Mô hình 2 đỉnh là một mô hình quan trọng trong phân tích kỹ thuật và được sử dụng phổ biến. Đây là một mô hình có tính linh hoạt và độ tin cậy cao. Sử dụng thuần thục mô hình hai đỉnh sẽ giúp bạn phát hiện tín hiệu đảo chiều sắp xảy ra.
Mô hình hai đỉnh: Các ý chính:
Mô hình 2 đỉnh đúng nghĩa như tên gọi của nó: mô tả hai đỉnh của giá trên đồ thị. Mô hình cho biết một tín hiệu đảo chiều sắp xảy ra. Lần giảm giá đầu tiên xảy ra giữa hai đỉnh, cho biết có kháng cự tại đỉnh. Sau đó thị trường phục hồi trở lại, tuy nhiên sức mạnh giảm xuống và không thể bứt phá qua đỉnh thứ nhất.
Mô hình 2 đỉnh thường có động lượng của đỉnh thứ 2 yếu hơn đỉnh thứ nhất (sử dụng một chỉ báo dao động như RSI). Đường neckline (đáy trung tâm) được hình thành tại mức giá thấp nhất giữa hai đỉnh. Khi giá giảm xuống dưới đường neckline, mô hình 2 đỉnh được xác nhận và giá bắt đầu giảm sâu hơn nữa.
Mô hình 2 đỉnh: đỉnh thứ nhất, đường viền cổ, đỉnh thứ hai
Mô hình 2 đáy thì ngược lại, cho biết tín hiệu đảo chiều tăng giá. Mô hình hai đỉnh và hai đáy là các mô hình giá mạnh mẽ được các nhà giao dịch sử dụng trên các thị trường tài chính lớn.
Hướng dẫn từng bước để xác định mô hình:
Mô hình 2 đỉnh thường được sử dụng trong thị trường ngoại hối và chứng khoán, cho tín hiệu bán. Xem các ví dụ dưới đây để biết cách sử dụng mô hình hiệu quả:
Mô hình 2 đỉnh kết hợp RSI
Biểu đồ trên là dữ liệu USD/JPY hàng tuần. Mô hình hai đỉnh hình thành sau một xu hướng tăng với đỉnh đầu tiên chạm kháng cự, RSI quá mua. Sau đỉnh này, thị trường yếu đi, tạo nên sự sụt giảm đặc trưng giữa hai đỉnh. Đỉnh thứ hai sau đó mạnh hơn một chút so với đỉnh thứ nhất. Thậm chí đỉnh 2 còn phá vỡ ngưỡng kháng cự trong thời gian ngắn. Điều đáng chú ý là RSI không cho thấy tín hiệu quá mua với động thái này. Điều này xác nhận sự phân kỳ giữa giá và chỉ báo RSI, cho thấy động lượng đang chậm lại. Ngoài ra, sự phân kỳ này cũng cho biết tín hiệu giảm giá.
Điểm vào lệnh BÁN sẽ được xác định khi giá đóng cửa bên dưới đường neckline. Mức kháng cự nối hai đỉnh có thể được lấy làm mức dừng lỗ, mức đáy trước khi hình thành mô hình hai đỉnh được lấy làm mức chốt lời. Các mức Fibonacci cũng có thể sử dụng làm các mức dừng lỗ và chốt lời. Liên quan đến quản lý rủi ro, giao dịch này duy trì tỷ lệ Risk/Reward xấp xỉ 1: 1,2.
Mô hình 2 đỉnh kết hợp chỉ báo Stochastic
Sự biến động của thị trường chứng khoán ít dữ đội hơn khi biểu đồ giá ‘mượt mà hơn’. Ví dụ này sử dụng chỉ báo dao động để hỗ trợ cho mô hình hai đỉnh.
Biểu đồ cho thấy một mô hình 2 đỉnh đã hình thành. Kịch bản này này cho phép nhà đầu tư vào lệnh bán sau khi đỉnh thứ hai hình thành để tận dụng động thái giảm giá mạnh thay vì chờ xác nhận. Điểm dừng lỗ tại mức đỉnh đầu tiên và chốt lời được xác định theo đường neckline. Stochastic được sử dụng để xác nhận điểm vào lệnh bằng cách sử dụng dấu hiệu quá mua đã thấy ở trên. (Lưu ý, hướng dẫn này áp dụng cho thị trường chứng khoán được phép bán khống để thu lợi nhuận. Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam chưa được bán không, nhà đầu tư sử dụng đường neckline để làm mức cắt lỗ, thoát vị thế)
Tóm lại, mô hình 2 đỉnh sẽ rất hữu dụng trong giao dịch nếu được sử dụng và hiểu đúng. Kết hợp với các chỉ báo khác giúp nâng cao mức độ tin cậy, cho phép các trader giao dịch trên các thị trường khác nhau.
>> Bài kế tiếp: Mô hình hai đáy: Tín hiệu giao dịch đảo chiều mạnh mẽ