Trong các phương pháp phân tích kỹ thuật nhà đầu tư cần nắm rõ 4 chỉ báo này

Trong phương pháp phân tích kỹ thuật có rất nhiều các chỉ báo khác nhau. Nhà đầu tư cần phải nắm rõ về 4 chỉ báo thông dụng nhất giúp bản thân dễ dàng tìm được tín hiệu giao dịch. Tất cả sẽ được Finashark chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Chỉ báo SMA

Chỉ báo SMA là Simple Moving Average hay trung bình động, nó là một đường biểu thị cho giá trị trung bình cộng của các dữ liệu trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ báo SMA bai gồm: Trung bình động đơn giản và trung bình động hàm mũ (EMA). Chỉ báo SMA là một trong 4 chỉ báo phổ biến của phương pháp phân tích kỹ thuật mà các nhà đầu tư cần phải nắm rõ.

Chỉ báo SMA

Chỉ báo SMA

Chỉ số đầu đầu SMA sẽ là chu kỳ giá đóng cửa được biểu thị trên đường trung bình. Chẳng hạn như: SMA 10 có nghĩa là đường trung bình động của giá đóng cửa trong 10 ngày trước đó. Có các đường SMA được phân loại theo thời gian như sau:

  • Đường trung bình động ngắn hạn như: SMA 10, SMA 14, SMA 20,..
  • Đường trung bình động trung hạn: SMA 50
  • Đường trung bình động dài hạn: SMA 100, SMA 200,...

Đường trung bình động SMA được tính bằng công thức:

SMA = (G1 + G2+…+Gn)/n

Trong đó: 

  • Từ G1 đến Gn là mức giá đóng cửa cần xác định biến động trong 1 chu kỳ
  • Còn n là số ngày theo chu kỳ của biến động

Chỉ báo MACD

Chỉ báo MACD hay Moving Average Convergence Divergence là đường phân kỳ hội tụ trung bình động. Chỉ báo này được phát triển vào cuối năm 1970 bởi Gerald Appel. Thông qua chỉ báo MACD, nhà đầu tư có thể xác định được đà của cổ phiếu và các xu hướng giá có thể xảy ra trong tương lai. Vì vậy mà chỉ báo này là một trong những chỉ báo muốn của phương pháp phân tích kỹ thuật.

Chỉ báo MACD

Chỉ báo MACD

Bản chất chỉ báo MACD đưa ra tín hiệu giao dịch từ hành động định giá hoặc dữ liệu về giá đã xảy ra ở các phiên giao dịch trong quá khứ. Từ đó nhà đầu tư có thể xác định điểm vào lệnh, rời thị trường tiềm năng chuẩn xác hơn.

Khi dùng phương pháp phân tích kỹ thuật bằng chỉ báo MACD, nhà đầu tư cần lưu ý đến 3 yếu tố di chuyển xung quanh đường tâm - đường bằng 0 là:

  • Đường MACD giúp các định xu hướng tăng hoặc giảm của thị trường. Giá trị hiển thị sẽ bằng hiệu quả 2 đường trung bình động hàm mũ.
  • Đường tín hiệu của chỉ báo MACD là một đường EMA và nó thường chia thành 9 giai đoạn. Khi phân tích để tìm điểm đảo ngược tiềm năng hoặc các điểm ra/vào thị trường, nhà đầu tư cần phân tích đường EMA kết hợp với đường MACD.
  • Biểu đồ của chỉ báo MACD được tạo nên từ sự chênh lệch giữa đường MACD và đường tín hiệu EMA.

Chỉ báo RSI

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI là chỉ báo được ra đời từ cuối năm 1970. Nó được sử dụng với mục đích kiểm tra diễn biến hoạt động của 1 cổ phiếu bất kỳ trong một khoảng thời gian xác định. Hiểu đơn giản thì chỉ báo này là bộ dao động động lượng được dùng cho việc đo độ lớn của biến động giá.

Chỉ báo RSI

Chỉ báo RSI

Chỉ số RSI được xác định khi chia trung bình gia tăng cho trung bình giá giảm ở khoảng thời gian xác định. Kết quả thu được sẽ biểu diễn trên thang điểm từ 0 - 100. Nếu chỉ số RSI lớn hơn 70 nó được xác định nằm trong vùng quá mua. Còn nếu chỉ số RSI nhỏ hơn 30 nó được xác định nằm ở vùng quá bán. Nếu chỉ số RSI nằm trong khoảng 30 - 70 thì nó thuộc cùng trung tính. Theo phương pháp phân tích kỹ thuật, từ đó nhà đầu tư có thể dự đoán được xu hướng đảo chiều hoặc mức hỗ trợ, kháng cự.

  • Phân kỳ dương xảy ra khi chỉ số RSI và biến động giá đi theo 2 chiều ngược nhau. Lúc đó, chỉ số RSI tăng tạo đáy cao, giá giảm sẽ cho đáy thấp.
  • Phân kỳ âm xảy ra khi thị trường đang mất đà, ngay cả khi giá tăng. Khi đó, chỉ báo RSI giảm và tạo thành đỉnh thấp, tài sản tăng tạo đỉnh cao.

Khi sử dụng chỉ báo RSI trong phương pháp phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư cần chọn nó dùng với các thị trường ít biến động sẽ đạt hiệu quả cao nhất.

Xem thêm: Hướng dẫn phân tích kỹ thuật: Cách đọc biểu đồ nến Nhật

Chỉ báo Bollinger bands

Bollinger bands là chỉ báo được phát minh bởi John Bollinger vào năm 1980. Bollinger bands được cấu tạo từ: Đường trung bình động (MA) và độ lệch chuẩn giá. Một dải Bollinger sẽ bao gồm 3 phần là: Đường trung bình động ở giữa và 2 dải di động ở trên và dưới. Hai dải trên và dưới có thể mở rộng hoặc thu hẹp tùy thuộc vào biến động giá của thị trường mạnh hay yếu.

Chỉ báo Bollinger bands

Chỉ báo Bollinger bands

Siết chặt là một trạng thái quan trọng trong chỉ báo Bollinger bands, nó cho thấy các dải đang tiến gần lại nhau. Nó cũng biểu thị cho thời kỳ biến động giá thấp, nhà đầu tư có thể thấy được dấu hiệu về sự biến động tăng giá đầy tiềm năng trong tương lai. Ngược lại, nếu khoảng cách của dải càng rộng thì khả năng giảm độ biên động giá rất cao, nhà đầu tư nên rời thị trường càng sớm càng tốt.

Đến 90% hoạt động giá xảy ra giữa 2 dải Bollinger, khi có sự đột phá ở trên hay dưới các dải để cho thấy đó là một sự kiện lớn. Nhưng điểm đột phá này không phải là một tín hiệu giao dịch, nhà đầu tư cần lưu ý để tránh nhầm lẫn.

Như vậy, trong phương pháp phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư cần nắm rõ nhất về 4 chỉ báo là SMA, MACD, RSI và Bollinger bands. Đối với nhà đầu tư mới, việc hiểu và áp dụng các chỉ báo để tìm được tín hiệu giao dịch sẽ có chút khó khăn. Vì vậy, nhà đầu tư nên tham gia Finashark để nhận tín hiệu giao dịch với độ chính xác cao. Từ đó nhà đầu tư có thể tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Finashark - Hệ thống phân tích dữ liệu dòng tiền chuyên nghiệp, hiệu quả

Hotline: 0901 345 869

Email: lienhe@finashark.vn

Website: finashark.vn

Nhận tín hiệu miễn phí tại: Finashark's Telegram channel