Thị trường chứng khoán Mỹ trải qua tuần giao dịch thăng hoa với mức tăng trưởng ấn tượng, chỉ số Dow Jones tăng 6,71% trong cả tuần. Nguyên nhân chủ yếu đến từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đi đến hồi kết với ứng viên Joe Biden đắc cử tổng thống. Nhà đầu tư kỳ vọng vào gói cứu trợ kinh tế sớm được thông qua hỗ trợ nền kinh tế phục hồi trước tác động của dịch bệnh. Bên cạnh đó, với thông tin Đảng Cộng hòa nắm Thượng viện sẽ ngăn chặn các chính sách tăng thuế do Joe Biden đưa ra cũng thúc đẩy tâm lý giao dịch đối với các loại tài sản rủi ro.
Kỳ vọng vào gói cứu trợ kinh tế đẩy đồng USDX xuống thấp và cũng là động lực tăng trưởng của Vàng bởi đây được coi là kênh đầu tư chống lại lạm phát khi cung tiền gia tăng. Theo đó, dòng tiền rút ròng ở kênh USDX và tăng đầu tư vào Cổ phiếu và Vàng thắp lên kỳ vọng tăng trưởng với cả hai loại tài sản này.
Với những hy vọng tích cực và tâm lý giao dịch lạc quan của nhà đầu tư, Mỹ ghi nhận tuần tăng trưởng mạnh nhất từ tháng 04/2020. Dòng tiền chuyển từ trạng thái nắm giữ tiền mặt sang đầu tư mạnh vào tài sản rủi ro, chỉ số SP500 lội ngược dòng, bứt phá lên trên vạch giới hạn trong vùng tăng trưởng và tiếp tục di chuyển về hướng tăng.
Đối với thị trường Việt Nam, áp lực chốt lời cao cùng tâm lý giao dịch thận trọng khiến các chỉ số trong nước diễn biến ảm đạm, đường đi của chỉ số lao dốc xuống từ pha dẫn dắt ở dưới vạch giới hạn.
Câu chuyện từ dữ liệu dòng tiền:
Bộ đôi chỉ số VN30 và Vnindex tuần qua biến động ở phía dưới vạch giới hạn. Thực tế tâm lý giao dịch của dòng tiền lớn không quá tích cực như các chỉ số dẫn dắt toàn cầu. Chi tiết hơn, chỉ số Vnindex ghi nhận tăng 1,55% trong cả tuần. Lực tăng hầu hết đến từ dòng vốn ngắn hạn mang tính đầu cơ cao. Ngược lại, dòng tiền từ Nhà tạo lập và dòng tiền thông minh rút ròng trong tuần qua.
Mức độ biến động của chỉ số tương đối cao thể hiện mức rủi ro giao dịch gia tăng. So sánh với các chỉ số chứng khoán lớn toàn cầu, đà tăng chỉ số trong nước “hụt hơi” hơn hẳn bởi không có sự đồng thuận của tiền trụ thị trường này.
Đi sâu vào bức tranh dòng vốn cho thấy các nhóm ngành cùng chung câu chuyện với thị trường khi xu hướng chủ đạo vẫn là biến động đi xuống, di chuyển về hướng giảm. Qua đó khẳng định pha chốt lời vẫn tiếp tục diễn ra. Nói cách khác, khi chưa có sự đồng thuận, pha tăng trưởng giá sẽ trở nên rất mong manh và dễ vỡ. Thời điểm này qua đó gợi lên chu kỳ tăng trưởng đến với nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ thay vì tập trung vào các trụ lớn. Nổi bật là nhóm Bất động sản khi mức độ điều chỉnh thấp hơn hẳn so với các nhóm ngành khác.
Ở nhóm ngành Bất động sản, dòng tiền đầu tư phân hóa rõ rệt giữa các cổ phiếu. Yếu tố đầu cơ đang khá rõ nét khi tiền tập trung vào các cổ phiếu vừa và nhỏ. Trong nhóm có đại diện là cổ phiếu FLC và DXG, ghi nhận mức tăng mạnh trong tuần giao dịch vừa qua.
Hai cổ phiếu tiềm năng nhất nhóm ngành Bất động sản thuộc về FLC và DXG khi thu hút dòng tiền mạnh từ Nhà tạo lập. Dòng tiền lớn tập trung vào nhóm Mid cap của ngành, thể hiện qua đường màu xanh đại diện dòng tiền lớn cắt lên và mở rộng góc tăng so với thị trường chung.
Cụ thể hơn, xu hướng dòng tiền thể hiện rõ ở cổ phiếu FLC, dòng tiền tăng mạnh từ thời điểm (T-6), cổ phiếu trần nhiều phiên liên tiếp. Ở giai đoạn hiện tại, dòng tiền lớn vẫn tiếp tục hướng lên và mở rộng góc cắt với thị trường chung cho cơ hội Mua lên đối với cổ phiếu này. Đối với DXG, dòng tiền tạo lập vẫn đang duy trì góc tăng, ngụ ý quan điểm chưa chốt lời ngắn hạn đối với cổ phiếu này, cổ phiếu còn nhiều tiềm năng tăng trưởng.
Điểm tích cực từ hai mã cổ phiếu có giá trị vốn hóa vừa thời điểm này là quán tính đà tăng. Cụ thể, động lượng giá của cả hai đều đạt mức 68% gợi ý tốc độ tăng trưởng vẫn còn tiếp diễn. Nhưng mã DXG đang hụt hơi so với FLC về độ bền trong nhịp tăng trưởng giá lần này. Cụ thể, độ bền xu hướng tăng với nhiều cây trần liên tiếp đưa FLC lên mức cao hơn gấp đôi so với mức tăng trưởng từ DXG.
Có thể chính sự chênh lệch giữa yếu tố lực Mua và lực Bán chính là nguyên nhân gây ra lệch pha về độ bền xu hướng tăng trưởng thời điểm này. Mặc dù lực Mua của cả hai mã vẫn ở mức 34%, nhưng rõ ràng lực Bán từ FLC thấp hơn hẳn so với DXG. Qua đó, có thể thấy rõ yếu tố đẩy giá từ Nhà tạo lập rất rõ nét với FLC.
Nhưng ngược lại, sức ép từ dòng tiền bắt đáy lên giá cổ phiếu lại ghi nhận cho DXG khi duy trì ở mức 35%, hơn 6% so với FLC ở mức 29%. Nói cách khác, dư địa tăng từ DXG sẽ được kỳ vọng nhiều hơn với FLC. Nhìn lại diễn biến chỉ số, rõ ràng mức tăng “phi mã” từ FLC lại chính là rào cản cho dòng tiền mới tham gia giai đoạn này.
Do vậy, nên ưu tiên mã DXG so với FLC trong kịch bản giao dịch tuần mới.
Trở thành Trader chuyên nghiệp và nhận gói VIP Miễn phí từ Finashark |
Bước 1: Mở tài khoản giao dịch vốn tối thiểu $100: Bước 2: Thông báo cho chúng tôi. Bước 3: Nhận gói VIP từ Finashark |
--------------------------------------------------------------------------------
Phương pháp dòng tiền lớn.
*Bạn có biết dòng tiền lớn là nguyên nhân khiến giá chứng khoán tăng hoặc giảm?! Hơn 95% nhà đầu tư đang thua lỗ vì không biết bí mật này.
Finashark xây dựng hệ thống thông minh phát hiện được hành vi dòng tiền lớn. Giúp đưa ra tín hiệu giao dịch chính xác mang lại lợi nhuận vượt trội cho người sử dụng.
Disclaimer:
*Finashark tiếp cận các nguồn tin chính thống theo chuẩn mực tài chính quốc tế với sự phân tích chuyên sâu từ chuyên viên phân tích cao cấp được xác thực. Theo đó, các khuyến nghị đưa ra đều đạt chuẩn khuyến nghị đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, Finashark không chịu bất kỳ trách nhiệm thuộc bất kỳ loại nào phát sinh từ hay liên quan đến việc sử dụng hay dựa vào thông tin hay ý kiến trình bày trong báo cáo này.