Cập nhật dòng vốn quỹ ETF
Các quỹ ETF lớn thu hút vốn ròng và mua ròng trong tháng 10/2023 với quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF thu hút vốn mạnh nhất. Việt Nam cũng thu hút vốn ròng nhẹ, trong khi các quốc gia khác trong khu vực ASEAN bị rút vốn trong tháng 10/2023.
Các quỹ ETF thu hút vốn trở lại nhưng chủ yếu tập trung vào quỹ Fubon ETF
Trong tháng 10/2023, khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh với tổng giá trị trên sàn HSX là 2.724 tỷ đồng, giảm 39% so với tháng trước (so với bán ròng 4.466 tỷ đồng trong tháng 9/2023), tháng bán ròng thứ 7 liên tiếp của khối ngoại trên thị trường Việt Nam sau khi mua ròng khoảng 2.760 tỷ đồng trong tháng 3/2023. Giá trị bán ròng của khối ngoại giảm mạnh trong tháng 10/2023 một phần nhờ quỹ Fubon ETF mua ròng.
Theo Bloomberg, trong tháng 10/2023, các quỹ ETF tại Việt Nam thu hút vốn ròng mạnh nhất (2 triệu USD) trong khi các quốc gia khác trong khu vực bị rút vốn với Indonesia (bị rút vốn 34 triệu USD), Thái Lan (bị rút ròng 2 triệu USD), Malaysia (bị rút ròng 1 triệu USD), Singapore (bị rút ròng 1 triệu USD) và Philippines không thu hút được vốn trong tháng 10/2023.
Các quỹ ETF lớn thu hút vốn ròng tổng cộng khoảng 13,4 triệu USD (tổng giá trị thu hút ròng thực tế khoảng 7,13 triệu USD do cổ phiếu Việt Nam trong giỏ chỉ số iShare ETF chỉ chiếm 32% tỷ trọng danh mục). Quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF (tổng giá trị tài sản quản lý 716,5 triệu USD) thu hút vốn ròng mạnh 51,5 triệu USD (so với rút vốn 23,9 triệu USD trong tháng 9/2023)
Quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF mua ròng khi thị trường giảm mạnh 10% trong tháng 10/2023 với giá trị lớn thứ 2 kể từ đầu năm. Đợt thu hút vốn mạnh nhất kể từ đầu năm diễn ra vào tháng 3/2023 (63,9 triệu USD).
Quỹ iShares MSCI Frontier and Select EM ETF cũng thu hút vốn trong tháng trước khoảng 9,15 triệu USD. Tuy nhiên, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong giỏ chỉ số quỹ iShares ETF chỉ khoảng 32% nên giá trị mua ròng thực tế của quỹ này trên thị trường Việt Nam chỉ khoảng 2,9 triệu USD (70,3 tỷ đồng).
Mặt khác, hầu hết các quỹ ETF nội bị rút vốn trong tháng, trong đó quỹ DCVFMVN Diamond ETF bị rút vốn mạnh nhất khoảng 27 triệu USD, tiếp theo là quỹ DCVFM VN30 ETF fund (bị rút 10,08 triệu USD) và SSIAM VNFIN Lead ETF (bị rút 7,5 triệu USD)
Quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF cũng thu hút vốn trong tuần cuối tháng 10/2023 với tổng giá trị 7,74 triệu USD. Quỹ ETF gần như không thu hút vốn hoặc có giao dịch không đáng kể trên thị trường Việt Nam kể từ tháng 8/2023. Các quỹ ETF khác như FTSE Vietnam ETF thu hút vốn ròng nhẹ (5,52 triệu USD) trong khi quỹ Premia MSCI Vietnam ETF không thu hút được vốn trong tháng.
Trong 10 tháng đầu năm 2023, các quỹ ETF đã bị rút ròng tổng cộng 7 triệu USD. Trong đó, quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF thu hút vốn ròng mạnh nhất ở mức 87,9 triệu USD, tiếp theo là quỹ FTSE Vietnam ETF thu hút ròng 59,3 triệu USD, Fubon FTSE Vietnam ETF thu hút 40,4 triệu USD, trong khi các quỹ ETF khác bị rút vốn ròng với quỹ DCVFMVN Diamond ETF bị rút vốn ròng mạnh nhất (104,5 triệu USD), tiếp theo là quỹ DCVFM VN30 ETF (bị rút 53,4 triệu USD), SSIAM VNFIN Lead ETF (bị rút 24,6 triệu USD), iShares MSCI Frontier and Select EM ETF (bị rút 12,3 triệu USD).
Kể từ đầu năm, chỉ số VN Index tăng 6,8%. Diễn biến giá chứng chỉ quỹ của quỹ SSIAM VNFIN Lead ETF tốt nhất, tăng 22,5% so với đầu năm, tiếp theo là quỹ KIM Growth VNFIN Select ETF tăng 16,6%, DCVFMVN Diamond ETF tăng 7,5%. Các quỹ ETF sử dụng chỉ số VN30 làm cơ sở cũng ghi nhận diễn biến tích cực. Trên thực tế, quỹ DCVFM VN30 ETF, KIM Growth VN30 ETF, Mirae Asset VN30 ETF và SSIAM VN30 ETF lần lượt tăng 7,7%, 6,0%, 7,9%, và 7,0% so với đầu năm.
Trong khi đó, các quỹ ETF khác như ETFs Fubon FTSE Vietnam ETF, VanEck Vectors Vietnam ETF, FTSE Vietnam ETF, Premia MSCI Vietnam ETF và iShares MSCI Frontier and Select EM ETF có hiệu suất lần lượt 1,9%, -0,1%, -7,0%, -7,2% and - 2,1% so với đầu năm.