Đường trung bình động (MA) là một công cụ phân tích kỹ thuật đơn giản. Tuy nhiên, nhà đầu tư mới chắc chắn chưa có nhiều kiến thức về nó. Bài viết dưới đây của Finashark sẽ giúp các nhà đầu tư có kiến thức và biết cách sử dụng đường MA hiệu quả nhất.
Đường trung bình động (MA) là đường trung bình của chuỗi giá cả trên thị trường cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định. MA chính là một chỉ báo kỹ thuật được sử dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Thông qua đường trung bình động, nhà đầu tư có thể theo dõi sự vận động của giá cổ phiếu từ các dữ liệu giá ở quá khứ để theo dõi xu hướng tăng, giảm hoặc bình ổn của giá cả.
Đường trung bình động được xem là chỉ báo chậm, không có tác dụng dự báo mà được dùng vào việc theo dõi diễn biến giá của quá khứ bằng cách làm mượt dữ liệu trong một khoảng thời gian nhất định.
Đường trung bình động (MA) là gì?
Đường trung bình động (MA) có ưu điểm là:
Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là chỉ xét trong một khoảng thời gian nhất định nên cần được áp dụng nhiều khung thời gian khác nhau mới có thể đưa ra dự báo chính xác, ít phản ứng với các biển động chủ quan của thị trường và thường bỏ qua các biển động phức tạp của thị trường.
Đường trung bình động hiện nay có 3 loại phổ biến trên thị trường, gồm:
Đường trung bình động đơn giản SMA được tính bằng trung bình cộng của 1 tổ hợp giá trong khoảng thời gian xác định. Nó sẽ xác định xu hướng giá cổ phiếu sẽ đảo chiều hay tiếp tục xu hướng. Từ đó nhà đầu tư có thể tìm ra tín hiệu giao dịch để chọn thời điểm vào lệnh mua bán chứng khoán phù hợp.
Các đường trung bình động đơn giản SMA phổ biến: Đường SMA ngắn hạn (SMA(10), SMA(14)); đường SMA trung hạn (SMA(50)); đường SMA dài hạn (SMA(100), SMA(200)).
Công thức tính SMA như sau:
SMA = (P 1 + P 2 + ……… + P n ) / n
Trong đó:
Đường EMA là gì? Nó là đường trung bình lũy thừa được dùng để tạo tín hiệu mua báo từ giao thoa và phân kỳ so với mức giá trung bình ở quá khứ. EMA được tính bằng công thức sau:
EMAt = ((Vt x S/(1+d)) + EMA(t-1) x (1 - S/(1+d))
Trong đó:
Đường trung bình lũy thừa (EMA)
Đường WMA là đường trung bình tỉ trọng tuyến tính được tính với công thức vô cùng phức tạp. WMA đường dùng để nhận biết về sự vận động của mức giá có khối lượng lớn trong thời điểm mới nhất.
Công thức tính WMA như sau:
WMA = (Pn x n + P(n-1) x (n-1) + P(n-2) x (n-2) + … + P1 x 1) / ((n x (n+1))/2)
Trong đó:
Xem thêm: Khái niệm các chỉ báo động lượng và cách sử dụng hiệu quả
Các nhà đầu tư mới cần biết cách sử dụng đường trung bình động (MA) mới có thể hỗ trợ bản thân đưa ra quyết định đầu tư thông minh. Cụ thể như sau:
Khi bạn đã phân tích xu hướng có thể vào lệnh mua hoặc bán chứng khoán nhờ đường MA cắt đường giá. Nó cũng thể hiện được mối quan hệ của đường trung bình động với kỳ vọng về giá.
Tín hiệu giao cắt giữa đường MA và đường giá
Muốn xác định tốc độ nhanh, chậm của các đường MA, nhà đầu tư cần dựa vào phản ứng của MA với biến động giá. Đường MA nhanh khi nó phản ứng nhạy với các biến động giá và ngược lại. Nhà đầu tư có thể dựa vào tính nhanh, chậm của đường MA để xác định xu hướng giá.
Theo đó:
Tín hiệu giao cắt giữa đường MA nhanh và MA chậm
Nếu phần lớn giá nằm trên đường trung bình động (MA) thì thị trường đang có xu hướng tăng giá. Lúc này, MA giống như ngưỡng hỗ trợ cho xu hướng tăng. Ngược lại, nếu phần lớn giá nằm dưới đường MA thì đường MA sẽ là một ngưỡng kháng cự dự báo xu hướng giảm.
Giao dịch tại vùng hỗ trợ/kháng cự tạo bởi các đường MA
Để đường trung bình động MA cho tín hiệu chuẩn xác hơn, các nhà đầu tư khi sử dụng nó nên kết hợp cùng với các chỉ báo khác như:
Như vậy, bài viết trên không chỉ giúp các nhà đầu tư hiểu về đường trung bình động (MA) mà còn biết cách sử dụng nó hiệu quả. Dù có kiến thức nhưng rất nhiều nhà đầu tư vẫn không thể áp dụng đường MA để tìm ra tín hiệu giao dịch, vì vậy hãy tham gia Finashark để được các chuyên gia hàng đầu hỗ trợ.
Finashark - Hệ thống phân tích dữ liệu dòng tiền chuyên nghiệp, hiệu quả
Hotline: 0901 345 869
Email: lienhe@finashark.vn
Website: finashark.vn