Cấu trúc đồ thị giá gồm: đồ thị đường, đồ thị nến, đồ thị thanh (bar), đồ thị điểm, khối lượng giao dịch. Đây đều là những đồ thị vô cùng quan trọng mà bất cứ nhà đầu tư, nhà giao dịch nào cũng cần biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Đồ thị đường (Line Chart)

Đồ thị này được sử dụng từ những ngày phân tích kỹ thuật bắt đầu hình thành. Hiện nay nó chủ yếu được sử dụng trên các thị trường chứng khoán mới hoạt động. Ưu điểm của loại đồ thị này là dễ sử dụng, lý do chính là vì nó được sử dụng trên tất cả các thị trường chứng khoán trên khắp thế giới từ trước tới nay.

Đồ thị này đang ít được sử dụng để phân tích trên các thị trường chứng khoán hiện đại. Các thị trường chứng khoán hiện đại ngày nay thường diễn biến khá phức tạp, mức độ dao động trong thời gian ngắn với độ lệch khá cao.

Đồ thị thanh/then chắn (Bar chart)

Đồ thị thanh ra đời để giải quyết nhược điểm của đồ thị đường. Bên cạnh giá đóng cửa, đồ thị còn cho thấy giá mở cửa, cao nhất, thấp nhất của phiên giao dịch. Chính vì điều đó mà đồ thị thanh hay còn được gọi là ‘OHLC chart”, trong đó:

- Open - Giá mở cửa: then chắn bên trái.

- Highest - Giá cao nhất: đỉnh của thanh.

- Lowest - Giá thấp nhất: đáy của thanh.

- Close - Giá đóng cửa: then chắn bên phải.

Đồ thị nến Nhật (Japanese Candlestick chart)

Đây là dạng đồ thị cải tiến của đồ thị thanh (Bar chart). Đồ thị nến được người Nhật Bản khám phá và áp dụng trên thị trường của họ đầu tiên. Nó đang dần được phổ biến hầu hết trên các thị trường chứng khoán hiện đại trên toàn thế giới. Dạng đồ thị này phản ánh rõ nét nhất về sự biến động của giá trên thị trường chứng khoán khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh định kỳ.

Đồ thị Caro P&F (Point and Figure chart)

Đồ thị P&F ít phổ biến hơn so với các loại đồ thị khác, nhưng nó đã có một lịch sử lâu dài và được sử dụng bởi những nhà Phân Tích Kỹ Thuật hay những trader đầu tiên. Đồ thị này cho thấy mối liên hệ giữa cung (supply – được tạo ra bởi người bán) và cầu (demand – được tạo ra bởi người mua) tại những mức giá khác nhau.

- Khi cầu vượt cung (tức nhiều người mua hơn người bán), giá sẽ tăng và tạo ra ký tự “X” trên đồ thị.

- Khi cung vượt cầu (tức nhiều người bán hơn người mua), giá sẽ giảm và tạo ra những ký tự “O” trên đồ thị.

Về cơ bản, mục tiêu của đồ thị P&F chính là xác định những điểm có sự thay đổi giữa lực cung và lực cầu (nguyên nhân tạo ra những cú phá ngưỡng), vì những thay đổi này có thể dẫn đến những biến động giá lớn trong tương lai.

Khối lượng giao dịch (Volume)

Theo tiếng Anh, Volume có nghĩa là âm lượng, độ cao thấp của âm thanh. Tuy nhiên, trong chứng khoán đây là một thuật ngữ, có nghĩa là khối lượng giao dịch của các sản phẩm chứng khoán như chỉ số, cổ phiếu, trái phiếu. Hay còn được hiểu là tổng số cổ phiếu thực sự được mua và bán trong ngày giao dịch hay trong khoảng thời gian đã định.

Ví dụ: Một cổ phiếu có thể giao dịch (mua, bán) qua lại nhiều lần, nhưng Volume sẽ được tính trên mỗi lần giao dịch. Khi 400 cổ phiếu A được mua, sau đó bán, mua và sau đó bán lại lần nữa thì được tính là 4 lượt. Khối lượng giao dịch sẽ là 1.600 cổ phiếu, mặc dù 400 cổ phiếu giống nhau nhưng được giao dịch nhiều lần. 

Ý nghĩa của Volume: 

+ Thể hiện nhu cầu giao dịch chứng khoán của các nhà đầu tư.

+ Hỗ trợ xác định được xu hướng giá cổ phiếu.

+ Định giá tiềm năng của một cổ phiếu nào đó

>> Xem thêm: Nên lựa chọn giao dịch dài hạn hay giao dịch ngắn hạn?

Finashark - Hệ thống phân tích dữ liệu dòng tiền chuyên nghiệp, hiệu quả

Hotline: 0901 345 869

Email: lienhe@finashark.vn

Website: finashark.vn

Nhận tín hiệu miễn phí tại: Finashark's Telegram channel