Bưu chính Viettel (VTP): Bắt đầu chuyển dịch sang mảng logistics

Nguồn: SSI

Bắt đầu chuyển dịch sang mảng logistics

 

VTP

 

Trong năm 2018-2020, VTP thuộc nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình có mức tăng trưởng cao được các nhà đầu tư ưa thích, với mức tăng trưởng lợi nhuận dao động trong khoảng 40- 50%/năm nhờ tận dụng tăng trưởng thương mại điện tử (e-commerce) ở Việt Nam. Sau thời gian bùng phát dịch Covid-19 đã thúc đẩy thị trường e-commerce tăng trưởng đáng kể, thị trường chuyển phát nhanh sau giai đoạn 2020-2021 đã được hoàn thiện dần. Do đó, thị trường đang bước vào một thời kỳ mới là điều dễ hiểu, với nhiều sự cạnh tranh hơn và với kỳ vọng cao hơn về cơ sở hạ tầng tốt hơn và nhu cầu của khách hàng về chất lượng dịch vụ cũng cao hơn. Trong bối cảnh đó, VTP cần thêm thời gian để chuẩn bị chiến lược tăng trưởng mới, với trọng tâm ban đầu là đầu tư cơ sở hạ tầng trước khi có thể gặt hái được thành quả xứng đáng và đạt mức tăng trưởng cao trở lại.

Tại mức giá hiện tại, VTP đang giao dịch với hệ số P/E dự phóng cho năm 2022 và 2023 lần lượt là 20x và 17x, so với mức trung bình của các công ty cùng ngành trong khu vực là 24x. Chúng tôi duy trì P/E mục tiêu là 20x, nhưng điều chỉnh giảm ước tính đối với VTP. Do đó, chúng tôi điều chỉnh giá mục tiêu 1 năm của VTP xuống 74.000 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 12,8%), và đưa ra khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu.

Trong ngắn hạn, chúng tôi nhận thấy một số động lực tăng trưởng lợi nhuận trong nửa cuối năm 2022, vì năm trước là giai đoạn có nền lợi nhuận tương đối thấp của VTP.

Rủi ro giảm đối với khuyến nghị chúng tôi bao gồm tăng trưởng ngành e-commerce thấp hơn dự kiến và thị phần của VTP tiếp tục suy giảm. Trái lại, lợi thế có thể đến từ việc hợp nhất ngành sớm hơn dự kiến, giúp giá phục hồi và mở rộng biên lợi nhuận trên diện rộng.