Nguồn: HSC
Vĩ mô đầu tuần: Lạm phát tại Mỹ & Trung Quốc
- Thị trường dự báo lạm phát tổng thể tại Mỹ sẽ hạ nhiệt ở mức 3,6%, với phần tăng của chi phí năng lượng nhiều khả năng sẽ đóng góp chính vào lạm phát. Trong khi đó, lạm phát cơ bản nhiều khả năng sẽ hạ nhiệt trong tháng thứ 6 liên tiếp xuống 4,1%.
- CPI tại Trung Quốc được dự báo sẽ tăng lên 0,2%, so với 0,1% trong tháng trước. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm trong tháng 9/2023 trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu sụt giảm.
- Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ tăng 4,6%, so với giảm 6,5% trong tháng 8/2023, trong khi kim ngạch nhập khẩu nhiều khả năng sẽ tăng 2,6%, so với giảm 5,8% trong tháng trước. Trước sức ép lên đồng VND và NHNN rút thanh khoản ngắn hạn, chỉ số VNIndex giảm 2,2% trong tuần trước, tuần giảm điểm thứ 4 liên tiếp.
Các số liệu kinh tế vĩ mô chính công bố trong tuần
Những thông tin chính trong tuần này bao gồm lạm phát tháng 9/2023 tại Mỹ & Trung Quốc và hoạt động thương mại tháng 9/2023 tại Trung Quốc. Thị trường kỳ vọng lạm phát tại Mỹ sẽ hạ nhiệt xuống 3,6% so với cùng kỳ trong tháng 9/2023. Trong khi đó, hoạt động thương mại tại Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm trong bối cảnh hoạt động thương mại quốc tế vẫn còn yếu.
Tổng cục Hải quan Việt Nam sẽ công bố số liệu thương mại tháng 9/2023 vào thứ ba. Kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu được dự báo sẽ tăng lần lượt 4,6% và 2,6% so với cùng kỳ, so với giảm 6,5% và 5,8% trong tháng 8/2023. Ngoài ra, thương mại được dự báo sẽ vẫn ghi nhận thặng dư trong tháng thứ 16 liên tiếp, tạo ra bộ đệm cho đồng VND trước sức ép mất giá.
Trong khi đó, tỷ giá USD/VND giao ngay (niêm yết tại VCB) tăng lên 24.365 (tăng 0.371%). Trong khi đó, chỉ số VN Index giảm 2,2% (so với giảm 3,3% trong tuần trước đó), đóng cửa tại 1.128,54, tuần giảm điểm thứ 4 liên tiếp.
Thế giới
Những thông tin chính trong tuần này bao gồm lạm phát tháng 9/2023 tại Trung Quốc và Mỹ & hoạt động thương mại tại Trung Quốc. Lạm phát tại Mỹ được dự báo sẽ giảm tốc xuống 3,6%, từ 3,7% trong tháng 8/2023. Hoạt động thương mại Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm trong bối cảnh hoạt động thương mại quốc tế vẫn còn yếu.
1. Mỹ
Lạm phát tháng 9/2023
Thị trường dự báo lạm phát tổng thể của Mỹ sẽ tăng 0,3% so với tháng trước, tương đương tăng 3,6% so với cùng kỳ trong tháng 9/2023.
Trong tháng trước, lạm phát tăng tốc trong tháng thứ 2 liên tiếp lên 3,7% so với cùng kỳ. Lạm phát được thúc đẩy do giá dầu đang trong xu hướng tăng, cùng mức nền thấp cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, chi phí năng lượng giảm 3,6% so với cùng kỳ (thấp hơn so với mức giảm 12,5% so với cùng kỳ trong tháng 7/2023), trong khi giá giảm chậm lại đối với dầu nhiên liệu (giảm 14,8% so với cùng kỳ) và xăng dầu (giảm 3,3% so với cùng kỳ). Ngoài ra, chi phí dịch vụ giao thông (tăng 10,3% so với cùng kỳ) tăng tốc. Ngược lại, lạm phát chậm lại đối với giá điện (tăng 2,1% so với cùng kỳ), thực phẩm (tăng 4,3% so với cùng kỳ), nhà ở (tăng 7,3% so với cùng kỳ), phương tiện mới (tăng 2,9% so với cùng kỳ) và may mặc (tăng 3,1% so với cùng kỳ). Trong khi đó, lạm phát cơ bản (không bao gồm thực phẩm và năng lượng) giảm tốc trong tháng thứ 5 liên tiếp xuống 4,3%, sát với dự báo của thị trường.
2. Trung Quốc
Lạm phát tháng 9/2023
Thị trường dự báo lạm phát tại Trung Quốc sẽ tăng 0,2% so với cùng kỳ trong bối
cảnh giá nhiên liệu tăng.
Chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc tăng 0,1% so với cùng kỳ trong tháng 8/2023, sau tháng giảm đầu tiên trong 2 năm (giảm 0,3% so với cùng kỳ) trong tháng 7/2023. Giá hàng hóa phi thực phẩm tăng 0,5% so với cùng kỳ, so với đi ngang trong tháng trước, do chi phí tăng lên đối với quần áo (tăng 1,1% so với cùng kỳ), nhà ở (tăng 0,1% so với cùng kỳ) và giáo dục (tăng 2,5% so với cùng kỳ) trong khi chi phí giao thông giảm chậm lại (giảm 2,1% so với cùng kỳ). Ngoài ra, chi phí thực phẩm giảm 1,7% so với cùng kỳ, tương đương mức giảm trong tháng 7/2023, với giá thịt lợn giảm mạnh hơn. Chính quyền Trung Quốc kỳ vọng lạm phát sẽ tăng dần do hiệu ứng mức nền cao năm ngoái giảm dần. Lạm phát cơ bản tăng 0,8% so với cùng kỳ, tương đương tháng 7/2023, và vẫn là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2023.
Hoạt động thương mại tháng 9/2023
Thị trường dự báo hoạt động thương mại tại Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm trong tháng 9/2023 trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu yếu.
Kim ngạch xuất khẩu từ Trung Quốc giảm 8,8% so với cùng kỳ trong tháng 8/2023, tháng giảm thứ 4 liên tiếp, trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu suy yếu. Trong 8 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu giảm 5,6% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm 7,3% so với cùng kỳ trong tháng 8/2023, tháng giảm thứ 7 trong năm nay. Về mặt tích cực, mức giảm này thấp hơn so với dự báo của thị trường (giảm 9,0% so với cùng kỳ) trong bối cảnh Bắc Kinh thực hiện nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy nhu cầu trong nước. Trong 8 tháng đầu năm 2023, kim ngạch nhập khẩu giảm 7,6% so với cùng kỳ.
3. Việt Nam
Tổng cục Hải quan Việt Nam sẽ công bố số liệu thương mại tháng 9/2023 vào thứ ba. Kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu được dự báo sẽ tăng lần lượt 4,6% và 2,6% so với cùng kỳ, so với giảm 6,5% và 5,8% trong tháng 8/2023. Ngoài ra, thương mại được dự báo sẽ vẫn ghi nhận thặng dư trong tháng thứ 16 liên tiếp, tạo ra bộ đệm cho đồng VND trước sức ép mất giá. Trong khi đó, tỷ giá USD/VND giao ngay (niêm yết tại VCB) tăng lên 24.365 (tăng 0.371%). Trong khi đó, chỉ số VN Index giảm 2,2% (so với giảm 3,3% trong tuần trước đó), đóng cửa tại 1.128,54, tuần giảm điểm thứ 4 liên tiếp.
Hoạt động thương mại
Trong tháng 9/2023, kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu được dự báo sẽ tăng lần lượt 4,6% và 2,6% so với cùng kỳ, so với giảm 6,5% và 5,8% trong tháng 8/2023. Ngoài ra, thặng thương mại được dự báo sẽ đạt 2,3 tỷ USD trong tháng, tương đương thặng dư 21,7 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2023, mức lớn nhất từng được ghi nhận trong giai đoạn 9 tháng (Biểu đồ 2).
Cập nhật hàng tuần xu hướng thị trường chứng khoán và
biến động tỷ giá