Cách phân tích kỹ thuật thông qua các nhóm chỉ báo xu hướng, biểu đồ đơn giản và dễ hiểu sẽ giúp nhà đầu tư mới sẽ góp phần giúp nhà đầu tư tìm được thời điểm thích hợp tham gia thị trường.
Phân tích kỹ thuật (Technical analysis) là phương pháp phân tích chứng khoán, forex, tài sản… dựa vào những biến động và mô hình về giá cả, khối lượng giao dịch trong quá khứ để dự đoán những thay đổi của giá trong tương lai. Phân tích kỹ thuật sử dụng các biểu đồ, mô hình nhằm xem xét các tác động của cung và cầu đối với một tài sản sẽ ảnh hưởng tới giá của nó như thế nào.
Phân tích kỹ thuật thường được ưa chuộng trong chiến thuật đầu tư ngắn hạn với mục đích tìm kiếm thời điểm nên mua, nên bán hay giữ tài sản. So với phân tích cơ bản - phương pháp thường được áp dụng trong chiến lược đầu tư dài hạn, phân tích kỹ thuật khắc phục được những hạn chế như:
+ Khó tính chính xác giá trị nội tại
+ Bỏ qua vai trò của yếu tố tâm lý của các bên tham gia thị trường
+ Hạn chế xác định thời điểm ngắn hạn.
Cốt lõi của phương pháp phân tích kỹ thuật là dùng dữ liệu biểu đồ, chỉ báo để dự đoán hành động giá trong tương lai. Vì vậy, việc hiểu ý nghĩa và nắm được cách phân tích biểu đồ, chỉ báo, nhận biết xu hướng tương lai... là rất quan trọng.
Bắt đầu làm quen với phân tích kỹ thuật, bạn có thể sẽ gặp nhiều loại biểu đồ như biểu đồ thanh, biểu đồ đường và phổ biến nhất là biểu đồ nến Nhật.
Mỗi loại biểu đồ đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Chẳng hạn biểu đồ đường có thể cho thấy xu hướng chuyển động giá tài sản trong một khoảng thời gian nhất định nhưng lại không thể hiện được sự chuyển động của giá trong ngày. Biểu đồ thanh khắc phục được hạn chế của biểu đồ đường là cung cấp thêm thông tin và biến động giá trong phiên giao dich.
Trong khi đó, biểu đồ nến được ưa chuộng bởi nó thể hiện các mức giá (giá đóng cửa, mở cửa, giá cao nhất, thấp nhất) một cách trực quan hơn, rõ ràng và dễ nhận biết hơn.
Phương pháp phân tích kỹ thuật cũng gồm nhiều nhóm chỉ báo với những công dụng khác nhau. Cụ thể:
Chỉ báo xu hướng, gồm các đường phổ biến như:
Chỉ báo động lượng: Tiêu biểu là chỉ số sức mạnh tương đối (RSI). Chỉ báo này diễn tả biến động giá, giúp xác định độ mạnh yếu của một tài sản so với chính nó trong một chu kì.
Chỉ báo biến động gồm 2 chỉ báo đặc trưng:
Chỉ báo khối lượng, gồm 2 chỉ báo thông dụng là:
Các mức hỗ trợ và mức kháng cự được ví như thước đo tâm lý thị trường trong dài hạn. Chúng là các mức/ vùng/ ngưỡng nằm ngang kết nối các đỉnh cao hoặc đáy thấp của giá. Hỗ trợ và kháng cự được hình thành khi giá thị trường đổi hướng nhằm tạo ra các đỉnh hoặc đáy tiếp theo.
Giá tài sản sẽ biến động theo chuỗi đỉnh và đáy và hướng đi của chúng sẽ giúp xác định xu thế thị trường. Nếu các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự theo chiều hướng đi lên, điều đó đồng nghĩa với việc chúng nằm trong xu thế tăng. Ở trong xu thế giảm, các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự sẽ đi xuống.
Trên đây là những kiến thức cơ bản, ngắn gọn về cách phân tích kỹ thuật cho người mới. Để có thể trở thuần thục phương pháp, nhà đầu tư có thể tìm hiểu thêm các dạng biểu đồ, chỉ báo, đường kỹ thuật… và kết hợp chúng trong quá trình phân tích thị trường.
Finashark - Hệ thống phân tích dữ liệu dòng tiền chuyên nghiệp, hiệu quả
Hotline: 0901 345 869
Email: lienhe@finashark.vn
Website: finashark.vn