Báo cáo chiến lược thị trường

                                                                                                       Nguồn: MBS

 

 
Thị trường chứng khoán thế giới
 
Diễn biến các chỉ số chứng khoán tuần qua
 
Chứng khoán thế giới tăng trưởng tốt nhất 5 năm nhờ cơn sốt AI. Bên cạnh đó, kỳ vọng về kịch bản ‘hạ cánh mềm’ của nền kinh tế Mỹ củng cố tâm lý lạc quan trên thị trường cổ phiếu.
  • Ở mức 5,254 điểm, S&P 500 đã cao hơn 8% so với mục tiêu giá trung bình cuối năm 2024 của các chiến lược gia Phố Wall (4,861 điểm).
  • Chủ tịch Fed khẳng định không vội hạ lãi suất. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát được Fed ưa chuộng - đã giảm nhiệt trong tháng 2 sau khi tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 1.
  • Giá vàng gần đây liên tiếp tăng lên các mức cao kỷ lục nhưng không phải vì nỗi lo lạm phát. Thực tế cho thấy, thị trường vàng tỏa sáng giữa lúc xung đột Nga-Ukraine kéo dài dai dẳng, căng thẳng Mỹ-Trung dâng cao và Mỹ sắp bước vào cuộc bầu cử tổng thống mà kết quả có thể dẫn đến những tác động khó lường đối với các thị trường tài chính.
  • Giá dầu WTI đã tăng 12.9% và giá dầu Brent tăng 16%. Động lực tăng giá cho dầu thô từ đầu năm tới nay là sự vững vàng của nền kinh tế Mỹ, triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiến tới cắt giảm lãi suất, các dự báo về sự thiếu hụt nguồn cung dầu toàn cầu trong năm nay, và căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông và ở Nga-Ukraine.

Chứng khoán Mỹ lập kỷ lục mới
 
  • S&P 500 tăng 10.2%, hoàn tất quý 1 tăng mạnh nhất kể từ năm 2019. Trong quý 1/2019, thước đo rộng nhất của chứng khoán Mỹ ghi nhận mức tăng 13.1%. Ở mức 5,254 điểm, S&P 500 đã cao hơn 8% so với mục tiêu giá trung bình cuối năm 2024 của các chiến lược gia Phố Wall (4,861 điểm). Dow Jones tăng 5.6% trong quý này, đánh dấu quý đầu năm tăng mạnh nhất kể từ quý 1/2021 - kỳ mà chỉ số bluechip tăng 7.4%. Nasdaq tăng 9,1% trong quý.
  • Cơn sốt cổ phiếu trí tuệ nhân tạo (AI), khả năng hạ cánh mềm của nền kinh tế Mỹ, và kỳ vọng vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiến tới cắt giảm lãi suất đã giữ vai trò là những chất xúc tác cho thị trường đi lên trong tháng này, quý này.
  • Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell ngày 29/3 nhắc lại rằng ngân hàng trung ương này sẽ không vội trong việc cắt giảm lãi suất. Trên thị trường tài chính, giới đầu tư đang đặt cược vào khả năng Fed có đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 6.
  • Báo cáo do Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 29/3 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát được Fed ưa chuộng - đã giảm nhiệt trong tháng 2 sau khi tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 1. PCE lõi - chỉ số không bao gồm giá của hai nhóm mặt hàng thường xuyên biến động là thực phẩm và năng lượng - tăng 0.3% trong tháng 2 sau khi tăng 0.5% trong tháng 1. Tuy nhiên, mức tăng gộp của hai tháng liên tiếp cho thấy PCE lõi tăng mạnh nhất trong vòng 1 năm. Ngoài ra, so với cùng kỳ năm trước, PCE lõi tăng 2.8%, vẫn còn cao so với mục tiêu lạm phát 2% của Fed
 
Sự đảo ngược chính sách của các ngân hàng trung ương đang bắt đầu
 
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) đã trở thành ngân hàng trung ương lớn đầu tiên nới lỏng chính sách với động thái cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vì lạm phát đã nằm trong phạm vi mục tiêu 0 đến 2%.
  • Cộng hòa Séc: giảm 50 bps xuống 5.75% (cắt lần 3).
  • Brazil: 50 bps giảm xuống 10.75% (lần cắt thứ 6).
  • Mexico: cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau 3 năm, 25 bps xuống 11.00%.
  • Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) nhiều khả năng sẽ thực hiện giảm lãi suất vào tháng 6 khi lạm phát đang quay trở lại mục tiêu.
  • Fed và Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đều gợi ý rằng họ có thể là ngân hàng trung ương tiếp theo nhưng vẫn giữ quan điểm đủ mơ hồ để có thể thực hiện các động thái vào tháng 6 hoặc tháng 7, miễn là dữ liệu không làm đảo lộn kế hoạch.
  • Trên thực tế, một số nhà kinh tế cho rằng thế giới đang trải qua những thay đổi sâu sắc đến mức xu hướng giảm lịch sử của lãi suất trung lập - không kích thích cũng không làm chậm tăng trưởng - có thể đảo ngược.
  • Các nhà đầu tư kỳ vọng mỗi ngân hàng trung ương Fed, ECB và BoE sẽ chỉ cắt giảm lãi suất 75 điểm cơ bản vào cuối năm nay thông qua ba lần cắt giảm 25 điểm cơ bản - những thay đổi nhỏ so với lần tăng lãi suất vào năm 2022.
Thị trường chứng khoán trong nước
 
Lãi suất
 
▪ Trong tuần vừa qua, NHNN đã hút ròng thêm hơn 24.2 nghìn tỷ đồng với mỗi phiên hút đều có kỳ hạn là 28 ngày, lượng tín phiếu phát hành dã giảm đáng kể so với tuần trước nhưng lãi suất trúng thầu lại có xu hướng nhích tăng khi đang dao động từ 1.6%-2.5%. Tổng khối lượng tín phiếu đã phát hành tính đến thời điểm hiện tại là gần 169 nghìn tỷ đồng và sẽ đáo hạn vào giữa tháng 4.
▪ Lãi suất liên ngân hàng qua đêm duy trì đi ngang trong tuần vừa qua mức và hiện đang giao dịch tại mức 0.2% cho thấy dư địa về thanh khoản trong hệ thống vẫn dồi dào. Lãi suất tại các kỳ hạn dưới 1 tháng khác cho thấy xu hướng tăng nhẹ và đang trong khoảng 1.2%-2% trong khi kỳ hạn dài 6 tháng lại đang giảm dần và hiện đang ở mức 3.8%.
 

Thị trường ngoại hối và trái phiếu
 
Đồng USD đã bật tăng lên mức 104.3 sau khi dữ liệu cho thấy đơn đặt hàng đối với hàng hóa sản xuất lâu bền của Mỹ tăng hơn dự kiến (+1.4%) trong tháng 2, trong khi chi tiêu của doanh nghiệp cho cơ sở vật chất có dấu hiệu phục hồi do triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế trong quý đầu tiên vẫn lạc quan. Tỷ giá trong nước vẫn chưa thấy dấu hiệu hạ nhiệt và liên tục đạt mức đỉnh mới. Tỷ giá liên ngân hàng hiện đang giao dịch tại 24,783 VND/USD, tăng 1.7% kể từ đầu năm. Tỷ giá tại thị trường tự do vượt qua mức đỉnh của năm ngoái và đang giao dịch tại 25,450 VND/USD trong khi tỷ giá trung tâm duy trì ổn định quanh ngưỡng 23,998 VND/USD, tỷ giá tại hai thị trường lần lượt tăng 2.8% và 0.5% kể từ đầu năm.
 
Kinh tế vĩ mô trong nước
 
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5.6% yoy, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.9%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6.2%; khu vực dịch vụ tăng 6.1%.
• Trong T3/24, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 34 tỷ USD, tăng 14.2% svck. Xuất khẩu tăng mạnh với sự tăng trưởng vượt bậc của các mặt hàng nông nghiệp và nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo như điện thoại, máy tính, máy móc thiết bị cũng có sự bứt phá rõ rệt khi đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu giảm đáng kể so với tháng trước, theo đó chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) T3/24 ước tăng 20% so với tháng trước và tăng 4.1% svck. .
• Tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 tăng 9.2% svck. Tính chung quý 1 năm 2024, tổng mức bán lẻ tăng 8.2% svck, nếu loại từ yếu tố giá tăng tăng 5.1% svck. Tốc độ tăng trưởng của bán lẻ khá khiêm tốn sau dịp Tết Nguyên đán nhu cầu tiêu dùng của người dân quay trở lại trạng thái bình thường và không còn tập trung chủ yếu vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu
.
Vn-Index lọt Top các chỉ số có hiệu suất tốt nhất trên thế giới kể từ đầu năm
  • Chỉ số Vn-Index vừa khép lại chuỗi tăng 5 tháng liên tiếp, lọt Top các chi số có hiệu suất tốt nhất kể từ đầu năm cùng với các thị trường Nhật Bản (20.63%) và Đài Loan (12.36%) ở Châu Á, thậm chí vượt trội so với thị trường Mỹ (S&P 500: 10.16%)
  • Trong quý 1, chỉ số Vn-Index tăng 13.64%, hoàn tất quý 1 tăng mạnh nhất kể từ năm 2019. Qúy 1/2018, chỉ số này ghi nhận mức tăng 19.33%. Tính riêng trong tháng 3, chỉ số VnIndex tăng 2.5%, đây cũng là tháng tăng thứ 5 liên tiếp của chỉ số này.
  • Nhóm Vn30 với tỷ trọng cao từ nhóm cổ phiếu ngân hàng có thành tích tốt nhất thị trường, ghi nhận mức tăng 14.62%. Nhóm Midcap và Smallcap cũng có mức tăng lần lượt 12.27% và 11.21% trong quý này. Tính riêng trong tháng 3, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ (Midcap và Smallcap) có hiệu suất tốt hơn so với nhóm Bluechips khi lần lượt tăng 5.41% và 5.12%, trong khi nhóm VN30 chỉ có mức tăng 2.46%.
  • Thanh khoản toàn thị trường quý 1 đạt 23,723 tỷ đồng, tăng gấp 2.1 lần so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 3, thanh khoản đạt 29,136 tỷ đồng, cao gấp 2.8 lần so với cùng kỳ và cũng là tháng cao thứ 2 từ trước đến nay, chỉ sau tháng 3/2022 (33,450 tỷ đồng).
  • Khối ngoại bán ròng -11,550 tỷ đồng kể từ đầu năm, áp lực bán ròng tập trung ở sàn HOSE: - 13,863 tỷ đồng và HNX: -484 tỷ đồng, trong khi mua ròng ở Upcom: +2,796 tỷ đồng.
 
Giao dịch của các quỹ ETF kể từ đầu năm
  • Dòng vốn qua kênh ETF cũng bị rút ròng 303 triệu USD (tương đương -7,484 tỷ đồng).
  • Phần lớn các quỹ ETF đều bị rút ròng như: Diamond (-174.4 triệu USD), KIM KINDEX Vietnam VN30 (-33.48 triệu USD), Fubon FTSE (-21.17 triệu USD), v.v…
  • Các cổ phiếu có tỷ trọng cao trong ETF Diamond: FPT (15.55%), MWG (14.52%), PNJ (10.78%), GMD (8.97%), TCB (7.17%), ACB (7.23%), v.v…
  • Các cổ phiếu có tỷ trọng cao trong ETF Fubon: HPG (9.77%), VIC (9.14%), VHM (8.84%), VCB (8.51%), MSN (7.6%), VNM (7.64%), v.v