Breakout là một trong những chiến lược giao dịch kinh điển của giới giao dịch. Đây là chiến lược rất dễ áp dụng vào giao dịch, tính hiệu quả cao, bạn sẽ cảm thất rất "phê" khi giao dịch thành công với chiến lược này. Nhưng đáng buồn là hầu hết nhà giao dịch chỉ tìm hiểu về điểm mua/bán ít tìm hiểu về điều kiện loại trừ, tăng xác suất và kiểm soát rủi ro dẫn đến kết quả chúng ta không bao giờ đạt được trình độ giao dịch của một trader chuyên nghiệp.
Bài viết của FinaShark sẽ giúp bạn hiểu rõ Breakout là gì, cách nhận biết để vào lệnh mua/bán và đặc biệt, ở cuối bài viết sẽ có 1 điều mới mẻ dành cho bạn. Chúng ta cùng tìm hiểu sử dụng breakout đúng cách là như thế nào.
Chiến lược Breakout là chiến lược giao dịch dựa vào mức giá đóng cửa phá vỡ một vùng kháng cự hoặc xuyên thủng vùng hỗ trợ trên đồ thị nến của một chỉ số chứng khoán, forex,…
Chúng ta cũng tìm hiểu về các trường hợp có thể xảy ra khi Breakout:
Ở trường hợp này, khi thủng hỗ trợ thì bên bán hoàn toàn áp đảo bên mua và ngược lại khi phá vỡ kháng cự thì mua kiểm soát hoàn toàn cục diện.
Ở trường hợp này, sự biến động của giá ở những nến False break vượt qua vùng kháng cự nhưng kết thúc phiên lại đóng cửa dưới vùng kháng cự trên, nói lên rằng sự phản kháng từ phía bán quyết liệt khiến bên mua phải lùi bước. Ngược lại cho trường hợp False Breakout thủng hỗ trợ bất thành.
Ở trường hợp thứ 3 thì sau khi Breakout giá không tiếp tục xu hướng mà có nhịp test lại vùng kháng cự (hoặc hỗ trợ) đã phá vỡ trước đó. Đây là động thái kiểm chứng lực cung (hoặc lực cầu) trước khi xác nhận đi vào xu hướng tăng (hoặc giảm)
Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao để hạn chế đến mức thấp nhất về khả năng giao dịch phải False Breakout, cũng như khi nào chờ tham gia ở nhịp kiểm chứng lại lực cung/cầu ở trường hợp thứ 3: Breakout – Retest? Phần tiếp theo sẽ có câu trả lời cho bạn nhé!
Ở phần 2 chúng tôi sẽ chia ra 3 trường hợp để vận dụng chiến lược Breakout vào giao dịch, đó là:
- Điều kiện vào lệnh:
+ Đồ thị giá của chỉ số đang ở trong xu hướng tăng trung và dài hạn. Cách đơn giản nhất để xác định đó là giá phải nằm trên EMA200
+ Nến Break đóng cửa trên vùng kháng cự và khối lượng giao dịch trên mức trung bình 20 phiên.
- Ví dụ minh họa:
- Xác định chốt lời và cắt lỗ:
+ Cắt lỗ ở dưới điểm Swing Low gần nhất
+ Chốt lời = 2 x (giá mua – giá cắt lỗ) hoặc ở mức kháng cự gần nhất
Lưu ý: Trong trường hợp khoảng cách từ giá mua đến mức kháng cự gần nhất < 2 x (giá mua – giá cắt lỗ) thì có thể lựa chọn không tham gia do tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro không hấp dẫn.
- Điều kiện vào lệnh:
+ Đồ thị giá của chỉ số đang ở trong xu hướng giảm trung và dài hạn. Cách đơn giản nhất để xác định đó là giá phải nằm dưới EMA200
+ Nến Break đóng cửa dưới vùng hỗ trợ và khối lượng giao dịch trên mức trung bình 20 phiên.
- Ví dụ minh họa:
- Xác định chốt lời và cắt lỗ:
+ Cắt lỗ ở trên điểm Swing High gần nhất
+ Chốt lời = 2 x (giá cắt lỗ – giá bán) hoặc ở mức hỗ trợ gần nhất.
Lưu ý: Trong trường hợp khoảng cách từ giá bán đến mức hỗ trợ gần nhất < 2 x (giá cắt lỗ – giá bán) thì có thể lựa chọn không tham gia do tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro không hấp dẫn.
Điều kiện chờ Retest: Ở trường hợp thứ 3, do giá ở phiên Breakout tăng mạnh dẫn khoảng cách từ giá mua đến giá cắt lỗ lớn. Nên rủi ro ở giao dịch đó sẽ lớn, cũng như kéo dài thời gian giữ lệnh. Vì vậy với trường hợp này cần chờ đợi nhịp Retest để tham gia (Nếu không Retest có thể bỏ qua và tìm kiếm cơ hội giao dịch khác tốt hơn)
Đặt chốt lời và cắt lỗ: Khi tham gia ở điểm Retest thành công thì cách đặt chốt lời và cắt lỗ như sau:
Vẫn tiếp tục sẽ không tham nếu khoảng cách từ giá mua đến mức kháng cự gần nhất < 2 x (giá mua – giá cắt lỗ). Tương tự cho trường hợp bán.
Tóm lại chiến lược Breakout không khó để sử dụng nhưng cần chú ý các điều kiện vào lệnh cho từng trường hợp để đạt được xác suất thắng lệnh cao nhất. Qua bài viết này chúng tôi mong muốn các bạn đọc giả có cái nhìn chính xác hơn về chiến lược Breakout và có thể xem đây là “Kim chỉ nam” trong giao dịch của mình.
FinaShark đoán rằng bạn ko biết có những công cụ như trong video clip tồn tại. Giới trading gọi nó là những Indicators, được tạo ra bằng cách nhúng những đoạn code vào biểu đồ giá, nó tương tự như những chỉ báo RSI, MACD nhưng phức tạp hơn, cao cấp hơn, và nhiệm vụ chuyên biệt hơn.
Như phần đầu của bài viết cho chúng ta biết, tín hiệu Breakout là một trong những tín hiệu đáng tin cậy nhất trong phân tích kỹ thuật. Indicator Breakout Pattern của FinaShark cho phép bạn phát hiện những phiên breakout hợp lệ, đưa ra kịch bản giao dịch, khi nào nên chốt lời và đưa ra mức cắt lỗ.
Thật tuyệt vời khi bạn sở hữu công cụ này trong tay và kết hợp những chiến lược giao dịch của riêng bạn. FinaShark đảm bảo rằng Indicator này sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn phát hiện những cơ hội tuyệt vời.
Mời bạn tìm hiểu làm thế nào chỉ báo này giúp bạn tìm ra những cơ hội giao dịch béo bở tại đây: