo cho khả năng giá tiếp tục rơi là rất cao. Trái lại, VIC có sức đề kháng tốt hơn chút ít so với 2 mã còn lại khi vẫn giữ được vùng hỗ trợ mạnh của mình quanh 90.
Tình hình chung của cả 3 mã nhà Vin đã khá yếu, tích cực và kỳ vọng hồi phục nhất là ở VIC nhưng nếu có hồi phục ở VIC chỉ mang tính chất hồi kỹ thuật chưa thể kỳ vọng nhiều.
Vì thế hành động chủ yếu đối với nhóm nhà Vin là hạ tỷ trọng/đóng vị thế khi có nhịp hồi ngắn hạn.
Analyst: Lê Tấn Phát
Tool: FinaShark