Nhà đầu tư đã thực sự tính toán đúng lợi nhuận kỳ vọng?

Trong đầu tư nói chung và đầu tư chứng khoán nói riêng, tính toán lợi nhuận kỳ vọng có vai trò quan trọng trong việc giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định bán ra, mua vào chính xác. Thế nhưng, không phải nhà đầu tư nào cũng biết tính lợi nhuận kỳ vọng hay nhiều nhà đầu tư còn phân vân mình đã thực sự tính toán đúng lợi nhuận kỳ vọng hay chưa? Để giải đáp những câu hỏi này, cùng tìm hiểu ngay qua những thông tin dưới đây.

Phương pháp tính lợi nhuận kỳ vọng phổ biến nhất hiện nay

Lợi nhuận kỳ vọng luôn đi liền với mức chịu đựng rủi ro kỳ vọng. Điều này diễn giải ra là sản phẩm có tỷ lệ lợi nhuận càng lớn thì mức độ rủi ro, thất thoát tài sản của nhà đầu tư càng cao và ngược lại. Thế nhưng trên thực tế, tất cả mọi nhà đầu tư đều mong muốn có được khoản lợi nhuận là tối đa, đồng thời cần đảm bảo rủi ro phải đối mặt nằm trong phạm vi rủi ro mà nhà đầu tư có thể chịu đựng trong tình huống thị trường đi ngược lại kịch bản đầu tư. Chính vì vậy, làm thế nào để cân bằng và hài hòa được cả hai mục tiêu này luôn là vấn đề các nhà đầu tư quan tâm. Thay vì việc dự đoán bằng cảm xúc, việc tính lợi nhuận, rủi ro trên cơ sở những công thức khoa học được nhiều nhà đầu tư lựa chọn hơn cả.

Lợi nhuận kỳ vọng luôn đi liền với mức chịu đựng rủi ro kỳ vọng

Lợi nhuận kỳ vọng luôn đi liền với mức chịu đựng rủi ro kỳ vọng

Có nhiều phương pháp tính lợi nhuận kỳ vọng khác nhau, thế nhưng phương pháp phổ biến và được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng sử dụng nhất chính là CAPM - công cụ phân tích kỹ thuật giúp định lượng hóa lợi nhuận kỳ vọng đồng thời chỉ ra mức rủi ro cao nhất mà nhà đầu tư có thể phải gánh chịu đối với một mã cổ phiếu nhất định.

CAMP dưới góc nhìn của các chuyên gia, được đánh giá là phương pháp tính lợi nhuận kỳ vọng có độ chính xác cao, bởi được xây dựng một cách khoa học từ những hợp phần có vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị cơ hội của một cổ phiếu.

>> Xem thêm: 03 Công cụ phân tích kỹ thuật giúp phát hiện đảo chiều xu hướng

Tính lợi nhuận kỳ vọng bằng CAMP như thế nào?

Tính lợi nhuận kỳ vọng bằng CAMP không phải là hoạt động phức tạp. Tuy nhiên, để có được kết quả chính xác và tránh được những sai sót, bỡ ngỡ trong quá trình xác định tiêu chí, tính toán, nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư mới mở tài khoản chứng khoán cần nắm được công thức cụ thể như sau:

R=Rf + Beta* (Rm-Rf)

Trong đó, các chỉ số thành phần cụ thể như sau:

  • R: Lợi nhuận kỳ vọng
  • Beta: Chỉ số rủi ro thị trường Beta của loại chứng khoán được chọn
  • Rm: Lợi suất phi rủi ro (lãi suất của loại công cụ tài chính không có tính rủi ro như trái phiếu chính phủ).
  • Rf: Lợi nhuận cổ phiếu trên thị trường (nhà đầu tư có thể lựa chọn VN Index và VN 30)

Chỉ số rủi ro thị trường Beta tỉ lệ thuận với lợi nhuận kỳ vọng. Theo đó, loại cổ phiếu có chỉ số rủi ro thị trường Beta càng lớn thì lợi nhuận kỳ vọng càng cao và ngược lại loại cổ phiếu có tính ổn định cao thì lợi nhuận kỳ vọng thường thấp.

Cổ phiếu có tính ổn định cao thì lợi nhuận kỳ vọng thường thấp

Cổ phiếu có tính ổn định cao thì lợi nhuận kỳ vọng thường thấp

Căn cứ vào phương pháp tính lợi nhuận kỳ vòng CAMP nhà đầu tư dễ dàng ước lượng được lợi nhuận kỳ vọng của các mã cổ phiếu dự định sở hữu cũng như mức giá có thể chốt lời của những mã cổ phiếu đang sở hữu trong tay.

Lợi nhuận kỳ vọng CAPM trong một số trường hợp cụ thể

Để nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư mới ra nhập thị trường khỏi bỡ ngỡ khi thực hiện tính toán lợi nhuận kỳ vọng bằng công thức CAMP, dưới đây là một số trường hợp thực tiễn để nhà đầu tư tham khảo.

Trường hợp 1

Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk có chỉ số rủi ro thị trường Beta ước tính bằng 0,6; lãi suất bình quân của cổ phiếu VNM trên thị trường rơi vào khoảng 15,5%/năm, lãi suất chi phí rủi ro cổ phiếu ước lược 3,01%. Như vậy, công thức tính chỉ số lợi nhuận của VNM sẽ là:

R = Rf + Beta*(Rm-Rf) = 3,01%+0,61*(15,5% - 3,01%) = 10,5

Lợi nhuận kỳ vọng khi đầu tư vào cổ phiếu của Vinamilk là 10,5%, do đó có thể nhận định rằng Vinamilk là đơn vị có tính bình ổn cao, lợi nhuận kỳ vọng không quá lớn theo đó nhà đầu tư cũng không gặp quá nhiều rủi ro. Chính vì vậy, cổ phiếu của Vinamilk thích hợp với nhóm đối tượng đầu tư lớn tuổi, không yêu cầu sự mạo hiểm, đột phá trong đầu tư.

Trường hợp 2

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank có chỉ số rủi ro thị trường Beta ước tính bằng 1,35; lãi suất bình quân của cổ phiếu VCB trên thị trường rơi vào khoảng 15,5%/năm, lãi suất chi phí rủi ro cổ phiếu ước lược 2,5%. Như vậy, công thức tính chỉ số lợi nhuận của VCB sẽ là:

R = Rf + Beta*(Rm-Rf) = 2,5%+1,35*(15,5% - 2,5%) = 18,1

Lợi nhuận kỳ vọng khi đầu tư vào cổ phiếu của Vietcombank là 18,1%, con số này được hiểu rằng Ngân hàng Vietcombank có khoảng lợi nhuận kỳ vọng tương đối cao, đồng nghĩa với việc rủi ro mà nhà đầu tư phải đối mặt khá lớn. Theo đó, cổ phiếu của ngân hàng này phù hợp với những nhà đầu tư áp dụng cách đầu tư chứng khoán ngắn hạn (hay còn gọi là đầu tư lướt sóng) giúp kiểm được khoản lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn hơn. 

Lợi nhuận kỳ vọng khi đầu tư vào cổ phiếu của Vietcombank

Lợi nhuận kỳ vọng khi đầu tư vào cổ phiếu của Vietcombank

Thị trường chứng khoán là thị trường phức tạp, luôn vận hành và biến đổi liên tục, chính vì vậy để gia tăng cơ hội thắng lợi cho mình, nhà đầu tư không còn cách nào khác ngoài việc gia tăng tiếp thu, học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm đầu tư bổ ích nói chung và cách tính Lợi nhuận kỳ vọng bằng phương pháp CAMP nói riêng. Theo đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc tham gia khóa học đầu tư chứng khoán ngắn hạn 30 giờ của Finashark - Hệ thống phân tích dòng tiền uy tín nhất thị trường hiện nay.

Để học kỹ năng tính toán lợi nhuận kỳ vọng tại Finashark nhà đầu tư vui lòng liên hệ theo địa chỉ.

Finashark - Hệ thống phân tích dữ liệu dòng tiền chuyên nghiệp, hiệu quả

Hotline: 0901 345 869

Email: lienhe@finashark.vn

Website: finashark.vn