Nguồn: TPS
Điện toán biên và 5G định hình tương lai ngành CNTT
AI, IOT, Blockchain và điện toán đám mây đang định hình lại và thúc đẩy thị trường ICT toàn cầu
Doanh thu thị trường ICT (bao gồm phần phần cứng, phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ viễn thông) được định giá khoảng 5,521.8 triệu USD vào năm 2024, đạt mức tăng trưởng kép (CAGR) khoảng 5.20% trong giai đoạn 2024 – 2031. Trong đó, vùng Bắc Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 40% trong tổng doanh thu ICT toàn cầu năm 2024 do tăng sử dụng các công nghệ cao như 5G, điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo. Tiếp đến là vùng EU, chiếm khoảng 30% và tăng trưởng CAGR giai đoạn 2024 – 2031 là 3.7%/năm nhờ đổi mới công nghệ và chuyển đổi số được thúc đẩy bởi công nghệ 5G, điện toán đám mây và an ninh mạng. Vùng Châu Á – TBD chiếm khoảng 23%, đây là vùng ghi nhận mức tăng trưởng CAGR giai đoạn 2024 – 2031 cao nhất, khoảng 7.20%/năm nhờ sự tăng lên chuyển đổi số, điện toán đám mây, sự mở rộng của internet và sự ủng hộ của chính phủ đối với tiến bộ công nghệ.
Sự mở rộng của ngành ICT trong thời gian tới được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng nhanh của các công nghệ mới nổi như 5G, trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT) và chuỗi khối. Những đổi mới công nghệ giúp nâng cao hiệu quả, bảo mật và kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Chuyển đổi số, điện toán biên, dịch vụ bảo mật thông tin thúc đẩy thị trường dịch vụ CNTT toàn cầu
Quy mô thị trường dịch vụ CNTT toàn cầu ước tính khoảng 1.2 nghìn tỷ USD năm 2024 và dự báo khoảng 2.3 nghìn tỷ USD vào năm 2033, tương ứng với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) giai đoạn 2025 – 2033 là 7.26%. Sự phát triển của dịch vụ điện toán đám mây và dịch vụ bảo mật an ninh mạng là những yếu tố chính thúc đẩy thị trường dịch vụ công nghệ thông tin toàn cầu trong thời gian tới. Trong đó, Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada) chiếm thị phần lớn nhất vì khu vực này có cơ sở hạ tầng kỹ thuật số mạnh mẽ. Các tổ chức tài chính & ngân hàng ở Hoa Kỳ đang tăng cường chi tiêu cho các dịch vụ công nghệ thông tin. Nhiều doanh nghiệp trong khu vực cũng bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc áp dụng ngày càng nhiều các công nghệ mới nổi như AI, IoT, machine learning (ML), Blockchain, robot và khoa học dữ liệu. Tuy nhiên, hầu hết các công ty đều sử dụng dịch vụ CNTT được cung cấp bởi các công ty nước ngoài. Trong khi đó, Châu Á – Thái Bình Dương chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của chuyển đổi kỹ thuật số, thúc đẩy việc áp dụng dịch vụ CNTT để mở rộng thương mại điện tử, kết nối di động và các ngành công nghiệp công nghệ. Châu Âu nhấn mạnh vào quyền riêng tư và tuân thủ dữ liệu, thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ CNTT, các sáng kiến số hóa và hiện đại hóa CNTT. Châu Mỹ Latinh sử dụng dịch vụ CNTT để tăng cường kết nối và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Trung Đông & Châu Phi đầu tư vào dịch vụ CNTT để đa dạng hóa nền kinh tế, nâng cao quản trị điện tử và cải thiện bảo mật CNTT
AI, điện toán biên, big data, an ninh mạng là xu hướng chính của ngành CNTT Việt Nam
Thị trường công nghệ thông tin truyền thông Việt Nam (phần cứng, phần mềm, dịch vụ CNTT, dịch vụ viễn thông) được định giá 21.11 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến đạt 36.06 tỷ USD vào năm 2029 với CAGR là 9.1%. Thị trường công nghệ thông tin truyền thông đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số ở nhiều nhóm ngành hàng như sức khỏe, giáo dục, tài chính và sản xuất. Sự mở rộng của thị trường ICT trong thời gian tới được thúc đẩy bởi các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật và công nghệ chuỗi khối. Kết nối 5G, điện toán biên, biện pháp an ninh mạng, và phân tích dữ liệu là xu hướng chính của ngành công nghệ thông tin truyền thông trong thời gian tới.
Trong thời gian tới, ngành công nghệ thông tin và truyền thông sẽ được hưởng lợi khá lớn từ dòng vốn FDI. Việt Nam sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các công ty toàn cầu đang tìm kiếm đầu tư vào công nghệ thông tin do hưởng lợi từ chiến lược Trung Quốc + 1, tăng trưởng kinh tế tích cực, chi phí lao động rẻ, cơ sở hạ tầng được cải thiện, tiêu dùng phục hồi mạnh mẽ và tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do. Dòng vốn FDI đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực của thị trường ICT. Bên cạnh đó, các hiệp định CPTPP, EVFTA cũng mở ra nhiều cơ hội về thị trường và trao đổi kiến thức công nghệ cho các doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam.
Ngoài ra, chính sách hỗ trợ của chính phủ, sự bùng nổ về kỹ thuật số, đô thị hóa tăng nhanh và dân số trẻ am hiểu công nghệ sẽ là những chất xúc tác cho sự tăng tốc ngành công nghệ thông tin truyền thông trong thời gian tới.
Người tiêu dùng công nghệ Việt Nam ngày càng quan tâm đến các dịch vụ CNTT về điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng. Điều này là do quá trình số hóa doanh nghiệp ngày càng tăng và nhu cầu về các hệ thống hiệu quả và an toàn hơn.
Gia công CNTT chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu dịch vụ CNTT của Việt Nam
Doanh thu trên thị trường dịch vụ công nghệ thông tin dự kiến đạt 1.99 tỷ USD vào năm 2024 và tăng lên 3.11 tỷ USD vào năm 2029, tương ứng với mức tăng trưởng kép (CAGR) khoảng 9.34% trong giai đoạn 2024 – 2029.
Gia công dịch vụ CNTT chiếm lĩnh thị trường với giá trị thị trường dự kiến đạt 0,69 tỷ USD vào năm 2024, chiếm 35% tổng doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin năm 2024. Tiếp đó là thuê ngoài quy trình kinh doanh, dự kiến ghi nhận khoảng 0.59 tỷ USD, chiếm 30% tổng doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam năm 2024.
Số lượng doanh nghiệp lĩnh vực CNTT đăng ký thành lập dự báo tăng tích cực trong năm 2025
Số liệu từ Bộ Thông tin & Truyền thông cho thấy, các doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin dự ước khoảng 3,828 nghìn tỷ đồng năm 2025, tăng khoảng 5.3%yoy. Tuy nhiên, lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp này được dự báo ổn định và bằng với mức của năm 2024, khoảng 252 nghìn tỷ đồng.
Số lượng doanh nghiệp công nghệ số năm 2025 được dự báo khoảng 50,000 doanh nghiệp, tăng 4.2%yoy.
Kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử năm 2025 dự ước 145 tỷ USD, tăng 7.4%yoy
Tóm tắt tình hình kinh doanh và tài chính của DNNY trong ngành
FPT giữ vững vị trí dẫn đầu về quy mô doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng thì SAM là doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng 9T.2024 cao nhất (+118.83%yoy và 233.88%yoy).
Mặc dù tỷ suất lợi nhuận gộp của FPT thấp hơn các doanh nghiệp như VGI và FOX, nhưng FPT có biên lãi ròng cao nhất trong nhóm các doanh nghiệp niêm yết.
Ngoại trừ SGT, chỉ số D/E của các doanh nghiệp công nghệ niêm yết đều ở mức khá an toàn.
Biến động giá cổ phiếu trong ngành so với đầu năm 2024
Biến động chỉ số và định giá của ngành vs VNINDEX