Lịch sử của sàn giao dịch tiền điện tử FTX

FTX được xem là sàn giao dịch tiền điện tử lớn thứ 3 thế giới nhưng đã phá sản chỉ trong thời gian ngắn. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến sự việc phá sản này? Hãy cùng Finashark tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. FTX là gì?

a. Tiểu Sử của CEO

i. Gary Wang

Gary Wang là một trong hai CEO của công ty sàn giao dịch điện tử FTX. Ông từng là bạn cùng phòng của Sam Bankman-Fried khi cả hai đang học ở Viện Công nghệ Massachusetts.  Trước khi đồng sáng lập Alameda Research (và sau này là FTX), Wang đã làm việc tại Google. Vào năm 2017, Khi Bankman-Fried rời Quỹ phòng hộ Jane Street để thành lập Alameda, Wang cũng rời bỏ Google để theo SBF. 

Wang và Bankman-Fried tìm ra cơ hội chênh lệch từ giá Bitcoin của Nhật và giá Bitcoin tiêu chuẩn. Từ đó, Gary Wang tiếp tục làm việc tại Alameda và FTX, và trở thành thành viên hội đồng quản trị của FTX Future Fund. Wang được liệt kê là một trong những Tỷ phú Thế giới của Forbes vào năm 2022 và ước tính có tài sản ròng trị giá gần 6.000.000.000 USD.  

Gary Wang, người đồng sáng lập FTX, The Block 2022

ii. Sam Bankman-Fried

Sam Bankman-Fried, biệt danh SBF, (sinh ngày 6 tháng 3 năm 1992 ở Stanford, Bang California, Hoa Kỳ), người sáng lập và cựu giám đốc điều hành (2019–22) của FTX Trading Ltd., một sàn giao dịch tiền điện tử. Anh theo học tại Đại Học viện Công Nghệ Massachusetts tại Mỹ (MIT), nơi SBF nhận bằng cử nhân trong ngành vật lý vào năm 2014. 

Vào năm 2017, Bankman-Fried rời Phố Jane và trong thời gian ngắn làm việc tại Trung tâm Effective Altruism, anh đã sử dụng các chiến lược kinh doanh chênh lệch giá mà anh đã học được với tư cách là một nhà giao dịch để tăng giới hạn thu nhập của mình. Cuối năm đó, SBF rời khỏi Trung Tâm Effective Altruism để đồng sáng lập Alameda Research LLC cùng Gary Wang, một công ty thương mại định lượng với mô hình kinh doanh chênh lệch giá tập trung vào tài sản kỹ thuật số. Từ kỹ năng anh đã học được trước đó, chỉ trong vòng vài tháng đầu, công ty có lúc kiếm được tới một triệu đô la tiền lãi mỗi ngày. Sự thành công vang dội của FTX đã giúp SBF trở thành tỷ phú vào năm năm 2020. Chủ Tịch FTX bắt đầu quyên góp những khoản tiền lớn cho các chiến dịch chính trị của Hoa Kỳ, bao gồm hàng triệu đô la cho chiến dịch tranh cử tổng thống của Joe Biden vào năm đó. Trong chu kỳ bầu cử giữa kỳ năm 2022, Bankman-Fried là nhà tài trợ cá nhân lớn thứ hai cho các chiến dịch của đảng Dân chủ.

b. Sự hình thành của FTX

Vào năm 2019, 2 năm sau khi thành lập Alameda Research, Sam Bank-man Fried thành lập công ty FTX, một nền tảng phái sinh tiền điện tử,  nhằm mục đích tiếp tục thu hút nguồn đầu tư của khách hàng. Sàn giao dịch FTX cung cấp chiết khấu cho những khách hàng thực hiện giao dịch bằng cách sử dụng mã do sàn tạo ra, được gọi là FTT. Công ty Alameda Research đã trở thành một trong những người nắm giữ FTT lớn nhất trước khi mã được thả nổi trên thị trường, cho phép công ty hoạt động như nhà tạo lập thị trường mã FTT và duy trì sự ổn định về giá của nó.

c. Cách kiếm tiền của CEO

Alameda Research:

Bằng cách sử dụng các phương pháp chênh lệch giá (arbitrage), SBF và người đồng sáng lập Gary Wang đã có thể tìm thấy mức giá Bitcoin cao hơn ở Nhật Bản. Từ đó, Alameda Research đã thu mua Bitcoin ở các nước khác và bán ra ở sàn Bitcoin ở Nhật Bản. Việc này đã giúp công ty Alameda Research kiếm được rất nhiều tiền, có khi đến hơn vài triệu đô hàng ngày. 

FTX: 

Viết tắt của "Futures Exchange", FTX được ra mắt dựa trên danh tiếng mà Alameda Research đã xây dựng trong ngành với tư cách là một trong những nhà giao dịch tiền điện tử lớn nhất tính theo khối lượng. Trọng tâm của công ty FTX là giao dịch phái sinh với đòn bẩy. Đến năm 2021, FTX trở thành sàn giao dịch tiền điện tử lớn thứ hai chỉ sau Binance, trị giá khoảng 30 tỷ Đô La Mỹ

2. Định hướng của FTX

a. Bối cảnh thị trường lúc thành lập FTX

Sau sự thành công vang dội của Alameda Research, công ty FTX được thành lập vào tháng 5 năm 2019. Vào thời điểm này, thị trường Bitcoin hiện đang bắt đầu những bước đi phục hồi từ đợt tăng đầu tiên vào năm 2018. Giá Bitcoin vào tháng 5 năm 2019 tăng từ ngưỡng $5,000 lên đến $8,000. 

b. Định Hướng của FTX

Sam Bankman-Fried tin rằng sự hợp nhất giữa sàn giao dịch FTX và Alameda Research có thể mang tới cho các nhà môi giới và nhà tạo lập thị trường hiệu quả tối đa và việc giao dịch sẽ được thực hiện trên thời gian thực. 

c. Mục Tiêu của FTX

FTX ra mục tiêu cải thiện nền tảng giao dịch phái sinh của tiền điện tử và đưa không gian phái sinh dần gần hơn với cấp cơ sở.

3. Sự sụp đổ của FTX

a. Sự kiện

Ngày 2 Tháng 11:

- Thông tin bị rò rỉ từ Alameda Research phát hiện một mối quan hệ thân thiết đáng ngờ với công ty FTX. Mức độ thân thiết quá mức được thể hiện qua một số lượng lớn tài sản của công ty được giữ bằng token của FTX, FTT. Mỗi một token FTT tại thời điểm đó có giá trị khoảng $25.5. 

- Do FTT không thể dễ dàng đổi thành tiền mặt nên báo cáo đã làm dấy lên lo ngại về dự trữ vốn tại Alameda Research và FTX.

Ngày 6 Tháng 11:

- Từ thông tin trên, Giám Đốc điều hành Binance, Changpeng Zhao (còn được gọi là CZ), cho biết ông sẽ bán tất cả khối lượng FTT mà công ty Binance hiện đang nắm giữ, với giá trị lên đến 580 triệu Đô La Mỹ. 

- Việc rút tiền trên khối lượng lớn tạo nên một đợt bán tháo mạnh, gây ra áp lực lớn lên FTX từ nhu cầu rút tiền đột ngột của khách hàng. Do thiếu vốn, FTX đã phải tạm dừng hoàn toàn việc rút tiền của khách hàng.

Ngày 8 Tháng 11:

- Giá của token FTT sập mạnh xuống dưới 6 đô la và CZ tiết lộ rằng Binance đã tham gia vào một thỏa thuận không ràng buộc để mua hoàn toàn FTX.

- Việc mua lại phụ thuộc vào việc kiểm tra thẩm định tài chính của FTX.

Ngày 9 Tháng 11:

- Từ sự thẩm định của công ty, cũng như các báo cáo tin tức mới nhất liên quan đến tiền của khách hàng bị xử lý sai phạm và các cuộc điều tra bị cáo buộc của cơ quan Hoa Kỳ, Binance và CZ quyết định không theo đuổi việc mua lại FTX

Ngày 10 Tháng 11:

- SBF thông báo việc Alameda Research sẽ ngừng hoạt động. 

- Cơ quan quản lý ở Bahamas đóng băng tài sản FTX từ những thông tin cho thấy tiền của khách hàng FTX có khả năng bị quản lý sai

- Toàn bộ nhân viên của Quỹ tương lai FTX đã từ chức

Ngày 11 Tháng 11:

- FTX, FTX.us, Alameda và hàng chục công ty con nộp đơn phá sản tại Mỹ. 

- SBF từ chức Giám đốc điều hành và được thay thế bởi John J. Ray III

- Vào cuối ngày, FTX bị hack và hơn 300 triệu đô la đã bị chuyển khỏi sàn giao dịch. SBF sau đó đã đổ lỗi cho "nhân viên cũ hoặc phần mềm độc hại trên máy tính của nhân viên cũ" về hành vi trộm cắp.

Ngày 12 Tháng 11:

- Tạp chí Phố Wall đã báo cáo rằng FTX đã cho Alameda Research vay tiền gửi của khách hàng để giúp họ đáp ứng các khoản nợ của mình và các giám đốc điều hành hàng đầu của Alameda Research đã biết về điều đó

Ngày 14 Tháng 11:

- Sự sụp đổ của sàn giao dịch tiền điện tử FTX đã trở thành chủ đề điều tra của các công tố viên liên bang ở New York.

Ngày 12 tháng 12:

- Bankman-Fried bị bắt tại Bahamas sau khi các công tố viên liên bang ở New York thực hiện các cáo buộc hình sự trong một bản cáo trạng được niêm phong, theo Lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Bahamas.

- Bankman-Fried đang phải đối mặt với cáo trạng gian lận nhiều tội danh một tháng sau khi FTX nộp đơn xin phá sản trị giá 32 tỷ đô la.

Ngày 13 Tháng 12:

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đã buộc tội Bankman-Fried lừa gạt các nhà đầu tư.

Ngày 23 Tháng 12:

Số tiền bảo lãnh của SBF được ấn định với mức 250 Triệu Đô La Mỹ. Hiện tại SBF đang sống dưới sự giám sát nghiêm ngặt của các quan chức chính phủ, chờ ngày hầu tòa vào tháng 10 năm 2023. 

b. Nguyên Nhân

Những hành động bất hợp pháp và không minh bạch giữa hai công ty Alameda Research và FTX đã tạo thêm một trong những đợt “bốc hơi” giá lớn nhất trong năm 2022. Tài sản của những nhà giao dịch trên sàn FTX đã được xử lý và quản lý sai phạm khi được đưa qua sử dụng cho một công ty khác dù nhà đầu tư không hề được thông báo về sự việc này. Sau khi thông tin bị rò rỉ, khách hàng đã bán tháo với khối lượng rất lớn, dẫn đến việc phá sản của cả hai công ty Alameda Research và FTX.

c. Hậu Quả 

- Sàn giao dịch tiền điện tử lớn thứ 3 theo khối lượng buộc phải tuyên bố phá sản 

- Sàn giao dịch nợ 50 chủ nợ hàng đầu gần 3,1 tỷ đô la cộng lại

- Người dùng có thể sẽ gặp khó khăn trong việc lấy lại tiền trong tương lai gần

- Sự kiện này đã khiến giá Bitcoin và Ethereum giảm rất đáng kể

- BlockFi đã đóng băng việc rút tiền và nộp đơn xin phá sản, phần lớn là do những ảnh hưởng gây ra từ FTX

- Công Ty Crypto.com bị mất đi gần 10 triệu giá trị tài sản do những ảnh hưởng liên quan đến việc dự trữ đồng FTT

- Một đợt bán tháo lớn xảy ra trong thị trường tiền điện tử 

4. Bài Học Rút Ra

Đối với một loại tài sản rủi ro còn mới như tiền điện tử, nhà đầu tư cần một sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đầu tư. Nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể am hiểu loại tài sản mình đang bỏ vốn vào. Nhà đầu tư không chỉ phải tự nghiên cứu về đồng xu mà còn phải hiểu cách thức hoạt động của công ty họ, gần giống như đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, tiền điện tử vẫn đang trong giai đoạn phát triển tương đối sớm, vẫn còn nhiều hoạt động của công ty không đáng tin cậy. Lời khuyên tốt nhất là đầu tư vào dự án của các công ty tên tuổi hoặc đầu tư vào các đồng tiền khối lượng lớn mà không có cổ đông nắm giữ phần lớn cổ phần để tránh gặp những sự cố xảy ra như FTX.

>> Xem thêm: Nên lựa chọn giao dịch dài hạn hay giao dịch ngắn hạn?

Finashark - Hệ thống phân tích dữ liệu dòng tiền chuyên nghiệp, hiệu quả

Hotline: 0901 345 869

Email: lienhe@finashark.vn

Website: finashark.vn

Nhận tín hiệu miễn phí tại: Finashark's Telegram channel