Báo cáo thị trường 2024: Vĩ mô và thị trường chứng khoán

                           Nguồn: VISE

 

 

Kinh tế vĩ mô 2023 và triển vọng năm 2024

GDP 2023 đạt 5.05%; GDP trong nước đang trong quá trình tăng trưởng chậm lại

Tại thời điểm cuối năm 2023, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 được các tổ chức quốc tế điều chỉnh so với dự báo trước đây nhưng hầu hết các dự báo đều thấp hơn tốc độ tăng trưởng năm 2022. Cụ thể, Liên minh châu Âu (EU)[1] dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 đạt 3,1%, điều chỉnh tăng 0,3 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 5/2023, thấp hơn mức tăng 3,3% của năm 2022.

GDP Việt Nam năm 2023 tăng 5,05% so với năm trước. Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, đóng góp 8,84%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, đóng góp 28,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,82%, đóng góp 62,29%.

Bội chi ngân sách 2023 ước khoảng 4% GDP, nợ công 39-40% GDP, nợ Chính phủ 36-37% GDP; nợ nước ngoài quốc gia 37-38% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 20-21% tổng thu ngân sách Nhà nước.

Trong năm nay kinh tế tăng trưởng dựa nhiều vào đầu tư công với việc thúc đẩy mạnh nhiều dự án lớn vào giai đoạn cuối năm. Tiếp cận tín dụng, hấp thụ vốn nền kinh tế vẫn khó khăn, khi dư nợ tín dụng thấp hơn cùng kỳ và tăng chậm. Việc xử lý ngân hàng yếu kém, cơ cấu lại các ngân hàng 0 đồng còn nhiều khó khăn. Thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp chuyển biến tích cực hơn, nhưng vẫn chưa có những giải pháp hữu hiệu để vực dậy thị trường.

Vốn đầu tư công thúc đẩy mạnh nhưng chưa đạt kế hoạch; Vốn đầu tư công tiếp tục đẩy mạnh trong năm 2024

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kết quả giải ngân kế hoạch vốn ngân sách nhà nước 10 tháng năm 2023 của cả nước đạt hơn 389 nghìn tỷ đồng, bằng 55,02% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Ước giải ngân đến hết tháng 11 đạt gần 461 nghìn tỷ đồng, bằng 65,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn 6,77% và cao hơn 122,6 nghìn tỷ về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2022.

Giải ngân đầu tư công vẫn còn chậm do nhiều nguyên nhân như các doanh nghiệp được giao mặt bằng sạch khá chậm, chủ yếu là nhỏ giọt, ngắt quãng. Điều này là nguyên nhân lớn cản trở các dự án đầu tư công từ trước đến nay. Một số vướng mắc khác bao gồm giá cả nguyên vật liệu biến động thất thường và thiếu thốn nguồn cung nguyên vật liệu.

Một trong những vấn đề quan trọng để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng đều và bền vững và việc phân bổ đầu tư công đồng đều giữa các địa phương, phân bổ vốn các dự án quan trọng, cấp thiết đáp ứng như cầu logistic đang cạnh tranh gay gắt hiện nay.

Năm 2024 nhiều dự án lớn tiếp tục được đẩy mạnh như Sân bay Long Thành, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất. Năm 2024 dự kiến có 19 dự án giao thông sẽ được khởi công bao gồm Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Chợ Mới - Bắc Kạn, Dầu Giây - Tân Phú, Cao Lãnh - Rạch Sỏi, đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận thuộc Kiên Giang và đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn qua Thái Nguyên, Tuyên Quang.

Xuất nhập khẩu: xuất siêu gần 30 tỷ USD; Thặng dư thương mại lớn nhất từ trước đến nay

Xuất nhập khẩu của cả năm 2023 chỉ đạt 683 tỷ USD, giảm 6,6% so với năm trước (năm 2022 đạt 732,5 tỷ USD). Tuy nhiên, do tốc độ giảm kim ngạch của nhập khẩu nhanh hơn xuất khẩu, nên cán cân thương mại hàng hóa năm 2023 vẫn thặng dư 28 tỷ USD, vượt xa con số 11,2 tỷ USD của năm 2022.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 355,5 tỷ USD, giảm 4,4% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,55 tỷ USD, giảm 0,3%, chiếm 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 259,95 tỷ USD, giảm 5,8%, chiếm 73,1%.

Các mặt hàng chủ lực phụ thuộc nhiều vào các thị trường lớn như Mỹ, EU - nhưng các thị trường này lại chịu tác động mạnh từ áp lực lạm phát dẫn đến thắt chặt chi tiêu, giảm tổng cầu, giảm nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng không thiết yếu.

CPI bình quân giữ ở mức bình quan theo kế hoạch; Thách thức CPI trong năm tới vẫn còn

CPI bình quân năm 2023 tăng 3,25% so với năm 2022, do một số nguyên nhân chính, như: Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 7,44% (tác động làm CPI chung tăng 0,46 điểm phần trăm) do một số địa phương tăng học phí năm học 2023-2024 theo lộ trình của Nghị định số 81/2021/NĐCP; chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,58% (tác động làm CPI chung tăng 1,24 điểm phần trăm).

Một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2023. Đó là, chỉ số giá nhóm xăng dầu trong nước năm 2023 giảm 11,02% so với năm 2022 theo biến động của giá thế giới, làm CPI chung giảm 0,4 điểm phần trăm; dầu hỏa giảm 10,02%. Chỉ số giá nhóm gas giảm 6,94% so với năm 2022, làm CPI chung giảm 0,1 điểm phần trăm. Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,81% so với năm trước do giá điện thoại di động thế hệ cũ giảm.

Trong bối cảnh thị trường hàng hóa thế giới nhiều biến động, các quốc gia trên thế giới phải nỗ lực để kiểm soát lạm phát. Mức lạm phát này sẽ tạo đà cho kiểm soát lạm phát năm 2024.

Trong năm 2024 CPI vẫn đối diện áp lực khi giá lượng thực tăng, giá cước vận tải theo giá xăng dầu và giá vật liệu xây dựng tiếp tục tăng. Việc tăng giá điện lần thứ hai của EVN vào tháng 11/2023 có thể tác động trễ sang năm 2024. Đồng thời, giá điện trong năm 2024 có thể tăng tiếp do nhu cầu tăng cao và ảnh hưởng của El Nino. Tuy nhiên do nhu cầu với nền kinh tế còn thấp nên CPI bình quân 2024 có thể dao động ở động ở mức 3,5% - 3,8%.

Tăng trưởng tín dụng và cung tiền; Tín dụng tăng trưởng thấp – lượng kiều hối chững lại

Tính đến 21/12/2023, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 11,09%. Như vậy, chỉ tính riêng trong 3 tuần đầu tháng 12, tín dụng tăng gần 2%. Với cuộc chạy nước rút giải ngân trong hai tháng cuối năm có thể kỳ vọng tín dụng tăng trưởng trên 12% hoặc đạt gần kế hoạch 13%, tuy nhiên mục tiêu này cũng khá khó khăn so sức cầu của thị trường vẫn khá yếu.

Nhu cầu tín dụng của nhóm BĐS vẫn bị tắt vì vậy nhu cầu tín dụng có thể hồi phục mạnh ở nhóm doanh nghiệp xuất khẩu trong quý 4/2023 và năm 2024. Đây là nhóm doanh nghiệp có nhu cầu vốn lưu động lớn. Sau giai đoạn cầm chừng, doanh nghiệp xuất khẩu nội địa đã phục hồi tốt kể từ tháng 10/2023. Theo đó, xuất khẩu bởi các doanh nghiệp nội địa đã tăng 15% trong khi FDI (với mặt hàng công nghệ chiếm phần lớn) chỉ tăng 3%.

Đến 30/9/2023, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với 31/12/2022, chiếm tỷ trọng 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế. Thị trường bất động sản ảm đạm là một trong những nguyên nhân chính khiến tín dụng tăng trưởng thấp. Song, các chuyên gia đánh giá những khó khăn của thị trường bất động sản có thể tiếp tục kéo dài sang nửa cuối 2024 làm cho nợ xấu gia tăng và làm gia tăng rủi ro cho ngành tài chính.

Chỉ tiêu tăng trưởng 2024 – Vẫn ưu tiên đầu tư công; Thu hút đầu tư cần có sự lựa chọn và ưu tiên bảo vệ môi trường

Rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Chiến tranh chưa có dấu hiệu kết thúc mà mầm móng lan rộng thêm là yếu tố bất ổn đáng lo ngại nhất trong năm mới.

Tăng trưởng kinh tế cả năm của Việt Nam tuy ở mức khá so với các nước trong khu vực nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra là 6,5%, điều này cũng gây ảnh hưởng đến lộ trình phát triển đặt ra đến năm 2025 và 2030. Các năm sau nhiệm vụ phát triển kinh tế sẽ càng nặng nề và thách thức hơn.

Hoạt động đầu tư công tiếp tục được ưu tiên để thúc đẩy kinh tế. Năm 2023 đã đưa vào khai thác 9 dự án cao tốc với gần 500km, nâng tổng số chiều dài đường cao tốc đưa vào vận hành trên cả nước khoảng 1.900km. Năm 2024, Bộ GTVT sẽ khởi công 14 dự án giao thông. Trong đó, có 3 cao tốc do Bộ GTVT làm chủ đầu tư.

Một trong những ngành mũi nhọn sẽ được chú trọng đầu tư từ những năm sau là lĩnh vực logistic trong đó trải rộng từ đầu tư cơ sở hạ tầng, cảng biển, hàng không. Mức độ cạnh tranh cao buộc các doanh nghiệp phải tối ưu hóa logistic và sự thành bại kinh doanh sẽ phụ thuộc rất lớn vào doanh nghiệp nào có khả năng tận dụng tối đa hoạt động logistic hay không. Các tập đoạn lớn VN cũng đang đầu tư hệ thống logistic và cảng biển riêng như Hòa Phát, Thaco để tận dụng tối đa chi phí. Một số tập đoàn kinh tế lớn đang đẩy mạnh đầu tư vào hoạt động cảng biển và logistic.

Nhiều ngành nông nghiệp chủ lực Việt Nam như gạo, dệt may, thủy sản, café, hạt điều, rau quả, đang gặp sức ép cạnh tranh lớn và đang có nguy cơ mất thị phần đòi hỏi sự hỗ trợ từ chinh phủ. Nhiều mặt hàng như cafe, gạo có lượng xuất khẩu tăng hơn năm trước nhưng một số ngành khác như thủy sản, dệt may vẫn khó khăn. Diện tích nông nghiệp bị thu hẹp buộc VN sẽ thay đổi dần việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp và cần nhiều cơ chế hỗ trợ để đủ sức cạnh tranh với các nước.

Chỉ tiêu tăng trưởng 2024 – Nhiều mục tiêu lớn đang chờ đợi; Nhiều hy vọng kinh tế hồi phục tốt hơn

IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 khoảng 2.9%, giảm nhẹ so với năm 2023. Chủ nghĩa bảo hộ tiếp tục dự báo vẫn diễn ra mạnh ở nhiều quốc gia. Năm 2024 cũng là năm diễn ra sự kiện bầu cử tổng thống Mỹ và dự báo sẽ có nhiều thay đổi bất ngờ trong chính sách ngoại giao và giao thương giữa Mỹ và quốc tế. Điểm lo ngại là cuộc xung đột lan rộng ở Trung Đông có thể nhấn chìm những kỳ vọng kinh tế toàn cầu hiện nay, đặc biệt đối với các nền kinh tế châu Âu, nơi đang hứng chịu những cú sốc rất rõ ràng thông qua giá năng lượng và lương thực tăng cao. Kinh tế Việt Nam dự báo vẫn trong giai đoạn kích thích kinh tế tăng trưởng và có thể kỳ vọng GDP tăng ở mức 6% - 6.5%. Thị trường chứng khoán có nhiều cơ hội hơn so với năm trước và vượt lên vùng giá cao hơn.

Thị tr ường chứng khoán

Kết quả doanh nghiệp 2023; Một năm kinh doanh khó khăn của nhiều ngành

Lợi nhuận các doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm không có sự bức phá mạnh so với các năm trước đó. Đặc biệt nhóm ngành ngân hàng có sự tăng trưởng lợi nhuận chỉ 5% do nhiều ngân hàng tập trung dự phòng tín dụng và xử lý nợ xấu. Một số nhóm ngành hồi phục khá như nhóm ngành dầu khí, thép, chứng khoán. Cổ phiếu bất động sản cũng đang dần hồi phục từ đáy thấp nhưng tình hình kinh doanh dự báo vẫn còn khó khăn trong năm 2024. Điểm nhấn đáng chú ý nhất là nhóm ngành chứng khoán đã hồi phục khá và nhu cầu tăng vốn vẫn rất cao ở nhiều công ty để đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường trong các năm sắp tới. Các nhóm ngành tâm điểm đầu tư cho năm 2024 tập trung ở nhóm ngân hàng, chứng khoán, thép, đầu tư công, công nghệ.

Vnindex tăng điểm không như kỳ vọng; Chỉ số đang tích lũy giai đoạn cuối năm

Bức phá mạnh trong giai đoạn đại dịch Covid, sau đó rơi mạnh trong năm 2022 và trở lại vùng giá vào giai đoạn trước dịch ở nền quanh 1000 điểm. Năm 2023 thị trường có đoạn bức phá mạnh từ thàng 5 – 8 nhưng sau đó cũng trôi đi tất cả thành quả. Thanh khoản chung của thị trường năm 2023 không đạt ở mức quá cao nhưng cũng đã tăng đáng kể từ 20% - 30% so với 2022. Trung bình mỗi phiên giao dịch đạt khoảng 15 ngàn tỷ. Đây là tiền đề cho thị trường giao dịch sôi động hơn trong năm 2024. Với nền quanh vùng 1100, thị trường vẫn trên vùng tích lũy trung hạn và kỳ vọng sẽ có nhiều bức phá lên nền cao hơn từ 1200 – 1300 trong năm 2024. Các nhóm ngành ngân hàng, bất động sản đi từ nền thấp trong năm 2023 kỳ vọng sẽ có sự bức phá tốt hơn trong năm 2024. Dù khó kỳ vọng ngành bất động sản phục hồi hoàn toàn nhưng một số doanh nghiệp đã cơ cấu lại nợ và trái phiếu có thể hoạt động ổn định hơn đã là một điểm tích cực với ngành về dài hạn.

Mua bán của nhà đầu tư nước ngoài trong năm; Hầu như bán ròng trong năm và đạt kỷ lục vào tháng 12

Khối ngoại có chuỗi bán ròng mạnh nhất trong năm 2023 với tổng giá trị đến 11,563 tỷ đồng, trong đó riêng tháng 12 khối ngoại đã bán ròng đến gần 9 ngàn tỷ - một con số kỷ lục.

Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: MWG, VHC, CMG, BMP, NVL, BCM, NKG, DGC, FTS, PC1. Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là các mã: VHM, VNM, HPG, FUEVFVND, STB, VPB, VCB, MSN, SHB.

Nhóm tự doanh các công ty chứng khoán vào tháng cuối năm cũng bán ròng nhiều hơn mua nhưng vẫn có một số phiên tham gia thị trường khá mạnh. Xu hướng mua bán của tự doanh cũng khá khác biệt với nhà đầu tư nước ngoài và đa dạng danh mục hơn. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Dịch vụ tài chính, Thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh gồm nhiều cổ phiếu ngân hàng như VIB, ACB, LPB và các cổ phiếu chủ lực của các nhóm ngành thép, dầu khí, BĐS như DIG, POW, PLX, KDH, GMD, HSG, PNJ, VND.

Hoạt động chung của khối ngoại và tự doanh có xu hướng gia tăng dần vào các phiên gần cuối năm cho thấy sự kỳ vọng thị trường sẽ chuyển trạng thái tốt hơn sang đầu năm mới.

Chứng khoán cuối năm đang ở thế tích lũy; Định giá nhóm cổ phiếu ngân hàng đang hấp dẫn

Chỉ số Vnindex sau khi đạt đỉnh 1230 vào đầu tháng tháng 9 đã điều chỉnh đáng kể về quanh vùng 1000 trong tháng 10. Pe thị trường so với giai đoạn đỉnh cao năm 2021 đã có sự điều chỉnh vừa phải nhưng vẫn ở nền khá cao do kết quả kinh doanh năm nay của nhiều doanh nghiệp không như kỳ vọng. Mức PE chung thị trường quanh 14 là mức trung bình trong các năm qua

Nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn có định giá PE, P/bv có phần hấp dẫn hơn so với các nhóm cổ phiếu các ngành khác và đây là động lực thu hút dòng tiền đầu tư trong năm 2024. Các nhóm ngành khác như chứng khoán, BĐS hiện có PE khá cao do giá cổ phiếu đã tăng nhiều hoặc kết quả kinh doanh trong năm ở mức thấp.

Vnindex có cơ hội vượt đỉnh cũ và tiệm cận mốc 1100; Động lực chính là nhóm cổ phiếu ngân hàng & nhiều CP lớn sắp niêm yết

Chỉ số Vnindex hầu như đang đi ngang tích lũy trong năm 2023 và phản ánh khá chân thật bức tranh chung của các doanh nghiệp niêm yết. Theo dự phóng kết quả kinh doanh năm 2023, lợi nhuận các doanh nghiệp tăng trưởng khoảng 5%- khá khiêm tốn so với các năm trước. Nhóm ngành bất động sản và ngân hàng có độ lớn của ngành và số doanh nghiệp đông đảo nhưng lợi nhuận chung vẫn chưa có sự bức phá so với năm trước đặc biệt là nhóm BĐS tình hình còn khó khan qua năm 2024. ▪ Năm 2024 một số ngành dự báo hồi phục như xây dựng, thép nhờ hoạt động đầu tư công tăng trưởng trở lại. Dĩ nhiên mỗi doanh nghiệp có câu chuyện riêng liên quan đến vấn đề sở hữu, nợ vay hay thị phần nhưng bức tranh với ngành xây dựng và thép sẽ sáng hơn. Trong khi đó ngành BĐS sẽ tiếp tục phân hóa và những doanh nghiệp đã cơ cấu mạnh nợ trái phiếu và có quỹ đất sạch sẽ có nhiều ưu thế hơn.

Nhóm ngân hàng và chứng khoán vẫn đóng vai trò dẫn nhịp chính thị trường nhưng khả năng tạo đột biến lợi nhuận sẽ không quá lớn tuy nhiên đây vẫn là ngành đầu tư khá an toàn nhất bên cạnh nhóm ngành logistic, công nghệ như GMD, FPT.

Chúng tôi ưu tiên trọng tâm đầu tư trong năm 2024 vào các nhóm ngành ngân hàng, chứng khoán, thép, công nghệ, logistic. Một số nhóm ngành khác cũng đáng quan tâm như BĐS khu công nghiệp hay bán lẻ, thủy sản, đầu tư công.

Dự phóng thị trường 2024