Nguồn: TCSC
Cập nhật kết quả kinh doanh quý III.2024
Tín dụng tăng trưởng chững lại trong q3/2024 khi ngân hàng tập trung tái cơ cấu danh mục nợ. ACB đặt mục tiêu tăng trưởng 18% cho cả năm 2024
Q3/2024, tăng trưởng tín dụng ACB chỉ đạt khoảng 13% (YTD) so với mức 12% của quý 2. Cơ cấu danh mục cho vay không có nhiều thay đổi so với quý trước.
Danh mục cho vay vẫn chú trọng sự an toàn, không cho vay nhiều các chủ đầu tư BĐS (chỉ chiếm khoảng 4% dư nợ)
Theo chia sẻ của ACB, tín dụng Qúy 3 tăng trưởng chậm lại bởi vì ngân hàng đã tăng trưởng rất nhanh trong quý 2 nhầm nhận được thêm room tín dụng (tổng room hiện tại 18.6%) vì thế nên giành quý 3 để tái cơ cấu các khoản nợ, kiểm soát nợ xấu. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm sẽ vào khoảng 18%
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tăng lên 20% từ mức 17% của quý trước, cho thấy ACB đã cho vay dài hạn nhiều hơn, góp phần tối ưu YEA
Tuy nhiên, huy động tiền gửi từ khách hàng đang chậm lại cùng với LDR tăng cao có thể gây áp lực lên NIM cho ngân hàng
Trong Qúy 3, huy động tiền gửi từ khách hàng chỉ tăng thêm được 1 nghìn tỷ, phần lớn huy động tăng nhờ vào việc ACB phát hành chứng chỉ tiền gửi, với số dư tăng hơn 20 nghìn tỷ
Tỷ lệ LDR tiếp tục tăng lên 82.4% dù cho tín dụng chỉ tăng rất nhẹ. Nếu ACB muốn đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 18% cho cả năm, việc tăng cường huy động thêm là điều cần thiết để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định.
Tuy nhiên, với tình hình dòng tiền bị rút khỏi Việt Nam như vừa qua và chưa quay lại, việc cạnh tranh huy động có thể gây áp lực lên NIM của ngân hàng khi lãi suất huy động phải tăng lên để hấp dẫn khách hàng
Kết hợp với xu hướng chung: nhu cầu tín dụng yếu, ACB kỳ vọng NIM Q4 sẽ tiếp tục giảm
YEA của ACB tiếp tục đi ngang trong Qúy 3 trong bối cảnh nhu cầu tín dụng ngành vẫn kém và cạnh tranh lãi suất diễn ra gay gắt.
Tuy nhiên, vì đợt tỷ giá căng thẳng diễn ra giai đoạn giữa năm, các ngân hàng đã phải tăng lãi suất huy động, vì thế nên COF của ACB tăng nhẹ, khiến cho NIM Q3 suy giảm.
ACB dự kiến khó để nâng lãi suất cho vay dịp cuối năm, và có thể phải tiếp tục nâng lãi suất huy động trong thời gian tới để cạnh tranh huy động, ngân hàng kỳ vọng NIM sẽ tiếp tục giảm trong quý 4
Nợ xấu tạo đỉnh, áp lực trích lập dự phòng trong các quý sau sẽ thấp
Nợ xấu của ACB đã đạt đỉnh trong Q3 khi gần như không tăng thêm, hiện NPL đang ở mức 1.49%. Ngân hàng kỳ vọng nợ xấu sẽ giảm trong thời gian tới khi thị trường BĐS hồi phục tốt hơn, giúp nợ xấu cả năm < 1.5%
Do kỳ vọng nợ xấu sẽ giảm, ACB không trích lập quá nhiều trong Q3/2024, ngân hàng cũng cho biết áp lực trích lập dự phòng về cuối năm sẽ không cao. Tỷ lệ bao nợ xấu hiện đang ở mức 80% và có hồi phục nhẹ từ quý 2
Thu nhập phí dịch vụ tiếp tục ổn định, chi phí hoạt động tăng nhẹ khi acb tăng cường các hoạt động ESG
Thu nhập dịch vụ ACB giảm nhẹ trong Q3 do sự sụt giảm nhẹ ở các mảng. Mảng bancassurance vẫn duy trì ổn định và đóng góp 300 tỷ thu nhập cho ngân hàng. ACB cho biết không có áp lực tài chính với đối tác Sunlife mặc dù thị trường banca có ảm đảm, tuy nhiên ngân hàng sẽ phải tìm ra chiến lược mới cho mảng này do các quy định siết chặt của NHNN
Về các thu nhập phí khác, ACB có sự sụt giảm mạnh so với cùng kỳ do không bán trái phiếu đầu tư như năm ngoái
Chi phí hoạt động có gia tăng trong Q3/2024, chủ yếu từ chi phí nhân viên & các hoạt động hành chính khi ACB tăng cường tài trợ cho các sự kiện ESG, CIR quay về mức 36%