BVSC: ACB công bố KQKD Quý 2/2021 lạc quan, sát với ước tính

LNTT Quý 2/2021 tăng mạnh 71,5% YoY đạt 3.248,4 tỷ, sát với ước tính gần đây của BVSC là 3.279 tỷ (+72,4% YoY). Các động lực chính: (1) NII tốt nhờ tăng trưởng tín dụng và NIM tăng; (2) NoII mạnh mẽ nhờ mảng kinh doanh banca, thẻ tín dụng và ngoại hối tăng trưởng tốt; và (3) Hệ số CIR thấp nhờ hoàn nhập dự phòng, bù đắp nhiều hơn việc quyết liệt trích lập dự phòng.

Lũy kế LNTT 6T/2021 của ACB đạt 6.352,8 tỷ (+66,3% YoY).

 

 

NII tăng tốt nhờ tăng trưởng tín dụng, CASA tăng và LDR tối ưu hóa

Tăng trưởng cho vay khách hàng Quý 2/2021 của ACB là 9,4% YTD đạt 336,7 nghìn tỷ (so với hạn mức tín dụng 9,5% ban đầu và 5,5% của toàn ngành), với các khoản cho vay cá nhân và DNVVN vẫn là trụ cột, chiếm 93% tổng dư nợ.

Tiền gửi của khách hàng Quý 2/2021 tăng nhẹ lên 359,9 tỷ (+1,8% YTD; thấp hơn mức 3,1% của toàn ngành), trong đó CASA vẫn là điểm nhấn chính, đạt mức cao kỷ lục mới 22,9% so với 22,1% trong Quý 1/2021 và 21,6% Quý 4/2020. Tỷ lệ LDR tăng lên 82,4% trong Quý 2/2021 so với 79,3% trong Quý 4/2020, phần nào hỗ trợ mở rộng NIM.

NoII mạnh mẽ nhờ mảng banca tốt; phí dịch vụ tốt

Thu nhập ngoài lãi Quý 2/2021 tăng 24,9% YoY đạt 1.236,8 tỷ, trong đó, thu nhập phí dịch vụ tăng mạnh 107,7% YoY từ nền so sánh thấp Quý 2/2020 khi ACB áp dụng các chính sách hỗ trợ khách hàng do bùng phát dịch COVID-19.

Đáng chú ý, ACB duy trì vị thế ngân hàng bán banca trong top 3 tốt nhất thị trường. Theo Ban lãnh đạo, tổng thu nhập banca trong nửa đầu năm tăng trưởng mạnh mẽ 60% YoY đạt 528 tỷ. Bên cạnh đó, ACB cũng ghi nhận 283 tỷ phí upfront fee từ thương vụ banca độc quyền với Sunlife Việt Nam.

Doanh thu mảng thẻ tăng trưởng vững chắc 33% đạt 224 tỷ; ACB hiện có 183 nghìn thẻ tín dụng so với tệp 3,4 triệu khách hàng, cho thấy dư địa lớn cho tiềm năng thâm nhập sâu hơn trong thời gian tới. 

Chất lượng tài sản tốt; Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên mức cao kỷ lục mới

NPL Quý 2 kiểm soát tốt, giảm xuống 0,69% (-23 bps QoQ; +1 bps YoY). Nợ Nhóm 2 giảm xuống 0,26% (-6 bps QoQ; -9 bps YoY), mà BVSC tin rằng thuộc nhóm thấp nhất ngành. Nhờ trích lập dự phòng quyết liệt, chi phí dự phòng Quý 2/2021 tăng mạnh 215,4% YoY lên 1.386,2 tỷ. Ban lãnh đạo cho biết ACB đã quyết liệt trích lập đầy đủ 1.417 tỷ cho 8.195 tỷ cho vay tái cơ cấu trong Quý 2/2021 so với yêu cầu phân bổ 3 năm theo Thông tư 03. BVSC kỳ vọng điều này sẽ giảm bớt áp lực trích lập dự phòng cho ACB trong thời gian tới và do đó, là cơ sở để tiếp tục tin vào triển vọng tăng trưởng bền vững trong dài hạn của ACB.

Tổng dư nợ cho vay các khách hàng có khoản vay được tái cơ cấu giảm 9,2% YTD xuống 8.195 tỷ. Tuy nhiên, theo chia sẻ tại ĐHCĐ, Ban lãnh đạo cho biết chỉ khoảng 1 nghìn tỷ (0,3% dư nợ) được tái cơ cấu, giảm từ mức 1,6 nghìn tỷ cuối năm 2020.

LLRC cuối Quý 2/2021 đã tăng mạnh lên 207,7% so với 160,3% cuối năm 2020

Triển vọng KQKD năm 2021-22: Duy trì đà tăng trưởng hai chữ số bền vững

LNTT 6 tháng đầu năm 2021 của ACB đạt 50,6% dự báo LNTT cả năm 2021. Tuy nhiên, do việc tái bùng phát COVID-19 gần đây, cho năm 2021, BVSC thận trọng giữ nguyên dự báo LNTT cho ACB là 12.548 tỷ (+30,8% YoY). Theo dự báo này, tăng trưởng LNTT nửa cuối năm sẽ dịu lại ở mức một chữ số từ nền so sánh cao trong Quý 3-4/ 2020.

Cho năm 2022: BVSC nâng dự phóng LNTT của ACB thêm 4,1% lên mức 15.383,8 tỷ (+22,4% YoY), chủ yếu do điều chỉnh: (1) Điều chỉnh giảm chi phí hoạt động, do Ngân hàng kế hoạch không tuyển nhân viên mới và gia tăng tác động tích cực từ số hóa, và (2) Giảm dự báo chi phí dự phòng, nhờ ACB đã tích cực trích lập đầy đủ dự phòng cho các khoản nợ tái cơ cấu. Việc kiểm soát dịch sớm cải thiện khả năng trả nợ đối với các khá

KHUYẾN NGHỊ:  OUTPERFORM

Giá mục tiêu: 41.941