Phương pháp Price Action không chỉ đơn giản là sử dụng các mô hình giá như Cờ đuôi nheo hay Vai đầu vai. Các Trader giao dịch Price Action thường bỏ qua một khía cạnh quan trọng: sự biến động của giá. Thị trường di chuyển bao nhiêu hay thị trường di chuyển như thế nào đều rất quan trọng.
Trong hướng dẫn ngắn gọn này, bạn sẽ học cách đưa tính biến động vào phân tích Price Action của mình. Công cụ chúng ta sử dụng là Dải Bollinger Bands.
Như bạn có thể thấy bên dưới, Dải Bollinger Bands là những đường tinh tế được tính toán bởi biến động giá. Dải Bollinger Bands tạo ra một khu vực bao quanh mức trung bình động của giá. Và độ rộng của đường bao phụ thuộc vào sự biến động giá cả. Dải Bollinger Bands mở rộng và co lại theo độ lệch chuẩn của hành động giá trong quá khứ.
Do đó, Dải Bollinger Bands giúp bạn đọc hành động giá trong phạm vi biến động gần đây của nó. Tóm lại, sự tương tác của nó với giá cung cấp tín hiệu giao dịch đáng tin cậy.
Bạn đã từng thấy giá “nhảy múa” với Bollinger Bands chưa? Nếu rồi, bạn sẽ nhận thấy những tình huống sau:
Hãy cùng xem xét kỹ hơn từng kịch bản. Tại đây, bạn sẽ học cách áp dụng các chiến lược giao dịch khác nhau trong mỗi tình huống,
Thị trường đang đi ngang & không có biến động. Giá tích lũy trong một phạm vi giao dịch.
Giá chạm vào Dải Bollinger Bands trong thị trường Sideways
Thị trường lúc này rất lý tưởng cho các nhà đầu tư lướt sóng đang tìm kiếm khoản lợi nhuận nhỏ.
Chiến lược cơ bản là đặt lệnh Buy Limit khi giá chạm vào đường biên dưới. Target tới đường biên trên cho một giao dịch xác suất thành công cao. (và ngược lại với lệnh Sell)
Thiết lập Gimmee Bar là một ví dụ tuyệt vời về việc sử dụng Bollinger Bands để kiếm lợi nhuận trong một thị trường đi ngang. Gimmee Bar tăng xuất hiện khi giá chạm dải trên của BB, giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa. Gimmee Bar giảm xuất hiện khi giá chạm dải dưới, giá đóng của cao hơn giá mở cửa.
Bạn có thể nâng cao hiệu suất của tình huống này bằng cách tìm kiếm lý do để xác minh thị trường đi ngang. Ví dụ, ngay trước khi công bố dữ liệu kinh tế quan trọng, thị trường có xu hướng đi ngang. Trong khoảng thời gian trước khi công bố, hãy cân nhắc thực hiện các giao dịch nhanh trước sự chuyển động giảm dần trong Dải Bollinger Bands.
Giá liên tục đẩy vào Dải Bollinger Bands cho thấy một sự bứt phá mạnh mẽ. Nó khẳng định sức mạnh thị trường. Điều này nói với bạn rằng không nên giao dịch đảo chiều xu hướng.
Giá đẩy dải Bollinger mở rộng
Sự xuất hiện này đi kèm với việc mở rộng các Dải băng. Điều này thường xảy ra sau khi giá bứt phá. Nếu bạn đang “cưỡi” trên đà tăng giá đột biến, bạn sẽ có một chuyến đi đáng đích.
Bạn có thể thử tham gia giao dịch Breakout bằng cách vào lệnh khi giá thoát ra khỏi Dải Bollinger Bands. Cách đơn giản nhất là mua khi giá bứt phá lên khỏi đường biên trên. Hoặc, giống như biểu đồ ở trên, bạn có thể bán khi giá bứt phá ra khỏi đường biên dưới.
Trong một thị trường đi ngang, cách giao dịch này có thể dẫn đến thua lỗ do xu hướng thay đổi đột ngột. Do đó, để an toàn hơn, hãy cân nhắc chờ giá đóng cửa vượt ra khỏi Dải băng trước khi vào lệnh.
Để biết thêm ví dụ về việc sử dụng Dải Bollinger Bands cho những cú bứt phá, hãy xem chiến lược giao dịch sử dụng các chỉ báo MACD và Dải Bollinger Bands với thời gian ngắn hơn để tìm các giao dịch breakout.
John Bollinger đã thiết kế các Dải băng để bao hàm hầu hết các hành động giá trong các trường hợp thị trường bình thường. Do đó, một cây nến nằm hoàn toàn ra ngoài Dải băng là rất hiếm.
Cây nến nằm ngoài dẫn đến thị trường đảo chiều
Sự chuyển động này của giá thường không bền vững. Giá không thể vượt ra ngoài Dải bollinger trong khoảng thời gian dài. Nó sẽ sớm quay trở lại trong Dải bollinger. Phản ứng trở lại này sẽ có dạng đảo chiều hoặc thoái lui.
Vì vậy, nếu bạn giao dịch đảo chiều, bạn nên chú ý đến kịch bản này. Khi bạn thấy một cây nến nằm ngoài phía trên Dải Bollinger Bands, hãy xem xét giao dịch đảo chiều giảm. Trong cùng cách đó, một cây nến nằm bên ngoài Dải Bollinger Bands dưới cho thấy một thiết lập đảo chiều tăng.
Giống như bất kỳ tín hiệu đảo chiều xu hướng nào khác, bạn không nên quá xem trọng nó. Chỉ thiết lập đảo chiều nếu bạn tìm thấy tín hiệu khác hỗ trợ.
Ví dụ, một tín hiệu về sự gia tăng của khối lượng nghĩa là một thị trường yếu ớt đang sẵn sàng đảo chiều. Trên thực tế, nhiều trường hợp giá nhảy vọt ra khỏi Dải Bollinger Bands cũng là những khoảng trống giá (GAP). Do đó, bạn có thể áp dụng các quy tắc phân tích tương tự mà bạn sử dụng để giao dịch với GAP.
Sự hình thành bất thường này không chỉ hữu ích cho những giao dịch đảo chiều. Nó còn là một công cụ rất tốt để chốt lời. Khi bạn đang có một lệnh mua. Một cây nến nằm ngoài phía trên Dải Bollinger Bands cho bạn một tín hiệu giao dịch mạnh mẽ để chốt lời.
Ngay cả khi thị trường không đảo chiều, nó có khả năng đi ngang. Do đó, ngay cả khi bạn nghĩ rằng thị trường sẽ không đảo chiều, thì hãy khôn ngoan để thoát khỏi thị trường bằng một cây nến nằm bên ngoài dải BB. Sau đó, bạn có thể vào lệnh trở lại với giá tốt hơn.
Price action truyền thống sử dụng mức hỗ trợ & kháng cự và dao động giá trong một phạm vi nhất định. Do đó, biến động giá thường bị nhà giao dịch lờ đi.
Nhưng với Dải Bollinger Bands, bạn có thể sử dụng phương thức bị lãng quên này trong việc phân tích giá của mình. Bạn có thể đọc hành động giá trong phạm vi biến động trong quá khứ. Với một trader giỏi, kết hợp Bollinger bands sẽ giúp phân tích hành động giá sâu hơn.
Với Bollinger Bands truyền thống, chỉ báo không đưa ra được thời điểm nên vào lệnh hay nên cắt vị thế. Do vậy, Finashark kết hợp thuật toán đảo chiều được kết hợp cùng chỉ báo để hoàn thiện thành hệ thống giao dịch đảo chiều với Bollinger bands. Qua đó, việc giao dịch với Bollinger bands trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Tải chỉ báo tại đây: Chỉ báo tín hiệu đảo chiều với Bollinger Bands