Xác định đúng ngưỡng hỗ trợ kháng cự, đầu tư thật đơn giản

Hỗ trợ và Kháng cự là 2 chỉ báo phân tích kỹ thuật thuộc hàng lâu đời và phổ biến nhất trên thị trường tài chính. Nhưng bạn có dám chắc chắn mình đã xác định đúng ngưỡng hỗ trợ và kháng cự để giao dịch hiệu quả? Trong bài viết này, FinaShark sẽ đem đến cho bạn một số chiêu thức đơn giản giúp bạn xác định được ngưỡng hỗ trợ và kháng cự chính xác để áp dụng vào giao dịch. Chắc chắn những kiến thức này sẽ giúp bạn cải thiện được thành quả giao dịch.

I. Cách xác định đúng ngưỡng hỗ trợ và kháng cự

1. Định nghĩa hỗ trợ kháng cự

Hỗ trợ là vùng giá mà ở đó bên mua đủ mạnh để chặn đứng hoặc làm đảo chiều xu hướng giảm giá, còn Kháng cự là vùng giá mà ở đó bên bán đủ mạnh để chặn đứng hoặc đảo chiều xu hướng tăng giá.

2. Các cách xác định ngưỡng hỗ trợ kháng cự

Có rất nhiều cách đề xác định hỗ trợ và kháng cự, cụ thể như sau:

  • Hỗ trợ - Kháng cự dựa vào nối các đỉnh và nối các đáy
  • Hỗ trợ - Kháng cự dựa vào các chỉ báo (MA, Bollinger Bands,…)
  • Hỗ trợ - Kháng cự theo xu hướng, kênh xu hướng.
  • Hỗ trợ - Kháng cự dựa vào Fibonanci thoái lui và mở rộng
  • Hỗ trợ - Kháng cự dựa vào mức cản tâm lí.
  • Hỗ trợ - Kháng cự dựa vào Gap,…

Tuy nhiên, bạn chỉ cần sử dụng thành thạo 2 cách dưới đây, bạn sẽ xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự như một nhà đầu tư chuyên nghiệp:

a. Hỗ trợ - kháng cự được hình thành từ việc nối các đáy và các đỉnh lại với nhau

Do những vùng hỗ trợ - kháng cự được xác định bằng phương pháp này có tính chất cố định nên thường được gọi là hỗ trợ tĩnh hoặc kháng cự tĩnh. Có 3 trường hợp và hỗ trợ - kháng cự được xác định như sau:

+ Tại thời điểm xác định giá đang nằm trong chu kỳ giao động, tức là giá hiện tại thấp hơn đỉnh và cao hơn đáy được hình thành trước đó. Khi đó, xác định hỗ trợ bằng cách nối các đáy lại với nhau, còn xác định kháng cự bằng các nối các đỉnh

Xác định hỗ trợ kháng cự bằng cách nối các đỉnh đáy

+ Vượt đỉnh chỉ xác định được vùng hỗ trợ và chính và vùng quanh đỉnh đã vượt trước đó.

Xác định vùng hỗ trợ

+ Thủng đáy chỉ xác định được kháng cự và đó là vùng đáy đã thủ trước đó.

xác định vùng kháng cự

b. Hỗ trợ kháng cự được xác định nhờ các chỉ báo cụ thể dùng SMA20

Đây là phương pháp rất dễ sử dụng nhưng nhược điểm là khi thị trường đi ngang độ nhiễu rất cao. Những mức hỗ trợ - kháng cự phụ thuộc vào sự biến động của SMA20 nên thường gọi là hỗ trợ động hoặc kháng cự động. Ví dụ:

xác định hỗ trợ kháng cự động

3. Một số mẹo giao dịch với hỗ trợ và kháng cự

Hỗ Trợ - Kháng Cự nên được hiểu là một VÙNG chứ không đơn thuần là một đường kẻ.

Khi bị phá vỡ, hỗ trợ có thể đổi vai trò thành kháng cự và ngược lại.

Hỗ trợ - Kháng cự nên được xác định sao cho có nhiều đỉnh và đáy chạm vào nhất, hơn là xác định tại các điểm cực hạn vì các điểm cực hạn thể hiện sự hoảng loạn của nhà giao dịch

Sức mạnh của hỗ trợ - kháng cự tỷ lệ thuận với thời gian tồn tại hoặc số lần giá phản ứng với chúng.

II. Vận dùng hỗ trợ và kháng cự vào giao dịch

1. Tìm điểm mua mới

Với hỗ trợ - Kháng cự hình thành từ việc nối các đỉnh và đáy chúng ta sẽ có 2 điểm mua mới sau:

- Điểm mua break kháng cự và kiểm chứng lại vùng này.

sử dụng hỗ trợ kháng cự để tìm điểm mua mới

Khi đồ thì giá đã vượt đỉnh hình thành trước đó và có nhịp kiểm chứng thành công vùng đỉnh này thì mở ra điểm mua mới.

- Điểm mua khi về vùng hỗ trợ mạnh

mua khi về vùng hỗ trợ

Tuy nhiên, chúng tôi luôn cho rằng bắt đáy/bắt dao rơi là trò chơi mạo hiểm nhất trong giao dịch. Vì thế chúng tôi ủng hộ bạn sẽ ưu tiên vào điểm mua thứ 1 hơn.

Lưu ý: Kết hợp với mô hình nến đảo chiều sẽ tăng xác suất thắng lợi trong giao dịch của bạn nhiều hơn.

2. Xác định điểm chốt lời và cắt lỗ

Công cụ hiệu quả nhất trong xác định điểm chốt lời và cắt lỗ không gì khác ngoài hỗ trợ - kháng cự, cụ thể cách xác định như sau:

Điểm cắt lỗ:

- Xác định vùng hỗ trợ mạnh nhất và gần nhất với điểm mua

- Xác định mức giá thấp nhất trong vùng hỗ trợ đó và điểm dưới điểm thấp nhất từ 0.5-1% là điểm cắt lỗ tối ưu nhất

Điểm chốt lời:

- Xác định những vùng kháng cự trên giá mua và tùy vào động lượng của chỉ số có thể chốt hết hoặc chia ra chốt từng lần

Ví dụ minh họa:

chốt lời với ngưỡng hỗ trợ kháng cự

Tại sao là Giá cắt lỗ và Vùng chốt lời?

Có một nguyên tắc để tồn tại trên thị trường đó là:  “Trì hoãn trong chốt lời và dứt khoát trong cắt lỗ”. Vì khi đến thời điểm cắt nhà giao dịch thường tìm mọi lí do để bào chữa dẫn đến sự chần chừ trong quyết định cắt lỗ của mình. Do đó điểm cắt lỗ cần phải được xác định một cách rõ ràng ngay từ đầu và đến điểm đó nhà giao dịch cần có sự dứt khoát tiếng hành.

Bên cạnh đó, khi đang trong xu hướng tăng thì quán tính tăng tiếp vẫn sẽ còn tùy thuộc vào động lượng chỉ số thời điểm đó nên có thể chia nhỏ hoặc chốt hết để có thể đạt mức lợi nhuận tối ưu hơn.

3. Đánh giá cơ hội giao dịch

Những nhà giao dịch thành công đều biết cách để đánh giá cơ hội của mình và công thức để làm điều đó là tỷ lệ lời/lỗ. Cụ thể: họ chỉ tham gia giao dịch nếu họ thắng lợi nhuận ít nhất gấp đôi rủi ro trong giao dịch đó.

đánh giá cơ hội giao dịch

Đây là một kỹ năng rất tuyệt vời, bạn có thể đọc thêm bài viết về rish/reward của FinaShark tại đây:

Sử dụng tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro như một chuyên gia

IV. Kết luận

Hỗ trợ - Kháng cự là công cụ rất hữu ích giúp nhà giao dịch gia tăng lợi nhuận và kiểm soát rủi ro của mình. Nhưng để sự dụng bạn cần nắm được cách để xác định nó một cách đúng đắn đồng thời phải biết công dụng của nó để sử dụng một cách khôn ngoan, giao dịch mới trở nên hiệu quả.