Phân tích kỹ thuật ngoại hối là phương pháp phân tích thị trường giao dịch ngoại hối (forex) dựa chuyển động giá của tài sản trong quá khứ để dự báo xu hướng giá trong tương lai. Vậy có những loại mô hình giá nào mà trader cần quan tâm?
Một trong những kỹ năng quan trọng mà các trader cần nắm được để giao dịch ngoại hối hiệu quả là phân tích kỹ thuật để xác định đúng thời điểm nên mua, nên bán. Phân tích kỹ thuật không đòi hỏi nhà đầu tư quá nhiều kiến thức, hiểu biết về chính sách tiền tệ, tài khóa, các yếu tố kinh tế, xã hội… mà chỉ cần tập trung vào biến động giá.
Trong bài viết này, Finashark sẽ giới thiệu tới các mô hình giá thông dụng trong phân tích kỹ thuật ngoại hối để nhà đầu tư có thể nhận biết và sử dụng.
Mô hình giá là gì?
Theo các nhà phân tích kỹ thuật, giá cả thị trường phản ánh mọi thông tin liên quan đến nó. Đồng thời, họ có nhận thấy rằng thị trường di chuyển theo xu hướng và có xu hướng sẽ lặp lại lịch sử. Điều này thể hiện qua các mức giá của ngoại hối trong một khoảng thời gian nhất định.
Để quan sát xu hướng giá, mức giá, khối lượng giao dịch của tài sản, các nhà phân tích kỹ thuật đã xây dựng nên các mô hình giá - biểu đồ giá.
Các loại mô hình giá thông dụng
Dựa vào xu hướng của giá mà các nhà phân tích kỹ thuật đã chia chúng thành 3 loại, đó là:
- Mô hình giá đảo chiều
- Mô hình giá tiếp diễn
- Mô hình giá lưỡng tính (không rõ xu hướng)
Mô hình giá đảo chiều
Mô hình đầu vai (Head & Shoulders)
- Đặc điểm: Có một đỉnh cao nhất (đầu) và hai đỉnh thấp hơn ở hai bên (hai vai).
- Ý nghĩa: Mô hình đầu vai có thể giúp trader dự đoán giá sẽ đảo chiều từ xu hướng tăng sang giảm. Cụ thể, khi xu hướng tăng, mức giá sẽ lập đỉnh (vai trái), sau đó giảm và lập đỉnh cao hơn (đầu) rồi lại giảm và lập đỉnh thấp hơn (vai phải). Khi đường cổ (đường neckline) bị phá vỡ, mô hình hoàn thiện.
Mô hình hai đỉnh (Double Tops)
- Đặc điểm: Có 2 đỉnh, trong đó đỉnh sau không vượt qua ngưỡng kháng cự.
- Ý nghĩa: Mô hình giúp các trader nhận ra xu hướng giá giảm. Thông thường, mức giá sẽ lập đỉnh rồi giảm xuống ngưỡng hỗ trợ và lại lập đỉnh mới lần nữa rồi giảm dần đến khi phá vỡ đường neckline. Và đó cũng là thời điểm trader giao dịch.
Mô hình hai đáy (Double Bottoms)
- Đặc điểm: Ngược với mô hình 2 đỉnh, độ chênh 2 đáy không quá 10 pips (đơn vị đo lường sự thay đổi giá của một công cụ tài chính. Giá trị 1 pip phụ thuộc vào thị trường tài chính mà trader giao dịch).
- Ý nghĩa: Mô hình thường được áp dụng khi thị trường có xu hướng giảm nhằm báo hiệu sự đảo chiều từ giảm sang tăng. Tương tự mô hình hai đỉnh, trader chỉ giao dịch khi giá phá vỡ đường neckline.
Mô hình giá tiếp diễn
Mô hình đáy tròn (Rounding Bottom)
- Đặc điểm: Biểu đồ có dạng hình chữ U.
- Ý nghĩa: Báo hiệu cho sự tiếp diễn về giá hoặc là một tín hiệu đảo chiều giá. Thời điểm mua thích hợp là khi giá ở giữa đáy và thời điểm bán thích hợp là khi một khi mức giá vượt ngưỡng kháng cự.
Mô hình cốc và tay cầm (Cup & Handle)
- Đặc điểm: Phần cốc có hình chữ U giống mô hình đáy tròn nhưng có thêm phần tay cầm hình nêm.
- Ý nghĩa: Khi đáy đã hình thành, giá sẽ giảm tạm thời (nằm trong 2 đường thẳng song song trên biểu đồ) để tạo phần tay cầm. Mức giá sau đó sẽ đảo chiều và tiếp tục xu hướng tăng giá. Giống như mô hình đáy tròn, khi giá ở mức thấp nhất (giữa đáy cốc), các trader sẽ mua vào và khi mức giá hình thành xong tay cầm, họ có thể tiếp tục mua hoặc bán tùy vào vị thế muốn tham gia.
Mô hình nêm (Wedges)
- Đặc điểm: Giống hình cái nêm với cấu tạo bao gồm đường 1 hỗ trợ bên dưới, 1 đường kháng cự bên trên hội tụ với nhau và cùng dốc lên hoặc dốc xuống.
- Ý nghĩa: Báo hiệu tiếp diễn xu hướng hoặc đôi khi đảo chiều tăng giá hoặc giảm giá. Khi xuất hiện mô hình nêm, giá sẽ có xu hướng chuyển động ngược với mô hình.
Mô hình cờ (Flag - Pennants)
- Đặc điểm: Gồm 2 phần chính là cán cờ và lá cờ. Trong đó bộ phận “cán cờ” thể hiện hướng đi của thị trường, phần lá cờ dạng hình chữ nhật nằm ngang, có hướng ngược lại với cán cờ.
- Ý nghĩa: Mô hình cờ báo hiệu giá tiếp diễn trong xu hướng tăng hoặc giảm. Ở giai đoạn đầu, giá sẽ biến động mạnh nhưng sẽ biến động với biên độ nhỏ dần về sau.
Mô hình giá lưỡng tính
So với mô hình giá tăng/ giảm, mô hình giá lưỡng tính khó trade hơn vì chưa xác định được xu hướng giá khi mô hình bị phá vỡ. Điển hình của mô hình lưỡng là mô hình tam giác.
Mô hình tam giác được hình thành từ 2 đường xu hướng ngược nhau hoặc một đường đi xuống/ đi lên còn đường kia đi ngang. Trong dạng mô hình này, giá có thể tăng hoặc giảm hoặc không thay đổi và thường có xu hướng hội tụ tại một điểm trước khi phá vỡ mô hình tam giác theo một hướng nào đó khiến trader ít kinh nghiệm không biết nên mua/ bán thế nào.
Mô hình tam giác bao gồm:
- Mô hình tam giác tăng: Thường thấy ở giữa của một xu hướng tăng. Theo đó, nó có thể cung cấp tín hiệu phe bán đang yếu thế, phe mua đang áp đảo và ngày càng tăng, dồn sức nhằm phá vỡ vùng kháng cự.
- Mô hình tam giác giảm: Ngược với mô hình tam giác tăng, mô hình tam giác giảm thường xuất hiện khi thị trường ở xu hướng đi xuống. Nó cho thấy lực mua yếu còn lực bán đang ngày càng tăng và dần chiếm thế. Khi lực bán đủ lớn, giá sẽ phá vỡ đường hỗ trợ và tiếp tục đâm xuống rất mạnh.
- Mô hình tam giác cân: Đây là kiểu mô hình giá tích lũy, biến động giá thu hẹp dần đến khi phá vỡ. Cả 2 phe mua và bán đều đang chờ đợi và sẵn sàng phản công nếu giá bị kéo lên hoặc đẩy xuống. đi lên hoặc đi xuống.
Trên đây là những mô hình giá trong phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần nhớ rằng không có một mô hình nào mang ý nghĩa tuyệt đối, có thể dự đoán chính xác hướng đi của giá. Do vậy, bạn nên kết hợp nhiều phương pháp, công cụ phân tích, chỉ báo kỹ thuật... để có thể đưa ra quyết định đúng đắn.
Finashark - Hệ thống phân tích dữ liệu dòng tiền chuyên nghiệp, hiệu quả
Hotline: 0901 345 869
Email: lienhe@finashark.vn
Website: finashark.vn