Nguồn: HSC
Vượt qua khó khăn để tạo ra giá trị
Bối cảnh ngành thép toàn cầu
Tuần vừa qua, Chủ tịch tập đoàn thép Baowu của Trung Quốc, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về một cuộc khủng hoảng công nghiệp ở Trung Quốc và có khả năng lan rộng ra toàn cầu, làm cho ngành thép rơi vào tình trạng suy thoái sâu hơn. Cảnh báo trên được đưa ra ngay sau khi giá thép Trung Quốc giảm xuống 442 USD/tấn đối với HRC (giảm 7,5% kể từ đầu tháng và 13% kể từ cuối Q2/2024) và 468 USD/tấn đối với thép thanh xây dựng 25mm (giảm 3% kể từ đầu tháng và 8% kể từ cuối Q2/2024).
Thị trường BĐS Trung Quốc trầm lắng trong thời gian dài làm hạn chế khả năng phục hồi nhu cầu của ngành thép, một ngành vốn cần được thúc đẩy bởi các ngành khác như sản xuất ô tô, hàng gia dụng, đóng tàu, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Với tình hình hiện tại, sản lượng xuất khẩu thép của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng mạnh và vượt mốc 100 triệu tấn, mức cao kỷ lục được ghi nhận trong năm 2015-2016. Đáng chú ý, chúng tôi cho rằng hơn 95% nhà máy lò cao ở Trung Quốc đang thua lỗ, mức lỗ cao kỷ lục được ghi nhận trong năm 2015-2016. Như vậy, tình hình hiện tại có vẻ không bền vững và thị trường cần thiết lập một trạng thái cân bằng mới.
Bối cảnh ngành thép Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2024
Sản lượng tiêu thụ vững chắc trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2024, nhờ nhu cầu trong nước phục hồi
Theo hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản lượng tiêu thụ trong 7 tháng đầu năm 2024 tăng ở mức hợp lý 15% so với cùng kỳ đạt 18 triệu tấn (bao gồm thép xây dựng, HRC, phôi thép, tôn mạ, và ống thép. Trong đó:
Trong tháng 7/2024, tổng sản lượng tiêu thụ đạt 2,6 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kỳ và 2% so với tháng trước mặc dù tháng 7 rơi vào mùa mưa và giá thép giảm. Kết quả này có được là nhờ nhu cầu trong nước tăng mạnh. Chi tiết như sau:
Những tác động tiêu cực lên ngành thép Việt Nam
Sản lượng thép xuất khẩu lớn từ Trung Quốc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành thép Việt Nam. Khác với thép xây dựng được áp dụng mức thuế bảo hộ 21%, phân khúc sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) đặc biệt bị ảnh hưởng do không có thuế bảo hộ. Trước mối đe dọa từ hành vi bán phá giá thép của Trung Quốc, thị trường đang có nhu cầu cấp thiết về việc áp thuế chống bán phá giá để bảo vệ ngành thép trong nước (HRC và tôn mạ).
Giá thép cuộn cán nóng giảm mạnh mang lại rủi ro đáng kể cho các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ xét ở góc độ lãi và lỗ do khả năng bút toán giảm giá hàng tồn kho. HPG, với tỷ trọng thép xây dựng (47% doanh thu) lớn hơn so với HRC (25% doanh thu), có vẻ có vị thế tốt hơn để vượt qua thời kỳ suy thoái. Tuy nhiên, nếu cuộc khủng hoảng này kéo dài hoặc sâu hơn, toàn ngành sẽ chịu tác động tiêu cực. Điều này cho thấy, sản lượng thép tiêu thụ vững chắc trong tháng 7/2024, với nhu cầu trong nước phục hồi ở tất cả các phân khúc sản phẩm, sẽ giảm thiểu tác động tiêu cực từ sự sụt giảm của giá thép.
Khuyến nghị
Nhu cầu trong nước vẫn ổn định mặc dù môi trường kinh doanh đầy thách thức. Do đó, HSC giảm giá mục tiêu đối với tất cả công ty thép trong danh sách khuyến nghị. Tuy nhiên, với khả năng phục hồi tốt, HPG đang là lựa chọn hàng đầu để đầu tư dài hạn. Chúng tôi duy trì khuyến nghị Mua vào, với tiềm năng tăng giá 31% tại giá mục tiêu mới. Chúng tôi cũng ưa thích cổ phiếu NKG (tiềm năng tăng giá 13%), nhưng hạ khuyến nghị xuống Tăng tỷ trọng (từ Mua vào) và duy trì khuyến nghị Nắm giữ đối với HSG.