Biểu đồ nến Nhật (candlestick) là một loại biểu đồ giá được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là chứng khoán nhờ tính ứng dụng cao, cung cấp nhiều thông tin. Nếu bạn chưa biết cách xem dạng đồ thị này, hãy theo dõi những hướng dẫn phân tích kỹ thuật biểu đồ nến Nhật dưới đây nhé.
Trong phân tích kỹ thuật, biểu đồ, đồ thị giá và khối lượng chính là những dữ liệu quan trọng nhất để nhà đầu tư nhận biết tín hiệu giao dịch. Do đó, việc nắm được cách đọc, xem và phân tích biểu đồ là rất cần thiết. Trong bài viết này, Finashark sẽ hướng dẫn phân tích kỹ thuật biểu đồ nến Nhật để nhà đầu tư mới nhanh chóng nắm được những kiến thức cơ bản để giao dịch tốt hơn.
Mẫu hình nến Nhật được Munehisa Homma - một thương nhân phát minh vào thế kỷ 18 với mục đích ban đầu là để ghi chép diễn biến giá gạo. Do có tính ứng dụng cao, mẫu hình này nhanh chóng trở nên phổ biến trong giới thương nhân và sau đó là cả thị trường tài chính.
Một biểu đồ nến được cấu tạo bởi nhiều cây nến Nhật khác nhau. Cấu trúc mỗi cây nến Nhật sẽ có 2 phần, bao gồm:
Nến Nhật có 2 màu đặc trưng là xanh và đỏ (có thể là trắng - đen) tượng trưng cho sự tăng/giảm giá chứng khoán.
>> Xem thêm: Học cách phân tích kỹ thuật cơ bản cho người mới
Để đọc biểu đồ nến, bạn cần phải thực hiện 3 bước sau
Sẽ có 3 loại xu hướng giá trên biểu đồ nến Nhật, đó là xu hướng tăng, xu hướng giảm và đi ngang. Để xác định xu hướng, bạn có thể sử dụng các công cụ chỉ báo sau đây:
Sử dụng các đường trung bình động Moving Average (MA)
Có 2 loại MA có thể xác định xu hướng là EMA (đường trung bình lũy thừa) và SMA (đường trung bình giản đơn). Tuy nhiên, EMA thường được sử dụng nhiều hơn do phản ứng nhanh với giá hơn (EMA sử dụng trọng số của những phiên gần gần nhất). Nếu MA nằm trên giá sẽ thể hiện 1 xu thế giảm, nằm dưới giá sẽ thể hiện 1 xu thế tăng.
Đường Trendline - đường xu hướng
Đây là 1 đường thẳng nối giữa các đỉnh hoặc các đáy với nhau. Trong xu thế giảm, cần phải nối các đỉnh lại với nhau lại với nhau sao đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Ngược lại ở xu thế tăng, ta sẽ nối các đáy lại với nhau sao cho đấy sau phải cao hơn đáy trước.
Sử dụng Kênh giá
Về bản chất, đường kênh giá được tạo ra từ các đường trendline. Tuy nhiên, khác biệt ở chỗ kênh giá sẽ gồm 2 đường thẳng song song.
Để nhận biết xu hướng có lực yếu hay mạnh, xu hướng sắp kết thúc hay đang tiếp diễn, bạn có thể sử dụng một số cách sau đây.
Sử dụng mô hình giá
Sử dụng các chỉ báo như RSI, MACD
Thực tế, ngay cả với những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, việc tìm kiếm được điểm cắt lỗ và chốt lời cũng không mấy dễ dàng. Ngoài những công cụ phân tích kỹ thuật ở trên, bạn có thể chốt lời ở các mức kháng cự và hỗ trợ hoặc sử dụng thêm Fibonacci.
Ưu điểm của dãy Fibonacci là khả năng dự đoán các ngưỡng có thể xảy ra các điểm đảo chiều trong một xu hướng vận động của giá. Để xác định kịch bản vận động của xu hướng giá, bạn chỉ cần 2 điểm là đỉnh và đáy.
Trên đây là những hướng dẫn phân tích kỹ thuật biểu đồ nến Nhật. Để có thể thành thạo trong quá trình phân tích, bạn cần dành nhiều thời gian nghiên cứu và thực hành, đồng thời nên kết hợp với việc sử dụng các chỉ báo, công cụ phân tích kỹ thuật của Finashark như Finashark MT5 Trend Trading FTI, Finashark MT5 Intraday Indicator FII… để tăng độ chính xác.
Finashark - Hệ thống phân tích dữ liệu dòng tiền chuyên nghiệp, hiệu quả
Hotline: 0901 345 869
Email: lienhe@finashark.vn
Website: finashark.vn