Chỉ số sức mạnh tương đối RSI - Cách dùng RSI xác định xu hướng giá

Trong đầu tư chứng khoán, để tìm ra các cổ phiếu tiềm năng có lợi nhuận kỳ vọng cao bên cạnh việc theo sát từng biến động của thị trường chứng khoán, việc tìm hiểu các chỉ số động lượng, điển hình như chỉ số sức mạnh tương đối RSI có vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành công của nhà đầu tư. Nếu bạn là nhà đầu tư mới gia nhập thị trường và chưa biết nhiều về chỉ số RSI cũng như cách dùng RSI để xác định xu hướng giá, đừng bỏ qua những thông tin hữu ích dưới đây của chúng tôi:

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI là gì?

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI (tên Tiếng Anh đầy đủ là Relative Strength Index) là chỉ báo động lượng được sử dụng để xác định hu hướng diễn biến giá của cổ phiếu, làm cơ sở cho quyết định mua vào hay bán ra của nhà đầu tư. Chỉ số RSI là chỉ số thông dụng được thể hiện dưới dạng một đường dao động giữa hai đầu mút là 0 và 100, trong đó dao động dưới 30 điểm được coi là quá bán và trên 70 điểm được coi là quá mua.

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI là gì?

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI là gì?

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI được sử dụng như một trong những công cụ phân tích kỹ thuật chứng khoán hiệu quả từ khoảng năm 1978 với sự tìm ra của J.Welles Wilder. Đến nay với sự ra đời của nhiều công cụ, biểu đồ phân tích kỹ thuật nhưng vai trò của RSI vẫn không hề giảm sút và thực tế ngày càng được sử dụng phổ biến bởi mọi nhà đầu tư chứng khoán.

Công thức tính RSI chuẩn

Chỉ số sức mạnh tương đối không khó tính toán, dù là nhà đầu tư không chuyên cũng có thể dễ dàng thực hiện được dựa trên công thức tính RSI chuẩn dưới đây:

RS = Average gain/Average loss

RSI = 100 – 100/(1+RS)

Trước hết, nhà đầu tư tính chỉ số sức mạnh tương đối RS bằng cách lấy trung bình ngày tăng chia cho trung bình ngày giảm trong một chu kỳ, kết quả nhận được nhà đầu tư sử dụng để tính giá trị chỉ số RSI hiện tại theo công thức RSI = 100 – 100/(1+RS).

Thông thường chỉ số sức mạnh tương đối RSI có chu kỳ khoảng 14 ngày, nghĩa là sẽ dùng dữ liệu của 14 ngày liền trước để tính chỉ số RSI hiện tại. Bên cạnh đó, nếu có mức độ am hiểu sâu rộng, nhà đầu tư cũng có thể lựa chọn khoảng chu kỳ khác để tính chỉ số RSI.

Cách dùng chỉ số sức mạnh tương đối RSI để xác định xu hướng giá

Sau khi đã tính toán được chỉ số RSI chuẩn, dùng chỉ số RSI để xác định xu hướng giá chứng khoán như thế nào, cùng tìm hiểu ngay:

Chỉ ra tình trạng cổ phiếu quá mua, quá bán

Chỉ ra tình trạng cổ phiếu quá mua, quá bán

Chỉ ra tình trạng cổ phiếu quá mua, quá bán

Như đã phân tích ở trên, chỉ số sức mạnh tương đối là căn cứ để nhà đầu tư nhận biết tình trạng cổ phiếu quá mua, quá bán khi ở những vùng biên độ khác nhau. Trường hợp ở vùng dưới 30, vùng quá bán và có khả năng đảo chiều tăng, trong khi đó khi ở vùng trên 70, vùng quá mua và có xu hướng đảo chiều giảm. Nếu chỉ số RSI ở vùng trung bình (khoảng 50 điểm) nhà đầu tư có thể coi đó là vùng kháng cự  và cân nhắc vị thế mua vào.

Xác định sự phân kỳ

Qua chỉ số sức mạnh tương đối RSI, nhà đầu tư có thể dự đoán xu hướng biến độ động giá nhờ xác định tính phân kỳ của giá. Trường hợp, chỉ số RSI và giá có sự phân kỳ, nhà đầu tư có cơ sở để nhận định xu hướng đang diễn ra chuyển bị chấm dứt và giá chứng khoán đảo chiều từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm. Để nhận biết sự phân kỳ, nhà đầu tư nối đỉnh với đỉnh hoặc đáy với đáy của giá và đường RSI, nếu chúng có xu hướng di chuyển đối nghịch nhau, đây chính là tín hiệu của sự phân kỳ.

Xác định các điểm Swing Rejections (Từ chối biến động)

Khi Chỉ số RSI xuất hiện trở lại từ vùng quá mua hoặc quá bán, nhà đầu tư có thể xác định điểm từ chối mua và điểm từ chối biến động tăng và điểm từ chối biến động giảm, từ đó cân nhắc đưa ra quyết định đầu tư của bản thân.

Xác định các điểm Swing Rejections (Từ chối biến động)

Xác định các điểm Swing Rejections (Từ chối biến động)

Trên đây là một số thông tin về chỉ số sức mạnh tương đối RSI - Cách dùng RSI xác định xu hướng giá. Trên thế giới việc sử dụng chỉ số RSI rất phổ biến trong việc tìm kiếm cổ phiếu có lợi nhuận kỳ vọng cao. Tuy nhiên, do chỉ số RSI chỉ giúp nhà đầu tư tìm ra cổ phiếu mạnh chứ không phải cổ phiếu tốt nhất, do đó ngoài chỉ số sức mạnh tương đối, nhà đầu tư nên kết hợp sử dụng thêm những phương pháp phân tích kỹ thuật chứng khoán khác để quá trình đầu tư trở nên thuận lợi hơn.

Xem thêm: 03 công cụ phân tích kỹ thuật giúp xác định đảo chiều xu hướng

Finashark – Hệ thống phân tích dòng tiền chứng khoán hàng đầu hiện nay, cung cấp khóa học chứng khoán ngắn hạn, tại đây bên cạnh những hướng dẫn chi tiết về chỉ số sức mạnh tương đối, nhà đầu tư sẽ được học hỏi thêm nhiều công cụ phân tích dòng tiền hiệu quả khác cũng như những bí quyết đầu tư có một không hai đến từ những chuyên gia chứng khoán đầu ngày.

Để biết thêm về khóa học chứng khoán của finashark nhà đầu tư liên hệ theo địa chỉ:

Finashark - Hệ thống phân tích dữ liệu dòng tiền chuyên nghiệp, hiệu quả

Hotline: 0901 345 869

Email: lienhe@finashark.vn

Website: finashark.vn