Năm 2019, Việt Nam đứng thứ 5 về sản xuất lúa gạo và thứ 3 về xuất khẩu gạo trên thế giới. Sản lượng lúa năm 2019 đạt 43.45 triệu tấn tương đương hơn 22 triệu tấn gạo, trong đó 20% dùng để xuất khẩu. Tám tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt trên 4,6 triệu tấn với giá trị trên 2,25 tỷ USD, tăng 10,4% yoy.
EVFTA giúp gạo Việt Nam gia tăng sức cạnh tranh
Theo Hiệp định EVFTA, EU sẽ dành cho Việt Nam hạn ngạch xuất khẩu gạo là 80 nghìn tấn và sẽ áp dụng thuế nhập khẩu. với mức thuế suất 0% đối với gạo xay xát và gạo thơm; đồng thời, xóa bỏ thuế đối với tấm trong 5 năm (2 nhà xuất khẩu lớn gạo vào EU là Campuchia và Myanmar đang chịu thuế tuyệt đối)
Sản lượng xuất khẩu trong H2/2020 dự báo tăng mạnh khi Chính phủ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo vì dịch Covid – 19.
Bắt đầu từ 1/5, các DN được xuất khẩu gạo trở lại bình thường sau khi VN kiểm soát tốt dịch bệnh Covid – 19. Việt Nam được hưởng lại gián tiếp từ việc Thái Lan gặp khó khăn vì dịch Covid và lũ lụt khiến sản lượng gạo xuất khẩu dự báo chỉ ở mức 6,5 triệu tấn, giảm 1 triệu tấn so với trước đó.
Giá gạo xuất khẩu ở mức cao
Giá gạo năm nay tăng cao 25-30% so với năm ngoái, đạt cao nhất trong 9 năm qua. Dự kiến giá gạo sẽ tiếp tục duy trì cao đến cuối năm 2020.
TAR ghi nhận doanh thu hợp nhất 6T/2020 đạt 1.560 tỉ đồng, tăng hơn 93%, và LNST đạt 64 tỉ đồng, tăng 570% yoy.
Gạo thơm thương hiệu đạt giá trị cao
Xu hướng tiêu dùng tại thị trường nội địa thay đổi khi thu nhập bình quân ngày càng cao. Nhu cầu đối với gạo rõ nguồn gốc, xuất xứ, an toàn vệ sinh được đặt lên hàng đầu. TAR sở hữu hơn 20 cửa hàng và hợp tác phân phối gạo thương hiệu “Gạo thơm ST24” và “Gạo thơm trắng tép” thông qua SunRice và Vinamart.
Tháng 07, TAR ký hợp đồng bán 3,000 tấn gạo cho 3 khách hàng của Cộng hòa Liên bang Đức với 2 giống gạo thơm là ST20 đạt trên 1,000 USD/tấn và Jasmine đạt khoảng 600 USD/tấn
TAR đã kết hợp thành công với Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn xuất khẩu thành công 3 container gạo mang thương hiệu của Trung An vào 03 siêu thị lớn tại Pháp khi EVFTA có hiệu lực vào 01/ 08/2020. Đây là lần đầu tiên gạo mang thương hiệu Việt Nam đủ điều kiện đặt trên kệ hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng châu Âu.
800 ha vùng nhiên liệu lúa hữu cơ đáp ứng đủ tiêu chuẩn thị trường khó tính
Với vùng nguyên liệu sản xuất theo quy trình nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm gạo đạt chất lượng an toàn theo chuẩn trên, sản phẩm gạo của TAR dễ dàng xâm nhập vào thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Úc, EU,…
Phe tạo lập sau giai đoạn đẩy giá tăng đã chuyển hướng sang tích trữ cổ phiếu nhằm đợi các vị thế nhỏ lẻ tham gia. Đây là giai đoạn đặc trưng của quá trình giữ giá tài sản và hình thành vùng nền giá mới.
Dựa vào biểu đồ, có thể thấy tốc độ Mua gom cổ phiếu từ dòng tiền lớn (đường xanh) có dấu hiệu chững lại. Quyết định cho xu hướng tăng giá lúc này đến từ dòng tiền nhỏ lẻ từ thị trường chung (đường đỏ). Nếu nhỏ lẻ bị hấp dẫn (đường đỏ kéo lên nhanh chóng), giá sẽ tạo nền mới và tiếp tục xu hướng tăng.
Đội lái đang khẳng định quan điểm đẩy giá tăng mạnh lên mức cao mới. Điều này có được khi lượng thay đổi dòng tiền mạnh, thể hiện đã gom đủ hàng trôi nổi trên thị trường và đánh giá tăng. Thêm vào đó, đà tăng mạnh cho thấy dòng tiền nhỏ lẻ cũng hăng hái đu theo khi liên tục có lời trong ngắn hạn. Dư địa tăng trưởng vẫn còn thể hiện qua xu hướng tăng mạnh mẽ. Nói cách khác, các vị thế giao dịch chưa có ý tưởng chốt lời trong ngắn hạn.
Do vậy, nên ưu tiên các vị thế Mua lên. Trong trường hợp nhịp điều chỉnh không xuất hiện, có thể mở vị thế Mua khi pha tăng bứt phá qua vùng giá cao nhất trong 2 tuần trở lại.
TAR- Nắm bắt cơ hội từ hiệp định EVFTA
Có thể thấy xu hướng tăng của cổ phiếu TAR bắt đầu dừng lại, đang tích lũy tạo nền giá mới sau đợt chốt lời từ tuần trước đó. Cụ thể với đồ thị ngày
1) Không có dấu hiệu giá sẽ điều chỉnh về mức kháng cự của Fibo. Ghi nhận bằng 2 cây nến xanh gần nhất với giá đóng cửa gần giá trần trong ngày cho thấy giá đang test mạnh trở lại vùng kháng cự 22.40
2) Mức cản MA200 vẫn chưa bị thủng từ lần tăng trước đó. Sau khi MA20 cắt lên MA50 báo hiệu xu hướng tăng, nó đang tiến về MA200 tạo niềm tin sẽ cắt qua.
3) Thanh khoản Mua giảm trong khi giá tăng qua đó thể hiện nhà đầu tư e ngại sự tăng giá từ nền giá
4) Chỉ báo RSI: RSI vừa rơi về vùng 65 thì quay đầu cho thấy áp lực Mua vẫn còn lớn, có thể cân nhắc vào lệnh Mua nếu nó cắt qua 70.
5) Chỉ báo ADX: Đường ADX hướng xuống nhưng độ dốc không nhiều và vẫn ở vùng 40. Dư địa Mua vẫn còn khi +DMI vẫn duy trì bên trên –DMI.
Kết luận: Ưu tiên Mua khi giá đóng cửa bên trên MA200 cũng là khi RSI cắt lên 70
[Với mong muốn nâng cao hiệu quả đầu tư cho khách hàng, FinaShark phát triển bộ tool Xác định dòng tiền & Thư viện chỉ báo cung cấp các tín hiệu mua/bán một cách chuyên nghiệp với hiệu quả vượt trội. Mời bạn tham khảo sản phẩm của FinaShark tại đây: Tool Xác định dòng tiền | Thư viện chỉ báo]
------------------------------------------
Phương pháp dòng tiền lớn.
*Các phương pháp đầu tư tài chính hiện đại không còn chỉ bó hẹp tại phân tích cơ bản hoặc phân tích kỹ thuật theo đồ thị giá. Nhưng kể cả áp dụng đúng từng phương pháp, thì khả năng thành công vẫn rất thấp vì nó chỉ đúng từng khía cạnh, không vẽ được bức tranh tài chính hoàn chỉnh. Do vậy, phương pháp phân tích theo dữ liệu giao dịch (quantitative trading) được Finashark phát triển nhằm tổng hòa các lợi thế của các phương pháp trước đây và đưa ra điều nhà đầu tư cần nhất: Tín hiệu giao dịch.
Disclaimer:
*Finashark tiếp cận các nguồn tin chính thống theo chuẩn mực tài chính quốc tế với sự phân tích chuyên sâu từ chuyên viên phân tích cao cấp được xác thực. Theo đó, các khuyến nghị đưa ra đều đạt chuẩn khuyến nghị đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, Finashark không chịu bất kỳ trách nhiệm thuộc bất kỳ loại nào phát sinh từ hay liên quan đến việc sử dụng hay dựa vào thông tin hay ý kiến trình bày trong báo cáo này.