Cách tìm tín hiệu giao dịch chứng khoán qua 3 chỉ báo dao động động lượng thông dụng

Tín hiệu giao dịch chứng khoán có thể được phân tích tự động bởi các phần mềm, robot hoặc thủ công từ chính các trader thông qua các công cụ kỹ thuật. Dưới đây là 3 chỉ báo dao động động lượng thông dụng giúp nhà giao dịch nhận biết điểm mua, bán hiệu quả.

Trong phân tích kỹ thuật, nhóm chỉ báo động lượng giúp nhà đầu tư nhận định được xu hướng chuyển động của giá và lực mạnh/yếu của chuyển động ấy theo thời gian. Nhờ đó, chúng giúp các trader phát hiện ra các điểm mà thị trường có thể sẽ đảo chiều, từ đây xác định được thời điểm thích hợp để đặt lệnh.

MACD Histogram

MACD Histogram là một chỉ báo cung cấp tín hiệu giao dịch chứng khoán, forex và nhiều loại tài sản khác. Nó được tìm ra bởi Gerald Apple vào cuối năm 1970. 

tín hiệu giao dịch chứng khoán

Cấu trúc của MACD Histogram

Chỉ báo này có dạng biểu đồ, được tạo thành từ đường MACD (Moving Average Convergence Divergence - Đường Phân kỳ Hội tụ trung bình động), đường Signal (tín hiệu) và phần Histogram. Trong đó:

  • Đường MACD = EMA 12 – EMA 26 (EMA 12, EMA 26 là các đường trung bình động theo lũy thừa của chu kỳ 12 ngày và 16 ngày).
  • Đường tín hiệu (signal) của MACD = Đường EMA 9 (EMA 9 là đường trung bình động theo lũy thừa của chu kỳ 9 ngày).
  • Histogram = MACD – đường tín hiệu.

Về bản chất, MACD Histogram cho thấy động lượng của các đường trung bình động MA khi chúng hội tụ, chồng chéo và di chuyển ra xa nhau.

Cách giao dịch với MACD Histogram

Nhà đầu tư có thể nhận thấy tín hiệu mua khi xảy ra các trường hợp sau:

  • Histogram chuyển từ âm qua dương, báo hiệu xu hướng giảm đang suy yếu.
  • Đường MACD nằm trên đường tín hiệu (phân kỳ dương).
  • Đường MACD phân kỳ dương vượt lên trên mức 0 là tín hiệu cho thấy xu hướng tăng đang mạnh lên.

Nhà đầu tư cân nhắc bán cổ phiếu khi xuất hiện các trường hợp sau: 

  • Histogram chuyển từ dương qua âm, báo hiệu xu hướng tăng đang suy yếu.
  • Đường MACD nằm dưới đường tín hiệu (phân kỳ âm).
  • Đường MACD phân kỳ âm lao xuống dưới mức 0 là tín hiệu cho thấy xu hướng giảm đang mạnh lên.

Khi phân tích MACD với khung thời gian, trader cần nắm nguyên tắc chung là xác định xu hướng ở khung lớn trước sau đó mới đến khung nhỏ hơn để tìm kiếm điểm vào lệnh. 

RSI (Relative Strength Index) 

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI là một chỉ báo động lượng dùng để đo lường mức độ thay đổi giá, được tìm ra bởi J. Welles Wilder Jr. và được giới thiệu chính thức vào năm 1978 trong cuốn sách “Các khái niệm mới trong Hệ thống Thương mại Kỹ thuật”. RSI giúp nhà giao dịch đánh giá các điều kiện quá mua (Overbought) hoặc quá bán (Oversold), từ đó xác định thời điểm thích hợp để tham gia hoặc rút lui khỏi thị trường.

tín hiệu giao dịch chứng khoán

Công thức tính RSI

RSI = 100 – 100/ (1+RS)

Trong đó RS: sức mạnh tương đối: RS = AG/AL

  • AG (Average Gain) là trung bình tổng số kỳ tăng trong một quãng thời gian nhất định.
  • AL (Average Loss) là trung bình tổng số kỳ giảm trong một quãng thời gian nhất định.

Cách giao dịch với chỉ báo RSI

Từ công thức trên có thể thấy RSI sẽ có giá trị trong khoảng từ là 0 đến 100. Để xác định tín hiệu giao dịch chứng khoán qua RSI, trader cần chú ý tới 2 vùng quá mua và quá bán, cụ thể:

  • Vùng quá mua xảy ra khi RSI >70 và tiến gần đến mức 100. Điều này cho thấy thị trường đang rất hưng phấn, giá đang trong xu hướng tăng. Đồng thời, đây có thể là tín hiệu dự báo thị trường giảm trong tương lai.
  • Vùng quá bán khi RSI < 30 và tiến gần về 0: Thị trường trong xu hướng giảm điểm, dự báo có khả năng tăng lại trong tương lai.
  • RSI ở giữa mức 30 - 70 là vùng trung tính. Nếu RSI = 50 là dấu hiệu không có xu hướng.

Ngoài ra, trader có thể xem xét giao dịch tại thời điểm giá phân kỳ (Divergence) (đường giá và đường RSI có hướng đi khác nhau). 

  • Phân kỳ tăng - RSI Bullish Divergence dự báo đảo chiều giá của thị trường từ giảm sang tăng. Dấu hiệu nhận biết là giá có xu hướng giảm còn RSI lại tăng.
  • Phân kỳ giảm - RSI Bearish Divergence dự báo thị trường có thể đảo chiều từ tăng sang giảm khi giá đang có xu hướng răng và đường RSI đang giảm.

ADX (Average Directional Index)

Chỉ số định hướng trung bình ADX là một chỉ báo động lượng được tìm ra bởi Welles Wilder - người đã thiết lập Hệ thống định hướng (Directional Movement System). ADX có 2 chỉ báo hướng âm (-DMI) và dương (+DMI) giúp nhận biết được xu hướng mạnh và yếu rõ ràng. 

tín hiệu giao dịch chứng khoán

Công thức tính ADX

ADX = MA ((+ DMI) – (-DMI)) / ((+ DMI) + (-DMI))] x 100

ADX được biểu thị ở dạng biểu đồ đường và biến động trong giá trị từ 0-100. Để xác định độ mạnh của xu hướng, trader cần dựa vào các khoảng giá trị sau:

  • Nếu 0 < ADX < 25 thì xu hướng không rõ ràng hoặc yếu. 
  • Nếu 25 < ADX < 50 thì là xu hướng mạnh. 
  • Nếu 50 < ADX < 75 là xu hướng rất mạnh. 
  • Nếu từ ADX >75  là xu hướng siêu mạnh.

Cách giao dịch với chỉ báo ADX

Để tìm điểm vào lệnh, nhà giao dịch cần chú ý:

  • Đường ADX trên mức 25 và đường +DMI nằm trên đường -DMI, bạn có thể tham gia với vị thế mua.
  • Đường ADX trên mức 25 và đường +DMI nằm dưới đường -DMI, bạn có thể tham gia với vị thế bán.

Lưu ý: Trader nên theo dõi xu hướng của giá trong trung và dài hạn bằng cách so sánh vị trí của đường giá với đường EMA200.

Trên đây là 3 chỉ báo kỹ thuật có thể đưa ra tín hiệu giao dịch chứng khoán. Thông thường, các trader chuyên nghiệp không sử dụng riêng từng chỉ báo mà sẽ kết hợp với 2-3 chỉ báo khác. 

Quá trình phân tích biểu đồ, tìm tín hiệu giao dịch của nhà đầu tư sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý thị trường. Vì vậy, bạn có thể tham khảo phần mềm tín hiệu giao dịch của Finashark - đơn vị cung cấp tín hiệu giao dịch chất lượng, uy tín trên thị trường để đạt độ chính xác cao hơn. Phần mềm tín hiệu giao dịch Finashark được cài đặt và thực hiện một cách độc lập, đảm bảo tính khách quan, loại bỏ yếu tố cảm xúc. Ứng dụng sẽ tự động tính toán điểm giá mục tiêu (target), điểm giá mất tín hiệu xu hướng (điểm cắt lỗ stoploss), xác định điểm giá mở lệnh (điểm vào entry), tính toán tỷ lệ lãi hoặc lỗ theo từng lệnh khuyến nghị cho nhà đầu tư. 

Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ:

Finashark - Hệ thống phân tích dữ liệu dòng tiền chuyên nghiệp, hiệu quả

Hotline: 0901 345 869

Email: lienhe@finashark.vn

Website: finashark.vn