Cập nhật Kinh tế vĩ mô: Ngân hàng trung ương Trung Quốc hạ lãi suất cho vay nhằm thúc đẩy tăng trưởng

Nguồn: HSC

Ngân hàng trung ương Trung Quốc hạ lãi suất cho vay nhằm thúc đẩy tăng trưởng

 

Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (People's Bank of China - PBOC) là gì? Đặc  điểm

 

Tóm tắt

  • Những thông tin chính trong tuần này bao gồm chỉ số PMI sợ bộ tháng 8/2023 tại Mỹ và khu vực Eurozone, cùng với quyết định chính sách của ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC).
  • Sau khi hạ lãi suất MLF kỳ hạn 1 năm trong tuần trước, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ hạ 15 điểm cơ bản lãi suất cho vay cơ bản để thúc đẩy tăng trưởng do xu hướng lạm phát giảm ổn định.
  • Tại Việt Nam, Tỷ giá USD/VND giao ngay (niêm yết tại VCB) tăng trong tuần thứ 5 liên tiếp lên lên 23.785 (tăng 0,253%). Lưu ý, tỷ giá USD/VND sụt giảm sau khi chạm đỉnh trong tuần trước, từ đó cho thấy mối tương quan cùng chiều của VND so với RMB sau quyết định hạ lãi suất tham chiếu của Trung Quốc nhằm ngăn chặn đồng RMB tiếp tục mất giá.

Các số liệu kinh tế vĩ mô chính công bố trong tuần

Những thông tin chính trong tuần này bao gồm: chỉ số PMI sơ bộ tháng 8/2023 tại Mỹ và khu vực Eurozone và quyết định chính sách tiền tệ của Việt Nam.

Nhìn chung, chỉ số PMI được kỳ vọng sẽ cho thấy hoạt động sản xuất tại khu vực Eurozone và Mỹ giảm chậm lại một chút, trong khi sản lượng ngành dịch vụ tại khu vực Eurozone nhiều khả năng sẽ tăng chậm lại.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc được kỳ vọng sẽ hạ 15 điểm cơ bản lãi suất chính sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh những thách thức gia tăng khi lạm phát giảm dần.

Tỷ giá USD/VND giao ngay (niêm yết tại VCB) tăng trong tuần thứ 5 liên tiếp lên lên 23.785 (tăng 0,253%). Lưu ý, tỷ giá USD/VND sụt giảm sau khi chạm đỉnh trong tuần trước, từ đó cho thấy mối tương quan cùng chiều so với đồng RMB sau quyết định hạ lãi suất tham chiếu của Trung Quốc. Quyết định này được thực hiện nhằm giảm thiểu rủi ro đồng RMB tiếp tục mất giá.

Trong khi đó, chỉ số VN Index giảm 4,4% (so với tăng 0,5% trong tuần trước đó), đóng cửa tại 1.177,99, kết thúc 6 tuần tăng điểm liên tiếp.

1. Mỹ

  • Chỉ số PMI sơ bộ tháng 8

Thị trường kỳ vọng chỉ số PMI sản xuất và dịch vụ tháng 8/2023 sẽ lần lượt là 49,4 và 52,3.

Trong tháng trước, chỉ số PMI sản xuất tăng lên 49, mức giảm chậm nhất của lĩnh vực sản xuất trong vòng 3 tháng. Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm do nhu cầu trong nước và quốc tế vẫn yếu. Về mặt tích cực, mặc dù khối lượng công việc tồn đọng giảm mạnh do số lượng đơn hàng mới giảm, các doanh nghiệp vẫn đẩy nhanh tốc độ tuyển dụng trong bối cảnh niềm tin gia tăng đối với triển vọng sản lượng.

Trong khi đó, chỉ số PMI dịch vụ giảm xuống 52,3 trong tháng 7/2023, mức tăng chậm nhất trong 5 tháng do nhu cầu suy yếu. Hoạt động kinh doanh và số lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm lại do lãi suất cho vay tăng cao gây áp lực lên nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu tăng nhanh hơn, hỗ trợ tổng doanh thu mới gia tăng bền vững. Ngoài ra, kỳ vọng của các doanh nghiệp dịch vụ đối với sản lượng trong phần còn lại của năm 2023 trở nên kém lạc quan nhất kể từ đầu năm.

2. Khu vực Eurozone

  • Chỉ số PMI sơ bộ tháng 8/2023

Thị trường kỳ vọng chỉ số PMI sản xuất và dịch vụ tháng 8/2023 sẽ lần lượt là 42,8 và 50,5.

Trong tháng trước, chỉ số PMI sản xuất giảm xuống 42,7, mức thấp nhất trong 3 năm, cho thấy một năm sụt giảm liên tại của lĩnh vực sản xuất tại khu vực Eurozone do tác động của việc ECB tiếp tục tăng chi phí lãi vay. Sản xuất giảm đáng kể trong kỳ, chủ yếu do số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh nhất kể từ năm 2009 (không bao gồm tháng đầu tiên trong giai đoạn đại dịch).

Trong khi đó, chỉ số PMI dịch vụ giảm xuống 50,9, sát với mức sụt giảm và là mức thấp nhất trong vòng 6 tháng. Khối lượng việc làm mới giảm trở lại, cho thấy lần giảm đầu tiên của nhu cầu đối với các dịch vụ trong khu vực Eurozone kể từ cuối năm 2022. Số lượng đơn đặt hàng mới từ các thị trường xuất khẩu cũng tiếp tục sụt giảm. Thời gian tới, kỳ vọng về hoạt động kinh doanh vẫn tích cực, mặc dù mức độ lạc quan đã giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng.

3. Trung Quốc

  • Lãi suất chính sách

Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) được dự báo sẽ hạ 15 điểm cơ bản lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 1 năm và 5 năm lần lượt xuống 3,4% và 4,05%.

Trong tuần trước, Ngân hàng trung ương Trung Quốc bất ngờ hạ 15 điểm cơ bản lãi suất cho vay MLF kỳ hạn 1 năm xuống 2,50% nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang gặp rủi ro khi cuộc khủng hoảng thị trường BĐS ngày càng sâu rộng và nhu cầu tiêu dùng yếu. Nền kinh tế Trung Quốc cũng phải đối mặt với xu hướng giảm phát, với CPI giảm 0,3% so với cùng kỳ trong tháng 7/2023 – lần giảm đầu tiên kể từ tháng 2/2021.

4. Việt Nam

Tỷ giá USD/VND giao ngay (niêm yết tại VCB) tăng trong tuần thứ 5 liên tiếp lên lên 23.785 (tăng 0,253%). Trong khi đó, chỉ số VN Index giảm 4,4% (so với tăng 0,5% trong tuần trước đó), đóng cửa tại 1.177,99, kết thúc 6 tuần tăng điểm liên tiếp.