Tâm lý giao dịch là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và kết quả của quá trình đầu tư. Vì vậy, các nhà giao dịch cần biết cách để rèn luyện và kiểm soát chúng.

Tâm lý giao dịch là gì?

Định nghĩa

Trading Psychology hay còn được gọi là tâm lý giao dịch. Đây là một cụm từ dùng để diễn tả các cung bậc cảm xúc, trạng thái, hành động của một nhà đầu tư. Những cung bậc ấy sẽ được xuất hiện khi họ tham gia mua bán tại bất kì một thị trường nào. Tâm lý giao dịch ấy là yếu tố giúp cho các quyết định của các nhà giao dịch được thúc đẩy. Bạn có thể kiếm được lợi nhuận hay gặp thua lỗ trong thị trường hay không đều sẽ phụ thuộc vào các quyết định ấy.

Phân loại tâm lý giao dịch

Tâm lý giao dịch được chia làm hai cung bậc cảm xúc: Tâm lý tiêu cực và tâm lý tích cực. Vì thị trường tài chính luôn biến động không ngừng. Do đó tiêu cực thường sẽ rất dễ xuất hiện trong tâm lý của các nhà đầu tư. Thông thường cảm xúc tiêu cực thường bắt gặp là sự lo lắng và lòng tham.

Tâm lý tiêu cực sẽ khiến cho các nhà giao dịch có thể đưa ra các quyết định định sai lầm. Ví dụ như mua không suy nghĩ, bán không quan tâm đến giá cả, gia tăng đòn bẩy. Đây là những loại cảm xúc đẩy bạn rơi vào tình trạng thua lỗ trượt dài nếu không kiểm soát được.

Phân tích rõ hơn về hai loại cảm xúc tiêu cực:

Tâm lý lòng tham: Cảm xúc này thường xuất hiện trong tâm lý của trader đã giữ cho mình một vị thế trong thời gian rất dài. Họ làm vậy là để cố gắng tối ưu được mức lợi nhuận tối đa của sản phẩm mà họ đầu tư. 

Tâm lý sợ hãi: Đây là một tâm lý rất dễ bắt gặp trong thị trường chứng khoán, nhất là trong thị trường gấu. Bởi vì khi mà giá biến động giảm sẽ khiến cho các nhà giao dịch cảm thấy lo sợ. Họ sợ rằng giá sẽ tiếp tục giảm sâu, khiến cho họ phải chịu một mức thua lỗ khá lớn.

Nguồn gốc của những cảm xúc trong giao dịch:

  • Tác động từ đám đông
  • Chưa nắm rõ các kiến thức
  • Hiệu ứng Fear of Missing Out (FOMO)
  • Quá tự ti hay quá tự tin

Hướng dẫn rèn luyện tâm lý giao dịch Forex

Bước 1: Xây dựng những nguyên tắc khi tham gia giao dịch

Để có thể thành công trong giao dịch thì trước hết mỗi người cần phải thiết lập cho mình những quy định riêng. Tất nhiên sau khi thiết lập xong thì bạn cần phải tuân thủ nghiêm túc theo những quy định ấy. Đây chính là cơ sở để giúp cho mọi người giảm thiếu được mức độ thua lỗ cũng như kiếm được mức lãi tối ưu. Vậy làm sao để có thể xây dựng những nguyên tắc riêng cho bản thân?

Xác định chiến thuật giao dịch 

Trước hết mọi người cần phải biết được chiến thuật giao dịch của mình là gì? Làm sao để có thể xác định được? Bạn sẽ nghiên cứu những vấn đề gì? Các tín hiệu giao dịch được sử dụng ra sao? Cách để có thể thực hiện các lệnh như thế nào? Làm sao để có thể chốt lỗ? Tại thời điểm nào thì việc chốt lỗ là lý tưởng nhất? Chốt lệnh qua đêm hay trong ngày sẽ mang đến lợi nhuận nhiều hơn? Nếu như bạn trả lời được các câu hỏi trên thì bạn sẽ biết được chiến thuật nào là phù hợp với bản thân. 

Giả dụ: Với chiến thuật Price Action, bạn đề ra quy định là sẽ chốt lỗ 7% và chốt lời từ 5 đến 10%. 

Chấp hành nghiêm quy định 

Sau khi đã đã biết được chiến thuật giao dịch của mình là gì, việc nên làm tiếp theo sẽ là gì?  Đó là bạn cần phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định đã đề ra. Bởi vì chỉ có làm như thế mới giúp cho chiến thuật của bạn được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Không chỉ vậy nó còn giúp bạn rèn luyện được tính kỷ cương và giảm thiểu khả năng thua lỗ.

Bước 2: Học hỏi và nắm rõ kiến thức, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm

Học hỏi và nắm chắc kiến thức là điều mà ai cũng cần phải thực hiện. Bởi vì chỉ có như thế bạn mới có thể phản ứng kịp thời những biến động của thị trường. Để có thể dự đoán được chính xác xu hướng của thị trường thì bạn cần phải có kỹ năng phân tích. Tuy nhiên để có thể phân tích tốt bạn cần phải có một nền tảng kiến thức vững chắc.

Bước 3: Ghi chép lại các thông tin và hành động giao dịch

Ghi chép lại các thông tin và hành động khi giao dịch sẽ giúp cho bạn rất là nhiều. Ví dụ như nó giúp bạn biết được chiến thuật của mình đã được ứng dụng tốt hay chưa. Biết được những cảm xúc và hành động của bản thân khi thực hiện giao dịch. Thông qua đó chúng ta có thể tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm và điều chỉnh chiến thuật sao cho hợp lý. Vậy chúng ta cần phải ghi chép những gì? Sau đây, là những điều bạn nên ghi chép: 

  • Tần suất giao dịch
  • Các giao dịch mang lại lợi nhuận ra sao
  • Sản phẩm nào có khả năng sinh ra lãi cao
  • Hành động và tâm lý khi thực hiện giao dịch

Bước 4: Biết thế nào là vừa đủ

Chỉ cần đủ là được, đừng cần quá nhiều. Chúng ta đề ra mục tiêu chốt lãi từ 10 đến 20% là hợp lý. Trong trường hợp thị trường có sự biến đổi hỗn loạn, chúng ta thay đổi mục tiêu xuống còn 7%. Chốt lãi ở mức này khiến bạn cảm thấy đủ và phù hợp. Tuy nhiên, nếu như chúng ta yêu cầu sự hoàn hảo sẽ khiến cho bản thân gặp phải nhiều áp lực. Dẫn đến việc không còn sáng suốt khi đưa ra quyết định.

Bước 5: Kiên định và sáng suốt

Tìm hiểu và đọc thông tin là một điều rất tốt. Tuy nhiên cần phải biết chắt lọc ra những thông tin đáng để đọc và biết phân biệt những tin tức giả và thật. Để làm được điều đó, hãy luôn giữ cho mình một đầu óc sáng suốt và mình mẫn bạn nhé. Hãy nói không với hiệu ứng đám đông hay hiệu ứng fomo để không đưa bản thân mình rơi vào tình huống thua lỗ.

Bước 6: Không quá tập trung chú ý vào biểu đồ

Muốn giao dịch tốt thì bạn cần phải có một đầu óc minh mẫn và một sức khỏe tốt. Bởi vì chỉ có như thế mới giúp bạn có thể đưa ra những quyết định giao dịch đúng đắn. Khi quá chú tâm vô màn hình sẽ khiến cho sức khỏe của bạn suy yếu, làm cho đầu óc không còn được minh mẫn.

Bước 7: Quản lý nguồn tiền một cách thông minh

Mất một số tiền ít và một số tiền nhiều thì chắc chắn ai cũng đều có các phản ứng tâm lý khác nhau. Như vậy, để giảm thiểu được lượng tiền thất thoát ra bên ngoài, bạn cần phải có cách quản lý chi tiêu hợp lý.

    

Có một câu nói rằng: “Cảm xúc giết chết giao dịch tốt” vì vậy khả năng quản lý cảm xúc của bạn rất là quan trọng. Cảm xúc và cái Tôi cần phải đúng, điều đó đóng góp một phần rất lớn trong giao dịch. Nỗi sợ hãi; tham lam; hy vọng và hối tiếc là bốn cảm xúc mà chính một nhà giao dịch phải nắm vững với tư cách là một nhà giao dịch, bạn không thể hoàn toàn thoát khỏi nỗi sợ hãi và lòng tham nhưng bạn phải học cách quản lý chúng. Nỗi sợ hãi và lòng tham là hai mặt khác nhau của cùng một đồng xu và bạn phải học cách đối xử cả hai đều giống nhau. Không bao giờ quá tham lam, không bao giờ quá sợ hãi… có 3 cảm xúc quan trọng trong giao dịch đó là: Lợi nhuận ít, bỏ lỡ cơ hội và mất đi lợi nhuận.

>> Xem thêm: Beginner Level - Lesson 2: Lý thuyết Dow (Dow Theory)

Finashark - Hệ thống phân tích dữ liệu dòng tiền chuyên nghiệp, hiệu quả

Hotline: 0901 345 869

Email: lienhe@finashark.vn

Website: finashark.vn

Nhận tín hiệu miễn phí tại: Finashark's Telegram channel