Bản tin chứng khoán ngày 11/01/2023

Nguồn: TVSI

Bản tin chứng khoán ngày 11/01/2023

 

 

Góc nhìn thị trường 11/01/2023

Mặc dù có đà tăng khá tích cực trong phiên sáng nhưng áp lực chốt lời gia tăng khi tiệm cận vùng kháng cự một lần nữa khiến chỉ số thu hẹp đà tăng vào phiên chiều. Vnindex một lần nữa lại chịu áp lực điều chỉnh tại vùng kháng cự và đang dần hình thành xu hướng đi ngang trong ngắn hạn ở vùng biên độ hẹp.

VNIndex kết phiên ở 1055.76 điểm (+2.41 điểm) và VN30 đóng cửa ở 1065.22 điểm (+4.69 điểm). Thanh khoản giao dịch trong phiên hôm nay tiếp tục có sự cải thiện trở lại so với hôm qua và trên sàn HSX, giá trị khớp lệnh đạt 8,270 tỷ đồng. Số lượng mã tăng hôm nay vẫn tạm chiếm ưu thế khi trên HSX số mã tăng chiếm 54%, số mã giảm chiếm 30% và còn lại 16% là số mã tham chiếu. Khối nhà đầu tư ngoại vẫn duy trì mua ròng với giá trị 244 tỷ đồng đồng trên sàn HSX. Lực mua ròng tập trung vào các cổ phiếu: CTG, VIC, VHM, VND, PVD…Ở chiều ngược lại, họ bán ròng ở các cổ phiếu: VCB, VNM, DGC, BID, FRT…

Vnindex vẫn tiếp diễn đóng cửa với cây nến Doji nhưng hôm nay lại đóng cửa ở vùng giá thấp nhất trong phiên, cho thấy áp lực chốt lời tại vùng kháng cự vẫn đang mạnh, nhất là khi có sự gia tăng của thanh khoản. Với việc đã có 2 phiên điều chỉnh khi tiệm cận vùng kháng cự mạnh quanh 1070 điểm, xu hướng ngắn hạn của chỉ số đang dần chuyển từ tăng sang đi ngang. Điểm tích cực trong phiên hôm nay là chỉ số vẫn tăng điểm so với ngày hôm qua và số mã tăng giá đang cải thiện dần trở lại, đà tăng cũng lan tỏa thêm ra nhiều nhóm ngành khác như chứng khoán, BĐS, thép thay vì chỉ là nhóm ngân hàng. Chúng tôi vẫn tiếp tục kỳ vọng xu hướng đi ngang nhàm chán hiện tại sẽ kết thúc vào các phiên cuối tuần. Nếu không, chỉ số có lẽ phải chờ sau kỳ nghỉ lễ mới thay đổi trạng thái.

Nhận định Dòng cổ phiếu nổi bật

  • Nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán tăng giá tích cực trong phiên hôm nay với đà tăng có tín hiệu lan tỏa đều khắp nhóm ngành.
  • Nhóm cổ phiếu ngành thép tiếp tục tiếp tục có phiên tăng điểm và đang là nhóm ngành tăng tốt nhất trong một tuần trở lại đây

Diễn biến dòng tiền

Thanh khoản giao dịch toàn thị trường ghi nhận tiếp tục phục hồi. Độ rộng thị trường phiên hôm nay nghiêng về số mã tăng giá.

  • Nhóm cổ phiếu ngành thép tăng với NKG (+3%), HPG (+2%) và NKG (+1.9%)
  • Nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán tăng với VCI (+4%), VND (+2.4%) và MBS (+2.2%)

Nhóm vốn hóa lớn

  • Nhóm vốn hóa lớn phân hóa trong phiên giao dịch hôm nay. Các mã giúp thị trường tăng điểm là VHM, SAB và CTG. Ngược lại, các mã làm thị trường giảm điểm nhiều nhất là VCB, VNM và EIB.
  • Khối ngoại mua ròng 244 tỷ đồng trên sàn HSX. Các mã được mua ròng nhiều nhất trên HSX là CTG và VIC với giá trị lần lượt là 47.56 tỷ đồng và 29.98 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VCB và VNM bị bán ròng nhiều nhất trên HSX, tương ứng 30.13 tỷ và 27.12 tỷ VND.

Tin tức nổi bật

  • TVS thông báo sẽ phát hành hơn 42 triệu cp cho cổ đông, tương ứng tổng tỷ lệ 38.6%. Trong đó, tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2021 là 33.8%, phần phát hành tăng vốn cổ phần là 4.8%.
  • NAV cho biết quý 4/2022, doanh thu thuần Công ty gần 41 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp hơn 3.6 tỷ đồng, tăng gần 130%.
  • TPB vừa thông báo chốt danh sách cổ đông vào ngày 17/1/2023 để lấy ý kiến về phương án chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2023. Thời gian thực hiện lấy ý kiến là từ ngày 31/1 – 12/2/2023.
  • Hãng sản xuất màn hình BOE Technology Group – vốn là nhà cung ứng cho Apple và Samsung Electronics – đang lên kế hoạch rót 400 triệu USD để xây 2 nhà máy ở Việt Nam, dựa trên nguồn tin thân cận của Reuters.
  • Theo chia sẻ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tín dụng ước tăng khoảng 14.5% so với đầu năm. Như vậy, dư nợ tín dụng đạt gần 11.96 triệu tỷ đồng trong năm 2022, tăng hơn 1.5 triệu tỷ đồng. Đây là mức tăng dư nợ tín dụng lớn nhất trong 10 năm trở lại đây xét về giá trị tuyệt đối.
  • Ngân hàng Thế giới đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu từ các dự báo được đưa ra vào giữa năm 2022 do những điều kiện kinh tế đang xấu đi trên diện rộng. Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu công bố ngày 10/1, WB dự báo GDP thế giới năm 2023 tăng trưởng ở mức 1,7%, thấp hơn nhiều so với mức 3% mà WB công bố hồi tháng 6/2022.
  • Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell hôm thứ Ba đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc ngân hàng trung ương không bị ảnh hưởng bởi chính trị trong khi giải quyết vấn đề lạm phát dai dẳng. Ngoài ra, bài phát biểu đã chỉ ra rằng nhiều khả năng sẽ tăng tiếp lãi suất trong năm nay.